Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thời gian qua, thực tiễn GDPT của nhiều nước trên thế giới cho thấy còn có những bất cập. Nhiều tầng lớp trong xã hội, các nhà nghiên cứu xã hội, các nhà GD, những người sử dụng lao động và thậm chí các bậc phụ huynh,... đã chỉ ra những nhược điểm cơ bản của CT GDPT hiện nay, như:

- Quá thiên về việc truyền đạt kiến thức lí thuyết, hàn lâm kinh viện mà ít chú ý đến gắn kết hơn nữa việc học của HS với GQVĐ đặt ra, trong học tập, trong cuộc sống;

- Nghiêng về hoạt động cá thể, còn thiếu và yếu trong phát triển kĩ năng hợp tác, quan hệ với người khác; chưa giúp HS tham gia hoạt động tốt trong các nhóm;

- Quá chú trọng tới dạy kiến thức mà chưa tiếp cận GD toàn diện, tổng thể; mục tiêu cần đạt chưa được thể hiện tốt qua kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ, giá trị;...

Giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học[sửa]

Thời gian gần đây, trên thế giới, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại được rất nhiều giới, nhiều ngành quan tâm. Trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực được đa số nhất trí hướng vào là chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hay công việc. Theo đó, trong GD phải tăng cường hơn nữa việc gắn học với hành. Vì thế, tiếp cận GD dựa trên năng lực được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.

Xây dựng CT GDPT theo định hướng tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao, nhằm đáp ứng những vấn đề mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỉ 21, được xem như cách thức để phát triển kinh tế-xã hội, trong bối cạnh cạnh tranh và hội nhập.

Từ đó, nhiều quốc gia có mong muốn xây dựng lại CT GDPT, theo định hướng chú trọng kết quả đầu ra, phát triển năng lực người học. Và nhiều nước cũng kì vọng đó như giải pháp tự nhiên, hữu hiệu để cỏ thể giải quyết hầu hết những nhược điểm đã chỉ ra của GDPT hiện nay.

Đến nay, năng lực vẫn được tiếp cận theo các phương diện không như nhau, vì thế còn cỏ nhiều cách hiểu không giống nhau. Tuy nhiên, ta vẫn thấy giữa chúng có những điểm chung nhất định. Chẳng hạn, năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối vói một công việc, nhiệm vụ. năng lực được xem là đối tượng của tâm lí, giáo dục học. Tức là, có thể hiểu năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là tổ hợp của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ, giá trị, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.

Trong CT GDPT hiện nay của các nước thuộc khối OECD, người ta sử dụng mô hình năng lực gồm hai nhóm chính là:

(i) Nhóm năng lực chung, cốt lõi, bao gồm: năng lực cá nhân, hành động tự chủ; năng lực xã hội, tham gia trong xã hội không đồng nhất; năng lực công cụ, sử dụng các công cụ giao tiếp.

(ii) Năng lực chuyên môn (chuyên biệt), liên quan đến từng môn học. Ví dụ, trong môn Toán, bao gồm các năng lực như: GQVĐ toán học; Lập luận toán học; Mô hình hoá toán học; Giao tiếp toán học; Tính toán;...

Kinh nghiệm quốc tế (xu hướng)[sửa]

Dạy học toán theo hướng hình thành và phát triển năng lực (xin gọi tắt là dạy học theo năng lực và viết tắt là DHTNL) đến nay nhìn chung vẫn còn là vấn đề mới ở nhiều nước, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, trong đó có cả nước ta. Vì thế, khi chúng ta tiếp cận về vấn đề này thì tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước là việc làm tất yếu.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Kinh nghiệm của Việt Nam[sửa]

Đến nay, giáo dục học môn Toán ở nước ta đã phát triển khá mạnh và đạt được một số thành tựu đáng kể, trên một số bình diện tiệm cận được với khoa học GD thế giới. Một số xu hướng dạy học tích cực (không truyền thống) đã được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học toán ở VN.

Tuy nhiên, do trước đây CT GDPT VN chủ yếu được xây dựng theo tiếp cận nội dung, việc dạy học thường nặng về trang bị kiến thức và rèn kĩ năng, thủ thuật, mẹo mực, mà chưa chú trọng đến rèn năng lực người học. Trong nhiều trường hợp HS chưa hiểu kiến thức được học (thậm chí là chưa hiểu kiến thức học được) có ý nghĩa gì với mình.

Vì thế, để đáp ứng nguyện vọng đổi mới GD, tăng cường tính tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cần chuyển sang DHTNL. Nhưng, đến nay DHTNL ở nước ta nói chung, DHTNL trong môn Toán nói riêng, mới chỉ có những nghiên cứu ban đầu (thể hiện qua một số bài viết, hay một số luận văn) mà chưa có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Qua các bài viết này bước đầu cho ta hình dung về DHTNL.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm của Việt Nam về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Một số nhận xét[sửa]

DHTNL trước hết vẫn là dạy học thông thường, nhưng có thêm một số điểm khác biệt, như:

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ để HS tự lực, tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng hơn đến năng lực GQVĐ, khả năng giao tiếp, trao đổi, chia sẻ, hợp tác,...

- Để có thể đạt được GV phải xác định rõ mục tiêu, mô tả chi tiết, thậm chí tới mức có thể quan sát, ĐG được mức độ đạt được cũng như mức độ tiến bộ cùa người học.

- Trên cơ sở đó, lựa chọn nội dung tương thích, tạo ra những tình huống học tập, mà chúng có thể xem như bối cảnh để HS trải nghiệm, tìm kiếm, khám phá tri thức. Từ đó, tạo đà cho việc hình thành và phát triển năng lực.

- Bên cạnh việc chọn lựa PPDH thích hợp GV còn phải chỉ ra được các tiêu chí rõ ràng nhằm ĐG và có được thông tin phản hồi xác đáng về năng lực người học qua mỗi nội dung, chủ đề dạy học (chú trọng hơn đến ĐG quá trình).

Theo đó, để DHTNL hiệu quả trong lớp học GV cần định hướng, thúc đẩy việc học tập cũng như quyền tự chủ của HS, bằng cách chỉ ra các nguồn tài nguyên (học liệu); khuyến khích HS tự ĐG, chấp nhận chiến lược GQVĐ của bạn hay của nhóm học tập; tạo điều kiện để HS lựa chọn được cách GQVĐ tốt nhất cho công việc của họ. Khuyến khích HS thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, chọn lựa phương pháp tiếp cận và giám sát công việc của mình, sao cho có thể chuyển sang và tương thích nhiệm vụ học tập tiếp theo mà không cần sự KT, giám sát hay can thiệp nhiều của GV.

Nhìn chung, DHTNL chú trọng phát huy tính tích cực học tập và hiệu quả, chất lượng học tập của người học. Từ đó, đa số PPDH, nhất là dạy học dựa trên hoạt động hay dạy học theo thuyết kiến tạo, hay dạy học dựa theo phương pháp bàn tay nặn bột... đều có thể áp dụng khi DHTNL.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây