Hạ cơn sốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bản thân sốt không phải là một căn bệnh mà thường là dấu hiệu cơ thể đang hoạt động để chống lại bệnh. Thông thường, bạn không nên hạ sốt hoàn toàn vì có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tấn công vi khuẩn hoặc vi-rút của cơ thể. Tùy vào nguyên nhân gây sốt mà bạn có thể để tự hạ sốt hoặc tìm cách điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu cơn sốt khiến bạn khó chịu hoặc lo lắng khi sốt quá cao, có nhiều cách có thể giúp bạn hạ sốt.

Các bước[sửa]

Tự chăm sóc bản thân[sửa]

  1. Cởi bớt quần áo. Mặc dù có thể thấy lạnh khi bị sốt nhưng nhiệt độ cơ thể bạn sẽ rất cao và bạn cần hạ nhiệt độ xuống để cảm thấy ấm hơn. Nên mặc quần áo mỏng để giúp cơ thể tỏa bớt nhiệt và có thể trùm chăn mỏng nếu cần thiết.[1]
    • Mặc nhiều quần áo và đắp nhiều chăn có thể gây nguy hiểm khi bạn bị sốt vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
  2. Tạo nhiệt độ ở mức thoải mái. Mặc dù nhiệt độ trong phòng ở mức quá cao sẽ ngăn cơ thể tỏa nhiệt nhưng bạn cũng không nên để nhiệt độ quá thấp. Run là cách cơ thể nhiệt độ bên trong một cách tự nhiên. Do đó, nhiệt độ quá thấp đến mức khiến bạn run rẩy sẽ khiến cơn sốt trở nặng hơn. [1]
    • Nếu trong phòng quá nóng và bức bí, bạn nên mở cửa sổ hoặc bật quạt.
  3. Dùng nước để hạ sốt. Làm mát da là một cách tuyệt vời để hạ nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không khiến cơ thể cảm thấy quá lạnh. Chườm khăn ẩm lên trán và tay, chân hoặc ngâm mình trong nước ấm. Nước phải ấm, không lạnh để tránh khiến cơ thể run rẩy.[2]
    • Ngâm mình là giải pháp lý tưởng cho trẻ đang bị sốt.
    • Có thể bạn đã đọc ở đâu đó nói rằng thoa cồn Isopropyl alcohol lên da có thể có hạ sốt. Tuy nhiên, cồn có thể thấm vào da và dẫn đến ngộ độc cồn. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên dùng nước sạch.
  4. Uống thuốc không kê đơn. Nếu cơn sốt khiến bạn khó chịu, bạn có thể uống các thuốc hạ sốt không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen. Luôn tuân thủ hướng dẫn về liều dùng.[1]
    • Acetaminophen có thể giúp hạ sốt và giảm đau cùng các tác dụng phụ khác do sốt. Nếu có vấn đề về gan, bạn không nên uống Acetaminophen khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Aspirin có thể dùng để hạ sốt ở người lớn nhưng không được dùng cho trẻ nhỏ vì có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.[3]
    • Nên nhớ rằng các thuốc này có thể giúp bạn thấy tốt hơn nhưng không điều trị được nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt. Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm khuẩn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay và uống đúng thuốc như được kê đơn.
  5. Nghỉ ngơi nhiều. Ngủ thêm và dành nhiều thời gian đi dạo có thể giúp cơ thể chống lại cơn sốt. Bạn không nhất thiết phải nằm trên giường cả ngày nhưng cần tránh gắng sức.[1]
    • Nghỉ học hoặc nghỉ làm để ở nhà là một giải pháp lý tưởng để bạn vừa có thể nghỉ ngơi, vừa tránh lây vi-rút hoặc vi khuẩn cho bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Ăn uống lành mạnh[sửa]

  1. Bổ sung đủ nước. Sốt có thể khiến bạn dễ mất nước và dẫn đến nhiều triệu chứng khác. Uống nhiều nước giúp bạn thấy khỏe hơn và tăng khả năng chống lại bệnh tật cho cơ thể.[4]
    • Nhu cầu về nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng và mức độ hoạt động. Hầu hết chúng ta đều cần uống khoảng 9-13 cốc nước mỗi ngày.[5]
    • Nước lọc là lựa chọn tốt nhất nhưng bạn cũng có thể uống nước ép hoa quả và nước uống thể thao pha loãng (pha với nước lọc theo tỉ lệ 1:1) hoặc nước uống bổ sung chất điện giải như Pedialyte.
  2. Ăn đúng thực phẩm. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật. Bạn nên ăn nhiều rau củ và và tránh đồ ăn vặt không lành mạnh.[6]
    • Protein nạc (thịt nạc) và chất béo tốt cho sức khỏe từ các nguồn như dầu ôliu là rất cần thiết.
    • Ăn thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic tự nhiên như sữa chua có thể hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
    • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp để tăng cường sức khỏe tổng thể, hoặc bổ sung vitamin C và axit béo omega-3 để tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lưu ý cần trao đổi với bác sĩ về việc dùng thực phẩm chức năng, đặc biệt là khi đang uống thuốc chữa bệnh.
  3. Áp dụng chế độ ăn nhiều chất lỏng. Không nhất thiết phải áp dụng chế độ ăn hoàn toàn từ chất lỏng nhưng bạn nên cố gắng kết hợp nhiều thức ăn dạng lỏng để bổ sung thêm nước và hỗ trợ tiêu hóa. Kem que và súp là hai lựa chọn tuyệt vời. [1]

Thử dùng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Uống trà. Có nhiều loại trà thảo mộc có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm viêm. Bạn có thể mua loại trà thảo mộc từ những nguyên liệu có lợi hoặc tự chế trà bằng cách ủ thảo mộc trong nước hoặc pha với thảo mộc dạng bột. Những loại thảo mộc sau có tác dụng hạ sốt: [6]
    • Trà xanh
    • Cây móng mèo
    • Nấm Linh chi
    • Cây kế sữa
    • Xuyên tâm liên
  2. Áp dụng liệu pháp vi lượng đồng căn. Trong trường hợp sốt không cần dùng kháng sinh hoặc điều trị y tế, bạn có thể điều trị các triệu chứng bằng liệu pháp vi lượng đồng căn. Lưu ý rằng mặc dù là thuốc tự nhiên nhưng bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn, đặc biệt là nếu đang uống thuốc chữa bệnh. Các nguyên liệu sau được bán như một phương thuốc hạ sốt tự nhiên: [6]
    • Cây phụ tử (Aconitum)
    • Ong mật phương Tây (Apis mellifica)
    • Cây cà dược (Belladonna)
    • Cây Bryonia
    • Sắt trong vi lượng đồng căn (Ferrum Phosphoricum)
    • Cây lá ngón (Gelsemium)

Điều trị nguyên nhân gây sốt[sửa]

  1. Đánh giá triệu chứng. Để xác định cách hạ sốt tốt nhất, bạn cần biết nguyên nhân chính xác gây sốt là gì. Ghi chép lại tất cả triệu chứng bạn gặp phải. Đi khám bác sĩ ngay nếu mắc bất kỳ triệu chứng nào không thể giải thích được (không phải do vi-rút thông thường) như đau họng hoặc đau tai.[1]
    • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có triệu chứng lú lẫn, khó di chuyển hoặc khó thở, môi hoặc móng tay xanh tái, co giật, cứng cổ hoặc đau đầu dữ dội.
    • Sốt cao ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến co giật, thường vô hại và không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi trẻ có triệu chứng co giật lần đầu do sốt cao. Gọi cấp cứu nếu tình trạng co giật kéo dài hơn vài phút. Nếu không, bạn có thể tự chở trẻ đến phòng cấp cứu ngay sau khi hết cơn co giật. [7]
  2. Dùng thuốc kháng sinh. Nếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn, ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Uống thuốc theo hướng dẫn và cơn sốt cùng các triệu chứng khác sẽ biến mất sau vài ngày.[8]
    • Không uống kháng sinh khi nhiễm vi-rút như khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc điều trị vi-rút.
    • Uống kháng sinh theo đúng thời gian được chỉ định cho đến khi hết sốt và ngay cả khi đã thấy khỏe hơn. Như vậy, bạn sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và tránh được tình trạng kháng thuốc kháng sinh về sau.
  3. Nhận biết khi nào là sốt quá cao. Sốt không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng có thể gây nguy hiểm nếu sốt quá cao hoặc kéo dài. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu thấy lo rằng bạn hoặc trẻ sốt quá cao.[1]
    • Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu sốt cao
    • Đối với trẻ từ 3-12 tháng tuổi, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu sốt cao hơn 39 độ C.
    • Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu sốt cao hơn 40 độ C và không hạ sốt khi áp dụng các phương pháp điều trị.
    • Sốt trên 42 độ C và kéo dài có thể khiến cơ thể ngừng hoạt động và dẫn đến thương tổn não nếu không được điều trị.
    • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu sốt kéo dài hơn 48-72 tiếng, hoặc hơn 24-48 tiếng đối với trẻ dưới 2 tuổi.
  4. Tiếp nhận điều trị vấn đề sức khỏe mãn tính. Sốt cũng có thể là do bệnh tự miễn hoặc viêm mãn tính, ví dụ như Lupus, viêm mạch máu và viêm loét đại tràng. Cách hạ sốt tốt nhất trong những trường hợp này là lên kế hoạch điều trị bệnh lý tiềm ẩn. [1]
    • Nếu mắc bệnh lý mãn tính, bạn nên đi khám bác sĩ khi bị sốt.
    • Sốt có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nghiêm trọng, ví dụ như ung thư. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị sốt dai dẳng.
  5. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị sốt do yếu tố môi trường. Nếu bị sốt sau khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, bạn có thể bị tăng thân nhiệt hoặc sốc nhiệt. Trong trường hợp đó, cơ thể cần được làm mát càng sớm càng tốt. [9]
    • Các triệu chứng tăng thân nhiệt khác bao gồm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, lú lẫn, chóng mặt và trạng thái tâm lý thay đổi.
    • Người bị sốc nhiệt cần nhập viện điều trị nên phải cấp cứu ngay lập tức.
    • Trong khi chờ được điều trị y tế, bạn có thể hạ thân nhiệt bằng cách cởi bớt quần áo, chườm nước lạnh, di chuyển đến nơi thoáng mát và uống thật nhiều nước.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu trẻ đủ lớn và có khả năng mô tả triệu chứng, bạn cần lắng nghe trẻ. Trẻ có khả năng hiểu chuyện và sẽ nói cho bạn biết chúng đang cảm thấy thế nào.
  • Nên nhớ rằng sốt là cách cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng nên bạn không cần hạ sốt hoàn toàn. Có thể tìm cách hạ sốt nếu cảm thấy quá khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp sốt đều không cần điều trị.[10]

Cảnh báo[sửa]

  • Sốt quá cao có thể gây tổn thương não nhưng thường không xảy ra, trừ khi sốt trên 42 độ C.[1]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây