Khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ý tưởng về một "cuộc sống tốt đẹp" đã tồn tại từ thời xa xưa. Aristotle và Plato xem lý tưởng đạo đức và chính trị như phương tiện để đem lại hạnh phúc, và hiểu rõ rằng cuộc sống tốt đẹp không chỉ được xây dựng dựa trên giá trị cá nhân. Nó bao gồm việc sống tốt với người khác, trong khi vẫn thoải mái và thành thật với chính mình.[1]

Các bước[sửa]

Sống tốt với người khác[sửa]

  1. Mỉm cười với mọi người xung quanh. Chúng ta thường nghe nói rằng nụ cười có tính lây lan, và nghiên cứu đã chứng minh đây là sự thật. Nhiều nghiên cứu cho rằng tương tác một cách thân thiện với người khác sẽ gia tăng mức độ hạnh phúc, ít ra là trong một chừng mực nào đó bởi vì con người thường đối xử với người hay mỉm cười tốt hơn là người luôn “nghiêm mặt”.
    • Người hay mỉm cười sẽ được xem như là người lôi cuốn, đáng tin, thoải mái, và chân thành.[2]
    • Khích lệ bản thân bằng cách cổ vũ người khác là dấu hiệu về cách để sở hữu cuộc sống tốt đẹp.[3]
  2. Giúp đỡ người khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giúp đỡ mọi người có liên quan trực tiếp đến sự khỏe khoắn cá nhân. Dành thời gian để chăm sóc người khác là yếu tố then chốt trong việc thấu hiểu "cuộc sống tốt đẹp". Tình nguyện giúp người khác có liên hệ với sự cải thiện trong chất lượng của cuộc sống, bao gồm gia tăng sự hạnh phúc, lòng tự trọng, sức khỏe, và thậm chí là tuổi thọ.[4]
    • Lắng nghe vấn đề của người khác là biện pháp tuyệt vời để trợ giúp họ. Thông thường, người đang gặp khó khăn chỉ đơn giản là muốn chia sẻ về tình hình của mình với bạn bè. Bằng cách dành thời gian để lắng nghe họ, bạn đang giúp đỡ họ cho dù bạn có giải quyết được vấn đề hay không.
    • Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói, “Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy từ bi. Nếu bạn muốn bản thân được hạnh phúc, hãy từ bi”.[5] Chú ý đến người khác, thay vì chình mình, là biện pháp phổ biến để rèn luyện cách sống tốt với mọi người.
  3. Ngừng suy nghĩ rằng cuộc sống rất công bằng. Hầu hết chúng ta đã dạy cho con cái mình về điều này, nhưng tư tưởng tin rằng nỗ lực cụ thể hoặc phẩm chất cá nhân nào đó chắc chắn đem lại kết quả sẽ khiến bạn sống trong sự thất vọng và oán giận. Hãy loại bỏ nó.
    • Chịu tránh nhiệm trước hành động của mình là yếu tố quan trọng để phát triển. Một vài tình huống sẽ hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, và tập trung vào chúng sẽ không giúp bạn phát triển khả năng thực hiện thay đổi có lợi trong cuộc sống. Bạn nên chấp nhận điều mà bạn không thể thay đổi; và thay đổi điều mà bạn có thể.
    • Loại bỏ nỗi oán giận với người khác là rất cần thiết để có một cuộc sống tốt đẹp. Đã từng có câu nói rằng sự oán giận tương tự "như tự mình uống thuốc độc, và hy vọng rằng đối phương sẽ chết".[6] Nó sẽ làm xói mòn chất lượng cuộc sống của bạn, phá hủy mối quan hệ với những người xung quanh.
    • Người khác có thể sẽ không đồng ý với bạn. Điều này không có nghĩa là bạn hoặc người đó đã sai, chỉ là hai bạn sở hữu quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề - và điều này hoàn toàn bình thường.
  4. Đối xử với người khác bằng sự trung thực, lòng tôn trọng, và sự tử tế. Bạn không cần phải đối xử với người khác theo cách họ đối xử với bạn. Nhà báo tài chính Panos Mourdoukoutas đã từng nói rằng "Hãm hại người khác sẽ gây hại cho cả hai – người bị hại và người đã làm hại người đó"."[7] Trả thù hoặc "trả đũa" sẽ mở ra chu kỳ vô tận của sự đau đớn và thất vọng mà bạn có thể dễ dàng tránh được nó thông qua việc theo sát một vài nguyên tắc đơn giản.
    • Nói thật một cách thận trọng là thói quen của người có cuộc sống tốt đẹp. Thông thường, con người cố gắng giả vờ rằng họ nói sự thật về người khác trong khi thật ra họ chỉ đang tung tin đồn nhảm. Sự chú ý mà bạn nhận được khi chia sẻ lời đồn đại sẽ đem lại cảm giác khá tốt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ hủy hoại mối quan hệ lành mạnh giữa bạn và mọi người xung quanh.[8]
    • Trước khi hành động, bạn nên cân nhắc "Liệu đây có phải là điều mà mình muốn người khác nói về mình, hoặc làm cho mình?". Nếu câu trả lời là không, bạn nên xem xét lại hành vi của bản thân.
  5. Coi trọng tình bạn với người khác. Chất lượng tình bạn của một người nào đó có tác động trực tiếp đến sự khỏe khoắn của họ. Bạn bè sẽ làm tăng cảm giác được chấp nhận và có mục đích cụ thể. Người quan tâm chân thành đến bạn cũng sẽ giúp ngăn bạn phát triển thói quen xấu làm ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể của cuộc sống.[9]
    • Cho bạn bè và gia đình bạn biết rằng bạn quan tâm đến họ bằng cách dành thời gian cho họ, thường xuyên gọi điện, và cùng nhau thực hiện một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, tình bạn không dựa trên khoảng cách. Ngay cả bạn bè trực tuyến cũng có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của bạn.[10]
    • Người sở hữu mạng lưới xã hội mạnh mẽ sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ít bị cảm, ít căng thẳng, và chất lượng cuộc sống tổng thể của họ sẽ cao hơn vì những lý do chưa được biết đến.[10]

Sống tốt với chính mình[sửa]

  1. Thành thật với bản thân. Tự biết mình là yếu tố quan trọng giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn, và cách duy nhất để đạt được điều này là rèn luyện sự trung thực. Có thể sẽ dễ để bạn thừa nhận điểm mạnh hoặc khiếm khuyết trong tính cách của mình. Cho dù là như thế nào, bạn cần phải hiểu rõ cả hai khía cạnh nếu bạn muốn sống tốt với nội tâm của mình.[Image:Be a Good Person Step 4 Version 3.jpg|center]]
    • Khi vấn đề phát sinh, hãy nhìn lại bản thân. Tránh đổ lỗi cho người khác. Họ sẽ không thích điều này, và bạn cũng sẽ không học hỏi được gì từ đó.
    • Trò chuyện về tình hình với người mà bạn tin tưởng. Thông thường, một người bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về động cơ mà bản thân bạn không thể phân biệt.
  2. Xem xét khao khát của mình. Bạn mong muốn nhận được điều gì từ cuộc sống? Bạn đang làm gì để đạt được điều bạn muốn?.
    • Liệt kê danh sách phẩm chất mà bạn muốn mô phỏng trong cuộc sống. Sau đó, lập danh sách cách để sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Aristotle đã từng viết, "Chúng ta chính là hành động mà chúng ta không ngừng thực hiện. Vì vậy, xuất sắc không phải là đức tính tốt, mà là thói quen".[11] Nếu bạn muốn trở thành người tử tế, hãy làm những điều tử tế.
    • Học cách để trở nên trung thực về điều mà bạn muốn sẽ khá khó khăn. Nhiều người ngăn cản bản thân sở hữu cuộc sống tốt đẹp bằng cách nhấn mạnh quá mức về thứ họ muốn, nhưng lại có cảm giác rằng họ không thể đạt được nó vì những hoàn cảnh khác trong cuộc sống – như tài chính, nghĩa vụ gia đình, áp lực kinh tế, v.v. Điều này chỉ làm kéo dài tư tưởng rằng người đó là nạn nhân, loại tư tưởng sẽ phá hủy dần sự hạnh phúc ở mọi mức độ.
    • Nếu bạn không biết rõ mong muốn to lớn nhất của mình đối với cuộc sống, bạn nên bắt đầu từ lựa chọn nhỏ nhặt hơn. Phát triển khả năng kiểm soát và sức mạnh về điều mà bạn có trong cuộc sống là rất quan trọng để có thể sở hữu cuộc sống tốt đẹp.[1]
  3. Liệt kê danh sách nỗi sợ của bạn. Biết rõ tình huống khiến bạn sợ hãi sẽ cho phép bạn nhận thức tốt hơn về nỗi sợ không rõ ràng đang chế ngự cuộc sống của bạn. Ví dụ, sợ bị gọi là kẻ ngốc có thể có nghĩa là bạn không lên tiếng bảo vệ bản thân trong công việc, từ đó, bạn sẽ không được cân nhắc thăng chức.
    • Đôi khi, đọc lại nỗi sợ của mình sẽ giúp bạn nhận biết sự vô ích của việc lo lắng về yếu tố không nằm trong sự kiểm soát của bạn.
    • Thỉnh thoảng, nỗi sợ sẽ dựa trên tình huống không còn hiện hữu. Nhiều người phát triển cảm giác sợ hãi từ thời thơ ấu, và tình trạng này hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát có ý thức của họ. Nhưng khi trưởng thành, người đó sở hữu quyền tự chủ và nhiều sức mạnh hơn đối với lựa chọn của mình. Bằng cách nhận thức rõ nỗi sợ đang điều khiển hành vi của họ, bạn có thể đưa ra quyết định có ý thức hơn về hành vi của bản thân.
  4. Nuôi dưỡng tính chấp nhận bản thân. Không ai là người hoàn hảo. Mọi người đều có khiếm khuyến, đều phạm lỗi và làm nhiều thứ mà họ không nên làm. Mark Twain đã từng nói, "Con người sẽ không thể cảm thấy thoải mái nếu họ không chấp nhận bản thân mình".[12] Một cuộc sống tốt đẹp không phải là kết quả của việc đưa ra lựa chọn hoàn hảo, nhưng là chấp nhận sự thật về bản thân, bao gồm cả giới hạn của chính mình.
    • Tự chấp nhận bản thân là bài học về lòng trung thực. Nó có nghĩa là người đó không phủ nhận hành động, sự thụ động, hoặc kết quả của mình.[13]
    • Tự chấp nhận là quá trình thực hành tính tự lực. Tương tự như bất kỳ biểu hiện khác của tính tự lực, chấp nhận bản thân là điều mà bạn cần phải học tập một cách có ý thức, và học lại nó khi tính cách của bạn thay đổi theo thời gian.
  5. Luyện tập chánh niệm. Để tập trung vào hiện tại, bạn nên thực hành chánh niệm, đây là môn học mà nhiều nghiên cứu đã chứng minh có thể trực tiếp gia tăng chất lượng cuộc sống của con người.[14]
    • Thừa nhận khi bạn lo lắng về tương lai, hoặc hối tiếc về quá khứ. Chuyển hướng sự chú tâm của bạn vào nhịp hít thở. Đếm đến 10. Khi được luyện tập thường xuyên, ngay cả bài tập chánh niệm đơn giản như thế này cũng có thể đem lại ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống của bạn.
    • Nuôi dưỡng thói quen mỗi ngày, thay vì thiết lập mục tiêu quá xa vời. Ví dụ, bạn nên tập thể dục hằng ngày, hơn là cố gắng hoàn thành cuộc thi thể thao ba môn phối hợp trong một tháng. Thay vì giảm khoảng 10 kg, bạn nên ăn uống lành mạnh từ ngày hôm nay. Nếu bạn quyết định thiết lập mục tiêu, hãy chia nó thành từng phần nhỏ dễ quản lý mỗi ngày.

Bày tỏ lòng biết ơn[sửa]

  1. Lập danh sách về yếu tố mà bạn biết ơn. Nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý tích cực đã cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa lòng biết ơn và niềm hạnh phúc.[15] Càng ngày, lòng biết ơn đã được chứng minh sẽ tác động một cách có ích đến sức khỏe. Người biết nhớ ơn sẽ không bị cao huyết áp, sở hữu hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, và cảm thấy kết nối hơn với người khác.[16]
    • Thiết lập danh sách mọi yếu tố mà bạn biết ơn, cho dù là to hay nhỏ, là phương pháp giúp con người tích cực nuôi dưỡng sự nhớ ơn của mình trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người lựa chọn viết nhật ký về lòng biết ơn như câu ngạn ngữ xưa đã nói rằng " hãy đếm phước lành của bạn". Vài người khác sẽ nghĩ về danh sách mọi yếu tố mà họ cảm ơn vì đã có chúng trong quá trình cầu nguyện hoặc thiền mỗi ngày.
    • Dán hình ảnh, hoặc lời nhắc nhở bằng chữ về lòng biết ơn quanh ngôi nhà của bạn là một biện pháp khác để nhắc bản thân phải nhớ ơn.
  2. Gửi thư cảm ơn. Nghiên cứu tâm lý tích cực đã chứng minh rằng hành động thể hiện lòng biết ơn cho nỗ lực của người khác có liên quan trực tiếp đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. [15]
    • Bạn có thể gửi thư cảm ơn cho bất kỳ điều gì, bất kể là to hay nhỏ. Thư cảm ơn có thể nhỏ nhặt như một biểu tượng cảm xúc (emoji), hoặc là một bức thư chi tiết về sự kiện to lớn trong cuộc sống của một người nào đó.
    • Đôi khi, người đó sẽ không còn có mặt trong cuộc sống của bạn. Phương pháp để bạn bày tỏ sự nhớ ơn là thông qua việc viết một bức thư cảm ơn về ảnh hưởng tích cực của họ đến cuộc sống của bạn. Mặc dù có lẽ bạn sẽ không thể gửi nó đi, nhưng hành động viết thư sẽ giúp ích cho bạn.
  3. Thiết lập nhắc nhở về việc trở nên biết ơn. Lòng biết ơn là một môn học, và cần phải được thực hành để có thể đem lại hiệu quả. Chỉ cần dựa vào sự xuất hiện tự nhiên của lòng biết ơn khi sự kiện vui vẻ xuất hiện là điều khá dễ dàng. Để phát triển sự nhớ ơn, người đó phải xây dựng khả năng tìm kiếm yếu tố mà họ biết ơn trong cuộc sống hằng ngày.
    • Bạn có thể đặt chuông báo giờ để nhắc nhở bạn phải biết nhớ ơn tại một thời điểm ngẫu nhiên trong ngày. Khi chuông báo giờ vang lên, hãy tự hỏi bản thân rằng: ngay lúc này đây thì mình cảm thấy biết ơn về điều gì?[17]
    • Nếu bạn nhận thấy bản thân đang sở hữu suy nghĩ oán giận hoặc than phiền, bạn nên cố gắng thay thế nó với sự biết ơn.[17] Ví dụ, khi bị kẹt xe, bạn nên thay thế sự lo lắng về việc trễ giờ để thực hiện công việc tiếp theo bằng quá trình quan sát về vẻ đẹp của thiên nhiên. Dù sao thì bạn sẽ bỏ lỡ nét đẹp của sắc thu trên cây cối nếu bạn đang lái xe với tốc độ bình thường!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây