Lấy dằm ra khỏi da

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những chiếc dằm đâm vào da tuy nhỏ những vẫn có thể gây đau đớn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi cố lấy chúng ra. Bài viết này của wikiHow sẽ mách cho bạn một số mẹo để lấy dằm ra khỏi da.

Các bước[sửa]

Lấy dằm ra bằng nhíp[sửa]

  1. Rửa sạch vùng tổn thương. Trước khi bắt đầu lấy dằm ra, bạn hãy dùng nước ấm và xà phòng để rửa tay và vùng da xung quanh chiếc dằm. Bước này có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.[1]
    • Rửa tay bằng xà phòng nhẹ dịu và nước ấm trong khoảng 20 giây.[1]
    • Rửa vùng da tổn thương bằng xà phòng nhẹ dịu và nước ấm hoặc nước rửa tay diệt khuẩn.
    • Lau khô tay và vùng da xung quanh chỗ dằm đâm vào trước khi thử lấy ra.
  2. Dùng cồn để khử trùng nhíp. Trước khi dùng nhíp để lấy dằm ra, bạn cần đảm bảo sát trùng bằng cồn y tế để giảm rủi ro vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương. Vi khuẩn trú ngụ trong vết thương có thể gây nhiễm trùng.[1].
    • Để sát trùng nhíp, bạn hãy ngâm nhíp trong cốc đựng cồn trong vài phút hoặc dùng bông vô trùng thấm cồn để lau nhíp.
    • Bạn có thể mua cồn y tế ở các hiệu thuốc và nhiều cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế. Các cửa hàng thực phẩm và nhà bán lẻ lớn cũng có thể bán cồn y tế.
  3. Sử dụng kính lúp và thao tác dưới ánh sáng tốt. Bạn có thể cân nhắc dùng kính lúp khi lấy dằm ra. Kính lúp sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và giảm rủi ro bạn làm mình bị thương thêm.[1]
    • Ít nhất thì bạn cũng nên đảm bảo thao tác ở chỗ sáng để có thể nhìn rõ hơn.[2]
  4. Rạch và lật lớp da bên trên chỗ dằm đâm vào nếu cần thiết. Nếu dằm nằm dưới lớp da, bạn có thể dùng kim đã sát trùng để rạch da và lật lớp da lên. Khử trùng kim bằng cách ngâm trong cồn hoặc dùng cồn lau. Tiếp đó dùng kim rạch da và lật miếng da bên trên chiếc dằm lên. Như vậy bạn sẽ dễ gắp được dằm và lấy ra.[1]
    • Nếu dằm đâm quá sâu, bạn nên cân nhắc đến bệnh viện hoặc bác sĩ để giảm rủi ro bị thương thêm.
  5. Dùng nhíp gắp dằm. Khi đã thấy đầu dằm, dùng nhíp kẹp dằm ở chỗ gần bề mặt da. Nhẹ nhàng rút dằm ra theo chiều dằm đã đâm vào.[1]
    • Nếu phải đưa nhíp vào sâu trong da mới có thể lấy dằm ra, có lẽ bạn nên đến bác sĩ để được giúp.
    • Nếu chiếc dằm bị gãy, có thể bạn cũng cần phải đến bác sĩ hoặc thử dùng nhíp kẹp lại lần nữa.[2]

Lấy dằm ra bằng băng dính[sửa]

  1. Mua ít băng dính. Những chiếc dằm mỏng manh như gai hoặc sợi thủy tinh có thể lấy ra bằng băng dính. Bạn có thể dùng nhiều loại băng dính khác nhau như băng dính giấy, băng dính vải hoặc băng dính cách điện. Bạn chỉ cần một mẩu băng dính nhỏ.
    • Đảm bảo vùng da xung quanh dằm phải sạch và khô trước khi dán băng dính.
    • Rửa sạch và lau khô tay trước khi bắt đầu thực hiện thao tác.
  2. Dán một miếng băng dính lên chiếc dằm và ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dằm. Đảm bảo ấn sao cho chiếc dằm không đi sâu hơn vào da. Tránh ấn lên đúng đầu đâm vào của chiếc dằm trên da.[2]
  3. Kéo băng dính ra. Khi chắc chắn là chiếc dằm đã dính vào băng dính, bạn hãy kéo băng dính ra. Từ từ kéo ra theo đúng hướng của chiếc dằm khi đâm vào.[2] Khi bạn kéo băng dính ra, dằm sẽ dính vào băng dính và bị lôi ra ngoài.
  4. Kiểm tra băng dính. Sau khi lấy băng dính ra, bạn cần kiểm tra xem có chiếc dằm dính trong băng dính không. Bạn cũng nên kiểm tra vùng da để xem còn phần nào của chiếc dằm còn lại trên da không. Nếu vẫn còn toàn bộ hoặc vài phần của chiếc dằm, bạn cần lặp lại thao tác này hoặc dùng phương pháp khác.

Lấy dằm ra bằng keo dán[sửa]

  1. Bôi keo dán vào chiếc dằm. Bạn có thể dùng kéo dán thủ công để lấy dằm ra. Chỉ cần bôi một lớp keo dán lên chiếc dằm và vùng da xung quanh.[3] Đảm bảo lớp keo dán phải đủ dày để phủ hoàn toàn lên chiếc dằm.
    • Không dùng keo siêu dính. Loại keo này có thể làm bong cả lớp da và khiến chiếc dằm kẹt trong da thay vì lấy nó ra.[4]
    • Bạn cũng có thể dùng kem tẩy lông hoặc miếng dán tẩy lông theo cách tương tự như dùng keo dán.[2]
    • Rửa sạch và lau khô tay và vùng da xung quanh chiếc dằm trước khi bắt đầu thao tác.
  2. Chờ cho keo khô. Lớp keo dán cần phải khô hoàn toàn trước khi bạn bóc ra, nếu không nó sẽ không dính vào chiếc dằm. Để keo dán lưu lại trên da từ 30 phút đến một tiếng. Thỉnh thoảng kiểm tra xem keo đã khô chưa. Keo đã khô sẽ không còn cảm giác dính hoặc ướt.
  3. Bóc lớp keo ra. Khi biết chắc là keo đã khô, bạn hãy bóc lớp keo theo chiều chiếc dằm đã đâm vào da. Kéo chầm chậm và đều tay. Khi bạn kéo lớp keo, chiếc dằm sẽ được lấy ra.
  4. Kiểm tra chiếc dằm. Sau khi bóc lớp keo ra, bạn hãy nhìn lại lớp keo để xem dằm có dính trong đó không. Bạn cũng nên kiểm tra xem có phần nào của chiếc dằm còn lại trong da không. Nếu có, bạn cần lặp lại thao tác này hoặc thử dùng phương pháp khác.

Chăm sóc vết thương bị dằm đâm vào[sửa]

  1. Nhẹ nhàng nặn vết thương. Khi đã lấy được dằm ra, bạn hãy nhẹ nhàng nặn vết thương đến khi có chút máu rỉ ra. Điều này sẽ giúp đẩy vi trùng từ chiếc dằm ra khỏi vết thương.[1]
    • Không nặn quá mạnh. Nếu vết thương không chảy máu khi nặn nhẹ, bạn cứ để yên đó. Bạn có thể dùng các phương pháp khác để làm sạch vi trùng và vi khuẩn, kể cả thuốc mỡ kháng sinh.
    • Dùng nước ấm giội rửa vết thương ít nhất trong một phút cũng giúp làm sạch vùng da.
  2. Cầm máu nếu có. Nếu chiếc dằm làm bạn chảy máu khi nặn hoặc vết thương tự chảy máu, bạn có thể cầm máu bằng cách ép lên vết thương.[5] Động tác này có thể giúp bạn không bị mất nhiều máu và bị sốc.[1] Những vết thương nhỏ sẽ ngừng chảy máu trong vòng vài phút. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều hoặc chảy máu không ngừng, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
    • Thử dùng gạc hoặc bông gòn ấn lên vết dằm đâm cho đến khi máu ngừng chảy.
    • Nếu vết thương làm rách da, bạn hãy khép miệng vết thương bằng cách dùng hai miếng gạc vô trùng hoặc vải sạch ép hai mép vết thương vào nhau.[5]
    • Bạn cũng nên đưa phần bị thương lên cao hơn mức tim để giúp kiềm chế máu chảy.[5] Ví dụ, nếu chiếc dằm đâm vào ngón tay, bạn hãy giơ tay lên đầu cho đến khi máu ngừng chảy.
  3. Sát trùng vùng tổn thương. Dùng nước ấm và xà phòng rửa sạch vêt thương có dằm đâm vào sau khi đã lấy dằm ra. Điều này sẽ giúp làm sạch vi khuẩn và vi trùng còn bám trên vết thương. Sau khi rửa sạch, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh.[1]
    • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da tổn thương mỗi ngày hai lần. Điều này là để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.[1]
    • Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin, neomycin, hoặc polymyxin B. Nhiều thương hiệu kết hợp cả ba dược chất trong một sản phẩm và gọi là “triple antibiotic ointment.”[5]
  4. Băng vết thương. Sau khi máu ngừng chảy và vết thương đã được rửa sạch, bạn nên băng vết thương để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Bạn có thể cố định miếng gạc bằng băng dính y tế hoặc dùng băng băng lại. Băng ép cũng có thể giúp cầm máu.[5]

Tìm sự giúp đỡ y tế[sửa]

  1. Xác định liệu bạn nên lấy dằm ra ở nhà hay cần đến bác sĩ. Những chiếc dằm nhỏ dưới bề mặt da có thể lấy ra ở nhà một cách an toàn.[1] Tuy nhiên có vài trường hợp cần phải được chuyên viên y tế giúp lấy dằm ra.
    • Nếu bạn không chắc về tình trạng của chiếc dằm hoặc nó khiến bạn cực kỳ đau đớn, bạn hãy lập tức đến bác sĩ.[1]
    • Đến bác sĩ để được giúp lấy dằm ra nếu chiếc dằm đâm sâu hơn 0,5 cm hoặc chiếc dằm đâm vào các cơ hoặc dây thần kinh.
  2. Đến bác sĩ hoặc gọi cấp cứu trong trường hợp nặng. Nếu chiếc dằm kẹt sâu trong da, gây đau nhiều, không thể lấy ra, hoặc thậm chí nếu bạn không dám tự lấy ra, bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nặng hoặc bị thương.[2] Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu:[1]
    • Dằm đâm vào mắt
    • Dằm không thể lấy ra dễ dàng
    • Vết thương sâu và bẩn
    • Mũi tiêm phòng uốn ván cuối cùng cách đây đã năm năm
  3. Quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bắt đầu có biểu hiện nhiễm trùng tại vị trí lấy dằm ra, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị và lấy nốt những mẩu dằm còn sót mà bạn không nhìn thấy.[5] Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: [6]
    • Chảy dịch tại vị trí vết thương
    • Vết thương đau nhói
    • Vùng tổn thương viêm đỏ hoặc có các tia đỏ
    • Sốt
  4. Cân nhắc cứ để nguyên chiếc dằm tại chỗ. Nếu chiếc dằm quá nhỏ và không gây đau, bạn có thể để yên trên da. Chiếc dằm có thể bị da tự đẩy ra. Lớp da cũng có thể hình thành nốt mụn bao bọc chiếc dằm và đào thải nó.[2]
    • Giữ sạch vùng da tổn thương và quan sát dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu thấy đỏ, nóng hoặc đau, bạn hãy đến bác sĩ.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Để làm tê da trước khi kéo dằm ra, bạn có thể dùng nước đá chà xát xung quanh, nhưng không trực tiếp trên chiếc dằm. Lau khô da trước khi lấy dằm ra.
  • Dùng nhíp, kềm cắt da hoặc bất cứ dụng cụ nào ấn xung quanh chiếc dằm, vì khi vùng da xung quanh được ấn xuống thì vùng da ở giữa sẽ được đẩy lên.
  • Nhúng vùng da có dằm vào nước nóng và sau đó kéo dằm ra.
  • Thuốc mỡ Preparation H bôi lên vùng tổn thương có thể giảm sưng và đỏ, nhờ đó giảm sự khó chịu.
  • Rắc muối lên vùng da tổn thương, sau đó dùng nước đá ấn xuống chỗ rắc muối.

Cảnh báo[sửa]

  • Đảm bảo giữ sạch vùng da bị dằm đâm vào để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]