Kiếm tiền học đại học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Chi phí cho việc học đại học khá lớn, nhưng đáng để đầu tư. Tấm bằng đại học mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn cho bạn. Doanh nghiệp đánh giá cao người có bằng đại học và ưu tiên tuyển dụng họ nhiều hơn so với người chỉ tốt nghiệp phổ thông. Sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên vẫn phải trả nợ học phí rất lâu sau đó, nhưng có một số cách khác để họ kiếm tiền trang trải cho khoản phí này. Trong một vài trường hợp bạn không phải trả lại tiền, do đó giảm được chi phí học tập.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xin học bổng, trợ cấp và vay tiền[sửa]

  1. Yêu cầu trường học cung cấp thông tin về chương trình học bổng. Nhiều trường đại học có chương trình học bổng cho các ngành học thuật, thể thao và một số loại học bổng khác. Mỗi năm các tổ chức đài thọ hơn một triệu học bổng cho sinh viên.
    • Cơ sở để cung cấp học bổng là dựa vào thành tích học tập, thể thao, nhu cầu tài chính hoặc đơn giản là nhanh chân thì được.
    • Tùy thuộc bạn dự định vào trường nào, có thể bạn phải nộp đơn xin hỗ trợ từ liên bang trước tiên.
  2. Xem xét các tổ chức chuyên cung cấp học bổng cho ngành/nghề bạn dự định theo đuổi. Ví dụ, Hiệp hội Phát thanh viên Hoa Kỳ thường trao học bổng cho sinh viên theo học nghề phát thanh.
  3. Nộp đơn xin tiền trợ cấp càng sớm càng tốt. Có nhiều loại trợ cấp khác nhau, như trợ cấp từ tiểu bang, tổ chức và liên bang. Trợ cấp thường được cung cấp trên cơ sở ai tới trước thì được, chính vì vậy bạn phải nộp đơn xin sớm nhất có thể. Nộp đơn sớm cũng giúp bạn có cơ hội nhận được nhiều tiền hơn. Bạn nên nộp đơn xin trợ cấp và học bổng từ liên bang, tiểu bang hay tổ chức tư nhân.
    • Nếu bạn đang sống ở Mỹ và kiếm được ít hơn 40.000 đô-la một năm thì đủ tiêu chuẩn để xin một loại trợ cấp nào đó.
  4. Xem xét xin trợ cấp của tiểu bang nếu bạn đang sống ở Mỹ. Đa số các bang đều có chương trình trợ cấp riêng của họ, cơ sở để trợ cấp là dựa vào nhu cầu tài chính, dù một số chương trình ưu tiên cho những ngành học cụ thể nào đó. Một số bang lấy thông tin từ mẫu đơn FAFSA, những bang khác yêu cầu bạn điền vào đơn riêng của họ.
  5. Tận dụng cơ hội kiếm tiền trợ cấp từ các tổ chức. Nhiều tổ chức trao tiền trợ cấp cho sinh viên khi hỗ trợ từ liên bang và tiểu bang không đủ để trả học phí, hay để giảm học phí cho những sinh viên có nhu cầu. Nguồn tiền trợ cấp này đến từ chính trường đại học bạn xin vào.
  6. Xem xét xin trợ cấp từ liên bang. Nếu đang sống ở Mỹ bạn có thể nộp đơn cho FAFSA xin trợ cấp của liên bang. Bạn có cơ hội xin được loại trợ cấp Pell, là chương trình trợ cấp có giá trị lớn nhất hiện nay. Trợ cấp Pell thấp nhất là vài trăm đô-la và có thể lên tới nhiều ngàn đô-la. Bạn cũng có cơ hội được xem xét trao các loại trợ cấp khác từ liên bang, chương trình việc làm và cho vay sinh viên.
    • Bạn phải điền vào mẫu đơn FAFSA trực tuyến trước ngày 1 tháng 1 mỗi năm.
  7. Xem xét các chương trình cho vay của liên bang và cho vay lãi suất thấp của tư nhân. Không như trợ cấp và học bổng, bạn sẽ phải hoàn trả lại tiền sau thời gian vay. Các khoản vay thường có lãi suất khác nhau và tới hạn trả lại sau khi bạn tốt nghiệp.
    • Loại vay FAFSA từ liên bang có thể được bao cấp hoặc cũng có thể không. Đôi khi họ căn cứ trên thu nhập của bạn để quyết định số tiền cho vay và lãi suất.
    • Các khoản vay tư nhân thường có lãi suất cao hơn của liên bang, phù hợp cho những sinh viên đã dùng hết giới hạn vay của liên bang.
  8. Thương lượng cho gói hỗ trợ tài chính. Ban đầu một số trường chỉ hỗ trợ tài chính ở mức thấp, nếu sinh viên yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn thì có thể họ sẽ bổ sung thêm. Ngoài ra có nhiều trường trao học bổng cho sinh viên nhưng sau đó họ quyết định không đăng ký học, và số tiền này được tái phân phối cho các sinh viên khác.

Kiếm tiền bằng cách khác[sửa]

  1. Tìm việc làm. Bạn không nhất thiết phải xin một việc có liên quan đến ngành học của mình. Một công việc đơn giản như đi bán hàng, phục vụ trong quán cà phê hay bồi bàn rất dễ tìm và có giờ giấc làm việc linh hoạt.
    • Cân nhắc xin nhiều việc làm bán thời gian hoặc làm toàn thời gian trong mùa hè. Đương nhiên nếu làm việc nhiều bạn không còn thời gian để vui chơi và thư giãn cùng bạn bè, nhưng đổi lại bạn có tiền để đóng học phí.
    • Nếu bạn dự định vừa làm vừa học thì nên tìm một công việc bán thời gian có giờ giấc linh hoạt. Việc này giúp bạn duy trì sự tập trung trong học tập, song song đó cũng kiếm được tiền.
    • Khi kiếm được việc bạn nên hỏi công ty của mình xem họ có chương trình hỗ trợ học phí không.
  2. Tự nướng bánh bán cho khu dân cư xung quanh. Việc này có lẽ làm bạn nhớ lại thời còn học tiểu học, nhưng người ta sẽ cảm thấy vui khi tặng tiền cho một mục đích tốt đẹp, trong khi cũng có miếng bánh nhâm nhi.
  3. Tận dụng năng khiếu của bạn. Không phải ai cũng cần đến tài năng của bạn, nhưng thế nào cũng có một số người sẵn lòng bỏ tiền mua vật phẩm bạn tự làm hay nhờ bạn sửa máy vi tính cho họ. Ví dụ:
    • Nếu bạn giỏi về nghệ thuật và nghề thủ công thì tự tay chế tạo vật phẩm bán trực tuyến hay bán ở hội chợ. Người ta thường sẽ bỏ nhiều tiền mua túi xách làm thủ công, khăn choàng cổ, găng giữ ấm tay và đồ gốm.
    • Cung cấp dịch vụ trông trẻ hay dẫn thú nuôi đi dạo nếu bạn yêu trẻ em và động vật. Trung tâm cộng đồng, thư viện và quán cà phê là nơi phù hợp để bạn dán tờ bướm quảng cáo.
    • Nếu có tài sửa chữa vật dụng, chẳng hạn đồ điện tử, bạn nên dán tờ bướm quảng cáo tại trung tâm cộng đồng, thư viện và quán cà phê.
  4. Yêu cầu tặng tiền thay cho quà. Đôi bông tai trị giá 200 đô-la trông rất đẹp, nhưng số tiền đó có ích hơn nếu dùng để mua sách vở. Khi bạn bè hay người nhà hỏi bạn thích gì để tặng quà nhân dịp sinh nhật, Giáng Sinh hay các ngày lễ khác, bạn nên yêu cầu được tặng tiền thay cho đồ dùng đắt tiền, đồ trang sức, quần áo và v.v...
  5. Tìm thông tin về các giải thi ở trường. Một số giải thi đấu có phần thưởng là tiền, nhưng cũng có khi phần thưởng là các giờ học hay sách giáo khoa miễn phí.

Tiết kiệm tiền[sửa]

  1. Không để ý đến các mẫu điện thoại, xe ôtô hay máy vi tính mới vì chúng rất đắt tiền. Mặc dù phiên bản mới nhất luôn tốt hơn, nhưng nó không cần thiết khi thiết bị của bạn vẫn hoạt động tốt. Trừ khi điện thoại, xe hay máy tính đã hư hỏng hoàn toàn, bạn nên cố gắng tiết kiệm tiền trong tài khoản.
  2. Khi mua xe bạn nên chọn loại nào tốn ít xăng thay vì vẻ bề ngoài thời trang của nó. Xăng cũng tốn nhiều tiền nếu bạn đi học bằng xe ôtô. Nếu xe đẹp mà tiêu hao nhiều xăng thì tài khoản ngân hàng của bạn sẽ chẳng đẹp tí nào sau vài tháng. Ngược lại bạn nên mua xe nhỏ tốn ít xăng, hay mua loại xe nổi tiếng tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi lái.
  3. Trước khi mua sách giáo khoa bạn nên dò giá ở một vài nơi, vì không phải nhà sách nào cũng bán sách giáo khoa với giá phải chăng. Thay vì mua sách mới bạn nên mua sách cũ vì giá của chúng chỉ khoảng phân nửa sách mới. Bạn cũng có thể mua một phiên bản rẻ hơn qua mạng internet.
    • Xung quanh một số trường đại học có các tiệm sách bán sách giáo khoa, chúng không thuộc quyền quản lý của nhà trường và cũng không phải tiệm sách cho sinh viên, nhưng giá sách rẻ hơn nhiều.
    • Thận trọng khi mua sách giáo khoa. Một số giáo sư yêu cầu sử dụng phiên bản sách mới nhất, do đó sách cũ có thể không đúng với phiên bản cần dùng.
    • Để thu về một ít tiền bạn nên bán sách giáo khoa vào cuối học kỳ, tuy nhiên nếu phiên bản sách mới xuất hiện vào cùng thời điểm đó thì giá sách cũ rất rẻ.
    • Bạn cũng có thể thuê sách giáo khoa. Đây là lựa chọn ít tốn kém nhất và bạn không phải lo giá sách cũ rớt nhiều vào cuối học kỳ.
  4. Gửi thu nhập của bạn vào nhiều loại tài khoản khác nhau. Khi có tiền bạn nên phân chia vào ba loại tài khoản: tài khoản thông thường, tài khoản trả học phí và tài khoản dùng trong trường hợp khẩn cấp. Sau khi nhận tiền lương bạn chuyển một phần nhỏ vào "tài khoản học phí" và một phần vào "tài khoản khẩn cấp". Phần còn lại cho vào tài khoản thường và là số tiền bạn có thể chi tiêu cho tới lần lãnh lương tiếp theo.
  5. Cân nhắc học lấy tín chỉ đại học trong khi vẫn đang còn học ở trường phổ thông. Một số trường phổ thông có tổ chức các chương trình học (như AP và Cambridge) để bạn lấy tín chỉ cho đại học.
  6. Vào đại học cộng đồng để học các môn đại cương. Bạn có thể đăng ký học các môn đại cương tại đại học cộng đồng nơi bạn sống, và chừa các môn chuyên ngành để học tại trường đại học. Học phí tại đại học cộng đồng thường rẻ hơn rất nhiều, thêm vào đó bạn có thể hoàn thành chương trình đào tạo tại trường đại học sớm hơn.
  7. Cố gắng sống ở nhà mình hay nhà người thân. Bạn hay liên tưởng tuổi sinh viên với sự tự do, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải dọn ra ngoài sống một mình. Tiền thuê nhà khá đắt và chi phí sinh hoạt trong căn hộ hay phòng ký túc xá cũng chiếm một phần đáng kể. Nếu bạn có bố mẹ hay họ hàng sống gần trường thì nên sống với họ, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm được các khoản khác như internet, lò sưởi, nước, điện và thức ăn.
  8. Nhờ bố mẹ hay người thân hỗ trợ tài chính. Cho dù họ không thể trả học phí nhưng nhiều khi có thể giúp đỡ chút ít kinh phí mua nhu yếu phẩm, như sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Có trường hợp họ yêu cầu trả lại tiền nhưng không giống như đi vay bên ngoài, bạn không phải trả tiền lãi.
  9. Tiết kiệm tiền đi lại. Đi học bằng xe ôtô rất nhanh và tiện lợi nhưng cũng tốn nhiều tiền, đặc biệt khi trường học bắt phải trả phí đỗ xe hằng tháng. Thay vào đó bạn nên cân nhắc đi bộ, đi xe đạp hay trượt ván đến trường.
    • Sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng gần trường nếu có. Nhiều trường có bán thẻ đi xe buýt với giá ưu đãi cho sinh viên. Lợi ích của việc đi xe buýt là bạn có thể làm bài tập ngay trên xe.
    • Nếu bạn buộc phải lái xe tới trường thì nên kêu gọi một số bạn cùng đi và chia sẻ tiền đỗ xe, tiền xăng.

Lời khuyên[sửa]

  • Muốn kiếm tiền trợ cấp từ tiểu bang bạn nên lên mạng tìm thông tin về gói trợ cấp cho sinh viên hay liên lạc với ủy ban giáo dục bậc đại học.
  • Nhớ nộp đơn đúng hạn. Mỗi trường đại học, mỗi tiểu bang và hầu hết các xuất học bổng tư nhân đều có hạn nộp đơn rõ ràng.
  • Sử dụng excel hay một ứng dụng tương tự để liệt kê tất cả thời hạn của những nơi bạn xin trợ cấp tài chính.
  • Các khoản vay đều phải trả lại cùng với tiền lãi, nhưng tiền trợ cấp và học bổng không phải trả lại.
  • Để cắt giảm chi phí bạn nên tải sách giáo khoa điện tử, thuê sách từ trung tâm cho thuê sách quốc gia hay mua sách cũ.

Cảnh báo[sửa]

  • Cẩn thận tránh bị lừa đảo. Thủ tục xin trợ cấp và học bổng luôn luôn miễn phí, do đó nếu bạn phải trả tiền để được nhận trợ cấp hay học bổng thì nhiều khả năng đó là lừa đảo.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này