Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dạy học toán theo hướng hình thành và phát triển năng lực (xin gọi tắt là dạy học theo năng lực và viết tắt là DHTNL) đến nay nhìn chung vẫn còn là vấn đề mới ở nhiều nước, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, trong đó có cả nước ta. Vì thế, khi chúng ta tiếp cận về vấn đề này thì tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước là việc làm tất yếu.

Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là một việc làm không dễ, thêm vào đó, muốn khả thi cần chỉ ra được phương pháp dạy học thích hợp, nhằm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực.

Kinh nghiệm của Niudilan[sửa]

Với Niudilan[1], là một nước đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, thì mối quan hệ giữa các năng lực, lĩnh vực học tập và phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực, được thể hiện rất rõ qua sơ đồ sau:

Theo đó, một số đặc điểm về phương pháp dạy học được nước này đề nghị là:

- Khuyến khích phản ánh tích cực thông qua hoạt động học tập của học sinh. Theo họ, học sinh học tập hiệu quả nhất khi chúng tích cực tham gia và phát triển được khả năng phản ánh về các thông tin hay ý tưởng theo những cách khách quan.

- Tăng cường gắn kết nội dung dạy học với các vấn đề trong môi trường xung quanh. Họ cho rằng học sinh học hiệu quả nhất khi chúng hiểu những gì đang học, biết tại sao phải học và làm thế nào để có thể sử dụng được kiến thức mới học.

- Tăng cường học tập hợp tác, hỗ trợ học sinh học tập và chia sẻ. Quan điểm của họ là học sinh học khi chúng tham gia vào các hoạt động và chia sẻ, thông qua các cuộc trò chuyện với những người khác, với các thành viên trong gia đình hay trong cộng đồng. Vì thế, giáo viên cần khuyến khích sự hợp tác bằng cách tổ chức lớp học như một cộng đồng xã hộỉ thu nhỏ. Nhờ đó, cả giáo viên và học sinh được khuyến khích tham gia các cuộc trao đổi, tương tác và phản hồi liên tục khi học tập.

- Tăng cường các kết nối giữa kinh nghiệm sẵn có của học sinh với kiến thức đang học. Về cơ bản học là tự học nên học sinh học tốt nhất khi chúng có thể liên kết, tích hợp kiến thức mới học với những gì đã có trước đó. Khi giáo viên xây dựng được các tình huống học tập dựa trên những gì học sinh đã biết thì có thể tối đa hoá việc sử dụng thời gian học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của chúng và tránh những nội dung trùng lặp, không cần thiết.

- Cung cấp các cơ hội, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập. Ta biết rằng học sinh học hiệu quả nhất khi chúng có thời gian và cơ hội để tham gia và thực hành, chuyển hoá tri thức nhân loại thành của mình. Điều này có nghĩa là để tạo thành năng lực thì chúng cần phải thực hành, lặp lại một số lần thông qua một loạt nhiệm vụ trong một loạt ngữ cảnh khác nhau.

- Tăng cường dạy học thông qua khám phá. Dù rằng với các đối tượng học sinh khác nhau phải có chiến lược giảng dạy khác nhau, trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng một phương pháp dạy học muốn hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hiểu được tác động tích cực đích thực của việc giảng dạy của mình tới học sinh. Hơn nữa, học sinh chỉ thực sự học hiệu quả nếu chúng phát minh lại cho mình tri thức của nhân loại.

- Tăng cường E-Learning trong dạy học. Ngày nay, Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, trong đó có học tập. E-Leaming (theo nghĩa học tập với sự hỗ trợ cùa ICT) có tiềm năng đáng kể trong việc hỗ trợ các phương pháp dạy học (hay chiến lược giảng dạy) được nêu trong phần trên.

- Tạo môi trường có dụng ý sư phạm hỗ trợ học tập. Học tập thường gắn liền với bối cảnh văn hoá xã hội. Học sinh học tốt nhất khi chúng cảm nhận được mối quan hệ tích cực giữa học sinh với giáo viên và khi chúng có thể vừa hoạt động, tương tác vừa có thể nhìn thấy các thành viên trong lớp.

Kinh nghiệm của Đan Mạch[sửa]

Với Đan Mạch[2], một nước đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, quan điểm của họ là: một giáo viên tốt phải có một loạt các năng lực chung, trong bất kể giai đoạn giáo dục nào. Các năng lực chung cần có được chỉ ra như phần dưới đây và chúng vẫn có thể sử dụng cho cả giáo viên toán.

  • Am hiểu về CT giảng dạy.
  • Có năng lực giảng dạy (dạy học).
  • Năng lực tự học, tự bồi dưỡng.
  • Biết ĐG năng lực.
  • Có năng lực hợp tác.
  • Có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo đó, giáo viên cần biết nghiên cứu, phân tích chương trình giáo dục phổ thông, hiểu được nội dung dạy học (trong khuôn khổ hiện tại hoặc có thể cho một giai đoạn giáo dục có liên quan); có thể lập và ĐG được tầm quan trọng của kế hoạch và việc giảng dạy trong thực tế của đồng nghiệp, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục ở các cấp độ khác nhau; có tính đến các khuôn khổ, điều kiện thực hiện, cả trong hiện tại và trong tươmg lai.

Hơn nữa, để có thể DHTNL, giáo viên cần suy nghĩ, lập kế hoạch dạy học và thực hiện nó. Theo đó, đòi hỏi giáo viên phải hiểu người học (đối tượng dạy học) để đề ra và thực hiện kế hoạch cùng các trình tự giảng dạy cụ thể, đáp ứng các mục đích khác nhau. Nghĩa là, phải am hiểu về năng lực, chuẩn năng lực, chuẩn thành tích,... dự kiến tình huống, các hoạt động và tổ chức các hoạt động để học sinh (hay nhóm học sinh) tham gia học tập, khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, phù hợp vói đặc điểm và nhu cầu của chúng.

Ngoài ra, giáo viên còn phải biết cách tìm kiếm, lựa chọn và tạo được các loại phương tiện, thiết bị giảng dạy và học liệu thích hợp.

Thêm nữa, để đáp ứng được việc DHTNL còn đòi hỏi giáo viên có thể biện minh và thảo luận với học sinh trong quá trình học tập và có thể thúc đẩy, truyền cảm hứng để chúng tham gia vào các hoạt động học toán, cũng như có thể tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo trong học toán.

Bên cạnh đó, để đáp ứng các năng lực này còn đỏi hỏi giáo viên có thể giải thích rõ về việc học và làm chủ năng lực toán học cũng như quan niệm, niềm tin và thái độ toán học của học sinh; theo thời gian giúp học sinh gìn giữ và có thể phát triển những năng lực và phẩm chất vừa đề cập.

Một điều rất quan trọng khi giảng dạy là giáo viên phải hiểu được 3 phương diện của năng lực, đó là: độ cao của năng lực (xác định được từ mức thấp nhất đến mức cao nhất), độ rộng của năng lực (xem nó liên quan và được ứng dụng trong những phạm vi nào, chẳng hạn: đại số, hình học,...) và trình độ (độ thành thục, kĩ năng thực hiện) mỗi năng lực đó. Tất nhiên, giáo viên cần phải định nghĩa được (hay ý thức được), việc đạt một năng lực (thông qua nhóm năng lực) là như thế nào, để có thể ĐG được năng lực người học.

Chú thích[sửa]

  1. Nguồn http://nzcurriculum.tki.org.nz/
  2. Competencies and Malhematical Learning Ideas and inspiration for the development of mathematics teaching and learning in Denmark — Roskilde University, Department of Science, Systems and Models, IMFUFA, October- 2011
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này