Kinh nghiệm của Việt Nam về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đến nay, giáo dục học môn Toán ở nước ta đã phát triển khá mạnh và đạt được một số thành tựu đáng kể, trên một số bình diện tiệm cận được với khoa học GD thế giới. Một số xu hướng dạy học tích cực (không truyền thống) đã được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học toán ở VN.

Tuy nhiên, do trước đây CT GDPT VN chủ yếu được xây dựng theo tiếp cận nội dung, việc dạy học thường nặng về trang bị kiến thức và rèn kĩ năng, thủ thuật, mẹo mực, mà chưa chú trọng đến rèn năng lực người học. Trong nhiều trường hợp HS chưa hiểu kiến thức được học (thậm chí là chưa hiểu kiến thức học được) có ý nghĩa gì với mình.

Vì thế, để đáp ứng nguyện vọng đổi mới GD, tăng cường tính tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cần chuyển sang DHTNL. Nhưng, đến nay DHTNL ở nước ta nói chung, DHTNL trong môn Toán nói riêng, mới chỉ có những nghiên cứu ban đầu (thể hiện qua một số bài viết, hay một số luận văn) mà chưa có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Qua các bài viết này bước đầu cho ta hình dung về DHTNL.

Bước đầu thống nhất được cách hiểu[sửa]

Thứ nhất, cho dù năng lực được tiếp cận theo rất nhiều cách khác nhau, bằng sự lựa chọn loại dấu hiệu khác nhau, nhưng điều quan trọng là đã bước đầu thống nhất được cách hiểu về nó. Có thể phân làm hai nhóm chính là:

- Lấy dấu hiệu tố chất tâm lí để định nghĩa. Ví dụ: “Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với những yêu cầu cùa một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”.

- Lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động. Ví dụ: “Năng lực là có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng cùa cuộc sống”. Hoặc “Năng lực là có thể làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.

Cho dù được diễn đạt dưới nhiều dạng không giống nhau nhưng chúng ta cũng có thể rút ra một số đặc điểm chung, cơ bản của năng lực là:

- Nói đến năng lực là đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí bản thân,... ), không tồn tại năng lực chung chung.

- Nói đến năng lực là nói đến sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,...) để có một sản phẩm nhất định. Do đó, có thể dựa vào đó để phân biệt người này với người khác.

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó.

Với những đặc điểm chung rút ra trên đây sẽ chỉ đạo quá trình dạy học. Cụ thể là: muốn hình thành, rèn luyện, ĐG năng lực ở HS tất yếu phải đưa các em tham gia vào hoạt động, làm ra sản phẩm. CT được xây dựng theo định hướng năng lực tất yếu phải tổ chức dạy học thông qua thiết kế các hoạt động học tập cho HS.

Việc nêu hai nhóm chính về khái niệm năng lực và các đặc điểm chung của năng lực ở trên cũng có giá trị định hướng cho việc soạn giảng và khi ĐG KQHT.

Chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực người học[sửa]

Thứ hai, thực tiễn cho thấy DHTNL về cơ bản đó vẫn là dạy học thông thường nhưng chú trọng hơn việc hình thành và phát triển năng lực người học. Vì thế, nó cũng có một số đặc điểm riêng cần lưu ý khi chuẩn bị bài và dạy học. Qua nghiên cứu bước đầu đề xuất được một số biện pháp[1] DHTNL như:

- Cải tiến các PPDH truyền thống; Kết hợp đa dạng các PPDH: Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này người GV cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp. Chẳng hạn như: kĩ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lí các câu hỏi trong đàm thoại hay kĩ thuật làm mẫu trong luyện tập.

- Vận dụng dạy học GQVĐ: Dạy học GQVĐ tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo.

- Tổ chức có hiệu quả dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ: Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và quan trọng hơn là rèn luyện và phát triển năng lực lãnh đạo, tổ chức; năng lực hợp tác. Để thu được kết quả cao trong dạy và học hợp tác; HS phải rèn luyện kĩ năng xã hội như học cách phải hiểu người khác, học cách tin tưởng người khác và hỗ trợ lẫn nhau. HS được rèn luyện về cách GQVĐ phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thông qua việc rèn luyện các kĩ năng trên hình thành cho HS năng lực ĐG và tự ĐG.

- Dạy và học theo dự án: Dạy và học theo dự án đáp ứng quan điểm dạy học lấy HS là trung tâm. Trong học tập theo dự án, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn kiến thức của nhà trường với những vấn đề thực tế cuộc sống. Học theo dự án đặt HS vào tình huống có vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao. HS tự lựa chọn nội dung chủ đề và tự đặt vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cửu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin và GQVĐ được đặt ra. Cách tiếp cận dạy và học theo dự án sẽ đem đến các cơ hội phát triển năng lực và những kiến thức chuyên sâu.

Dạy và học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, góp phần tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác lảm việc của HS.

- Vận dụng dạy học theo tình huống: Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gẳn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho HS kiến tạo tri thức trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho HS năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp liên môn.

- Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS: Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS.

Để thực hiện được điều đó, GV phải biết cách tổ chức và hướng dẫn HS học tập một cách độc lập, sáng tạo, hình thành phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, nhàm đào tạo được những thế hệ có khả năng đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thị trường lao động, có khả năng hoà nhập và cạnh tranh với quốc tế, trang bị cho HS những năng lực cần thiết như: năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác, làm việc, năng lực GQVĐ cũng như khả năng học tập và làm việc suốt đời.

Chú thích[sửa]

  1. Theo kỉ yếu Hội thảo Việt Nam-Đan Mạch tại Hà Nội, 12/2012
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây