Giảm vết bầm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng đều đã từng một lần gặp phải vết bầm trên da trong đời. Vết bầm thường xuất hiện sau khi bị va hoặc đụng mạnh khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ hoặc đứt. Nếu không bị rách da thì máu sẽ đọng lại dưới da, tạo ra vết bầm. Vết bầm có kích thước và màu sắc khác nhau nhưng thường khas khó coi và hơi mềm khi chạm vào. Tuy nhiên, có rất nhiều cách ddeer giúp bạn tránh và làm tan vết bầm.

Các bước[sửa]

Làm tan vết bầm[sửa]

  1. Dùng miếng chườm lạnh để giảm sưng. Đắp miếng chườm lạnh ngay sau khi bị tai nạn. Việc này sẽ giúp giảm sưng, hạn chế sự biến màu và giảm đau. Màu sẫm của vết bầm là do máu chảy ra khi mạch máu bị vỡ. Đắp miếng chườm lạnh sẽ làm mạch máu co lại và giảm lượng máu chảy ra, dẫn đến hạn chế việc vùng da bị biến màu.[1]
    • Để có miếng chườm lạnh, dùng một gói đá, gói vài viên đá hoặc gói rau củ đông lạnh trong khăn sạch. Đừng chườm lạnh trực tiếp lên da mà bạn nên gói trong khăn để da không bị tổn thương. Giữ miếng chườm lạnh trên vùng da bị bầm trong 10 phút, sau đó để da nghỉ trong 20 phút trước khi chườm một lần nữa. Chườm lạnh nhiều lần trong ngày, với tổng thời gian 60 phút.[2]
  2. Nghỉ ngơi và giơ cao bộ phận có vùng da bị bầm. Ngay sau khi bị thương, hãy ngồi xuống và giơ bộ phận bị bầm sao cho cao hơn vị trí của tim. Giơ cao bộ phận bị thương sẽ giảm lượng máu chảy đến vết bầm, hạn chế sự biến màu.
    • Nếu vết bầm nằm ở chân, hãy gác chân lên lưng ghế hoặc gác lên một chồng gối. Nếu vết bầm ở cánh tay, để tay lên tay vịn hoặc lưng ghế sofa.[2]
  3. Dùng cây kim sa. Cây kim sa thuộc họ nhà hướng dương, tinh chất của nó được dùng để giảm viêm và sưng do bị bầm và bong gân. Một số bằng chứng[3] cho thấy cây kim sa có thể làm tan vết bầm nhưng thông tin đó chưa được xác thực.[4]
    • Cây kim sa được chiết xuất thành dạng gel, thuốc mỡ và kem có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Bạn chỉ cần bôi một ít lên vết bầm theo hướng dẫn trên bao bì.
    • Ngoài ra, nó cũng có dạng thuốc viên để uống hằng ngày giúp làm tan vết bầm.[5]
  4. Uống thuốc giảm đau. Vết bầm nghiêm trọng có thể gây đau đớn, đặc biệt là khi còn mới. Bạn có thể giảm đau bằng cách uống thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc chống viêm không steroid, giúp giảm sưng.[1] Tuy nhiên, lưu ý rằng thuốc chống viêm không steroid như Motrin có thể tạo ra bầm.
    • Mặc dù thuốc giảm đau có ibuprofen làm loãng máu và tăng lượng máu chảy đến vết bầm nhưng bạn cũng có thể uống. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề khác như loét dạ dày, bệnh tim mạch hoặc chứng máu loãng thì bạn không nên dùng thuốc chống viêm không steroid khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.[1]
  5. Chườm nóng để vùng da bị tổn thương mau lành. Lúc vết thương hết sưng, thường là 48 đến 72 tiếng sau khi bị thương, bạn có thể chuyển từ chườm lạnh sang chườm nóng. Chườm nóng làm tăng lượng máu lưu thông ở vùng da bị thương, làm tan máu tích tụ và giúp vết thương mau lành.[6]
    • Để chườm nóng, bạn có thể dùng miếng tạo nhiệt, chai nước nóng hoặc miếng khăn thấm nước ấm. Chườm nóng 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút. Nên lưu ý dùng nước không quá nóng, để tránh làm bỏng da.
  6. Áp dụng phương pháp điều trị tại nhà. Rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà được cho là giúp tan máu bầm nhưng không phải phương pháp nào cũng hiệu quả. Mặc dù chưa có chứng minh khoa học về sự hiệu quả của vitamin K nhưng nghiên cứu cho biết nó có liên quan đến vết bầm và việc đắp rau xanh nghiền như cải xoăn hoặc mùi Tây có thể làm tan vết bầm. Các loại rau này có chứa nhiều vitamin K nên sẽ có ích. Nghiền 1 nắm ngò Tây hoặc cải xoăn với cây phỉ và đắp lên chỗ da bị bầm. Ngò Tây được cho là giảm viêm và sự biến màu của da.[7]
    • Mặc dù không có hiệu quả tức thì nhưng uống vitamin K thay vì đắp lên vết bầm có thể giúp ngăn sự xuất hiện của các vết bầm khác.
    • Dầu St. John’s wort được dùng cho vết bầm và sự viêm nhiễm mặc dù chưa có nhiều bằng chứng về sự hiệu quả của nó. Bôi một ít dầu St. John’s wort lên vết bầm nhiều lần mỗi ngày.[8]
    • Bạn có thể dùng túi lưới hoặc túi nhựa để giữ ngò Tây trước khi cho vào chung với cây phỉ. Như vậy, quy trình sẽ đỡ bừa bộn hơn.
  7. Nên nhớ phương pháp RICE. Mặc dù những phương pháp này đã được liệt kê nhưng bạn hãy nhớ chữ viết tắt bằng tiếng Anh của các phương pháp đó để làm tan vết bầm. Chữ viết tắt RICE có nghĩa là Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Đá lạnh), Compression (Chườm) và Elevation (Giơ cao). Sau đây là hướng dẫn cụ thể để bạn thực hiện:
    • Nghỉ ngơi: Cho bộ phận bị tổn thương được nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày.
    • Đá lạnh: Đặt gói đá lạnh lên vết bầm giúp giảm đau và viêm nhiễm. Thực hiện việc này trên vùng da bị thương mỗi lần từ 10 đến 20 phút.
    • Chườm: Việc này sẽ hạn chế vết thương sưng. Quấn vật để chườm bằng một miếng băng co giãn hoặc vải ở xung quanh vùng da bị thương.
    • Giơ cao: Giơ cao vùng da bị thương sẽ giúp giảm sưng bằng trọng lực. Hãy giơ bộ phận tổn thương cao hơn vị trí của tim.[9]

Tránh vết bầm[sửa]

  1. Thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ ăn lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh chóng tự lành sau tổn thương và tránh xuất hiện vết bầm. Đặc biệt là vitamin C và K rất quan trọng trong việc ngăn chặn vết bầm xuất hiện.[10]
    • Vitamin C giảm vết bầm bằng cách cũng cố thành mao mạch, khiến cho chúng không dễ bị vỡ khi va chạm mạnh. Thiếu hụt nghiêm trọng vitamin C có thể làm xuất hiện các vết bầm. Nó thường xảy ra khi bị bệnh mãn tính, thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, khi nghiện rượu. Nguồn cung cấp vitamin C gồm có hoa quả thuộc họ nhà cam, dâu tây, ớt và thuốc bổ sung vitamin.[11]
    • Vitamin K đẩy nhanh việc đông máu, giúp cho vết bầm mau lành. Người có lượng vitamin K thấp sẽ có nguy cơ bị bầm cao hơn. Người bị thiếu hụt vitamin K sẽ có vi khuẩn sản sinh ở ruột, gặp các chứng bệnh ở bụng, viêm tụy cấp mãn tính, viêm đường ruột hoặc lạm dụng bia rượu. Nguồn cung cấp vitamin K gồm có bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải, cải Brussels.[12]
  2. Quan sát trẻ nhỏ để đảm bảo các em vui chơi an toàn. Trẻ thường ngã, té xe, đánh nhau, va vào đồ vật và tai nạn gây tổn thương mạnh trên da. Với trẻ nhỏ, cách tốt nhất để tránh vết bầm là không cho trẻ chơi quá mạnh bạo.
    • Luôn luôn kiểm tra dụng cụ bảo hộ của trẻ. Đảm bảo là chúng vừa vặn và thoải mái với trẻ để không bị bầm khi chơi thể thao hoặc khi tham gia hoạt động ngoài trời.
    • Bọc miếng xốp vào góc tủ và góc bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển bàn khi trẻ vui chơi, nếu như có thể.
    • Nên nhớ cho trẻ mang giày để bảo vệ chân. Giày cổ cao bảo vệ cổ chân sẽ ngăn cho chân không bị bầm.
  3. Tránh phơi nắng trong thời gian dài. Ánh nắng làm tổn thương da có thể khiến vết bầm xuất hiện dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt đúng với người lớn tuổi, da thường mỏng và từ đó dễ tổn thương và bầm. Bạn cần bôi kem chống nắng, đặc biệt là trên mặt, đội nón và mặc áo tay dài để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
    • Mặc áo tay dài và quần dài bất kỳ lúc nào có thể, để có thêm lớp bảo vệ và đỡ cho da khi bị va chạm mạnh hoặc để chống nắng.[13]

Hiểu về vết bầm[sửa]

  1. Tìm hiểu về vết bầm. Vết bầm là vệt xuất hiện trên da khi mạch máu nhỏ dưới da bị tổn thương. Khi da không bị rách và mạch máu nhỏ bị vỡ, nó sẽ tạo ra vết bầm. Vết bầm thường đau, mềm và sưng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại bầm khác nhau, xuất hiện trên da, cơ bắp và trên xương. Vết bầm trên da thường phổ biến nhưng ở xương thì vô cùng nghiêm trọng.[14]
    • Vết bầm thường kéo dài vài tuần đến vài tháng và thay đổi màu sắc khi sắp lành, chuyển từ đỏ, tím/xanh đến vàng.
    • Nếu mọi người trong gia đình đều hay có vết bầm, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân về di truyền.
  2. Tìm hiểu về thuốc gây xuất hiện vết bầm. Một số loại thuốc có thể làm cho vết bầm dễ dàng xuất hiện. Loại thuốc này làm cho máu loãng, khiến cho bất kỳ sự va chạm nào cũng làm xuất hiện vết bầm. Bên cạnh đó, máu loãng có thể dễ làm xuất hiện vết bầm. Vết bầm xuất hiện không rõ lý do khi bạn đang uống thuốc làm loãng máu, có thể là dấu hiệu nghiêm trọng cho biết bạn đã uống quá liều lượng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc cho bạn lời khuyên về cách giảm vết bầm.
    • Thuốc làm loãng máu như Coumadin, Xarelto, aspirin, Warfarin, Heparin hoặc Pradaxa sẽ làm vết bầm xuất hiện dễ dàng hơn bình thường. Khi đang dùng các loại thuốc này, tình trạng của các vết bầm cũng sẽ tồi tệ hơn trước đó. Vì vết bầm cần máu đông lại mỗi khi mạch máu bị vỡ. Thuốc loãng máu chống máu đông và cần nhiều thời gian hơn để đông mỗi khi chảy máu.
    • Các loại thuốc khác như thuốc chống viêm không steroid, corticosteroids và antineoplastics có thể làm tiểu cầu bị rối loạn chức năng và dễ dàng làm xuất hiện vết bầm.
    • Thuốc bổ như Vitamin E, dầu cá, tỏi và bạch quả được cho là có liên quan đến sự xuất hiện của vết bầm.
    • Dùng bất kỳ phương pháp nào kể trên cũng được kể cả khi bạn đang dùng thuốc nhưng hãy gặp bác sĩ khi vết bầm to dần hoặc bị sưng đau.[15]
  3. Biết khi nào nên gặp bác sĩ. Mặc dù hầu hết các vết bầm sẽ tự tan và biến mất sau vài tuần nhưng trong một số trường hợp, vết bầm sẽ là triệu chứng của tình trạng tổn thương nghiêm trọng. Chẳng hạn như, vấn đề về đông máu hoặc một số các bệnh khác. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ khi:
    • Vết bầm gây đau đớn và bị sưng.
    • Vết bầm xuất hiện đột ngột, không rõ lý do.
    • Bạn đang dùng thuốc loãng máu.
    • Bạn không thể di chuyển khớp xương ở chỗ gần vết bầm. Đây có thể là dấu hiệu cho biết xương bị gãy.
    • Nhiều vết bầm vẫn tiếp tục xuất hiện mà không có chấn thương nghiêm trọng.
    • Cá nhân bạn hoặc gia đình có người gặp vấn đề về máu.
    • Vết bầm ở đầu hoặc ở mặt.
    • Bạn bị chảy máu ở những chỗ khác như mũi, lợi hoặc trong phân có máu. Chất nôn mửa như bã cà phê hoặc có màu đen, phân cũng có màu đen thì đó là dấu hiệu của xuất huyết hệ tiêu hóa.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Phụ nữ thường dễ bị bầm hơn đàn ông. Người lớn tuổi sẽ dễ dàng xuất hiện vết bầm hơn người trẻ. Một số người bị bầm dễ hơn người khác vì di truyền hoặc vì ảnh hưởng của thuốc đang dùng.
  • Đeo đồ bảo hộ đầu gối, đội nón bảo hiểm, nẹp chân và đồ bảo hộ khác khi chơi thể thao. Trang bị kỹ như vậy sẽ giúp giảm vết bầm khi chơi môn thể thao có nhiều va chạm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]