Lấy lại sự tự tin sau thất bại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự thật thì thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi cuộc sống khiến bạn gục ngã, có thể bạn muốn chấp nhận số phận. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng thử thách thật sự không phải là không bao giờ vấp ngã mà là đứng dậy sau khi vấp ngã. Học cách nhìn nhận thất bại như một cơ hội để rèn luyện tính cách và sự kiên trì của bản thân.

Các bước[sửa]

Đối phó với Thất bại[sửa]

  1. Chấp nhận thất bại một cách rộng lượng. Khi bạn thất bại trong cuộc sống thì rất dễ lâm vào tình huống xấu. Thay vì cảm thấy thất vọng vì bản thân, hãy cố gắng duy trì sự điềm tĩnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn trải qua thất bại liên quan tới người khác, chẳng hạn như người yêu, cấp trên hay người quen thông thường. Nếu bạn xử lý mỗi quan hệ không tốt thì sự tin sẽ hao mòn. Tuy nhiên, nếu bạn xử lý một cách khéo léo và thoả đáng, bạn đã cho bản thân thấy rằng mình có khả năng và ý chí vững vàng.[1]
    • Ví như bạn không được thăng chức nhưng đồng nghiệp lại được chọn vào vị trí đó. Thay vì tự trách mình là kẻ thất bại, hãy tiếp cận người được thăng chức và chúc mừng họ. Hành động này thể hiện bạn là người đáng kính và nghiêm túc. Đây cũng coi như thực hành cho chiến thắng bởi vì nhắc đi nhắc lại về sự thất bại sẽ không thuận lợi như khi khoe khoang về thành công.
    • Thậm chí khi bạn không tiếp cận "người thắng cuộc" (hay kịch bản này không phù hợp với hoàn cảnh của bạn), hãy cố gắng không suy nghĩ quá nhiều về sự thất bại. Hãy chấp nhận nỗi thất vọng và sắp xếp lại mọi việc.
  2. Tránh đổ lỗi. Đổ lỗi cho người khác là dấu hiệu không biết cách đối phó và mất khả năng nhận trách nhiệm. Nếu mọi chuyện không diễn ra như ý thì bạn cũng không nên đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi cho người khác, cho dù người đó cũng có một phần trách nhiệm, chỉ khiến bản thân thêm tổn thương.[2]
    • Thứ nhất, đổ lỗi cho người khác chỉ giảm nhẹ vai trò của bạn trong tình huống đó. Điều này cho phép bạn đổ mọi tội lỗi lên người khác mà không cần chịu trách nhiệm cho lỗi lầm hay đánh giá sai lầm của bản thân. Thứ hai, đổ lỗi thể hiện sự thiếu tôn trọng và cố ý với người khác.
    • Đừng để việc đổ lỗi cho người khác hủy hoại trái tim bạn. Bạn cần hiểu rằng con người ai cũng mắc sai lầm (bản thân bạn cũng vậy) và phải nỗ lực học hỏi từ sai lầm đó.
    • Khi bạn chịu trách nhiệm, bạn có thể vượt qua cảm giác oán giận một cách nhanh chóng và tìm ra giải pháp hoặc kế hoạch B.
  3. Chăm sóc tốt cho cơ thể. Khi con người cảm thấy thất vọng về bản thân hay một tình huống cụ thể trong cuộc sống, họ có xu hướng bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe, và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin (tâm trạng). Hãy ngăn chặn sự thất bại trong tương lai bằng cách chăm sóc cơ thể nhẹ nhàng, cẩn thận. Mặc cho tình huống hiện tại thế nào, bạn cần ăn uống điều độ, đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm.[3]
  4. Chăm sóc tốt cho tâm trí. Ăn uống điều độ, năng hoạt động và ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sự tự tin. Rèn luyện thêm những bài tập thư giãn như giãn cơ hoặc thiền sẽ giúp bạn giải tỏa tâm trí và lên kế hoạch đáp trả thất bại vừa qua. Hãy làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn đầu óc và tĩnh tâm trở lại. Bạn có thể tập chạy, chơi với thú cưng hoặc đọc cuốn tiểu thuyết đặt trên bàn mấy tuần nay.
    • Để tập thư giãn cơ bắp, bạn nên ngồi thoải mái trên ghế, hai chân song song với sàn, hai tay buông thẳng. Hít vài hơi thật sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Bắt đầu với nhóm cơ mặt. Thu nhỏ nhóm cơ mặt và giữ im trong 5 giây. Chú ý đến cảm nhận khi co rút cơ. Sau đó, thả lỏng nhóm cơ và chú ý đến cảm nhận. Tiếp tục hít thở sâu và thực hiện lần lượt với từng nhóm cơ trên cơ thể.
    • Có nhiều cách thiền khác nhau nhưng thiền từ bi là hiệu quả nhất trong tình huống này.[4] Tìm một vị trí thoải mái và hít thở sâu, nhắm mắt lại. Cố gắng tập trung vào hơi thở, sau đó bắt đầu chú ý đến áp lực đang lan tỏa khắp cơ thể, hay bạn đang dồn nén căng thẳng, lo lắng. Hãy dành cho bản thân những từ ngữ tốt đẹp và từ bi, chẳng hạn như "Tôi có thể đối tốt với bản thân" và "Tôi có thể chấp nhận con người thật của mình." Nếu bạn mất tập trung hoặc cảm thấy choáng ngợp, hãy cố lấy lại sự tập trung vào hơi thở.[4]

Học cách Đáp trả[sửa]

  1. Nhờ giúp đỡ. Bây giờ bạn đang cảm thấy buồn bực, thất vọng, không có cảm hứng. Đây có thể không phải lúc thích hợp để tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là khi mất hết tự tin. Nhưng thực tế, tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi gặp trở ngại chính là thời điểm thích hợp nhất. Hãy tiếp cận cấp trên, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, người hướng dẫn hoặc cố vấn tinh thần. Bạn có thể thu nhận phản hồi từ bất cứ ai, nhưng hiệu quả nhất vẫn là trao đổi với người hiểu được tình huống của bạn.[5]
    • Giới thiệu (hoặc giải thích) tình huống của bản thân và nhờ người đó chia sẻ thẳng thắn với bạn. Bạn có thể hỏi như sau "Tại sao bạn nghĩ điều này lại xảy ra?" hoặc "Bạn nghĩ tôi cần làm gì để mọi chuyện không tiếp diễn?"
    • Đừng để tình trạng dễ tổn thương hiện tại ngăn cản bạn tiếp nhận những lời khuyên thực tế. Lắng nghe phản hồi từ người đó và đặt những câu hỏi thiết thực để hiểu rõ hơn. Không đánh giá hay phòng vệ (bạn nên nhớ người này chỉ muốn giúp bạn). Chú ý rằng bạn có thể trả lời lại phản hồi của họ sau đó và quyết định có làm theo hay không.
  2. Quan sát và học hỏi từ người khác. Quan sát hoặc tìm hiểu về cách mọi người xử trí trong tình huống tương tự chính là kinh nghiệm học hỏi và trưởng thành dành cho bạn. Quan sát tỉ mỉ cách người khác vượt qua trở ngại và hoàn toàn bỏ qua nó. Chú ý đến điệu bộ của họ, cách họ tương tác với người và xử trí để vượt qua thất bại. Bạn có thể đọc những cuốn sách tự truyện hoặc sách tự lực liên quan đến những chuyện bạn đang trải qua.[6]
    • Lắng nghe hoặc tìm đọc kinh nghiệm của những người đi trước để hình thành lại sự tự tin cho bản thân khi nhận ra rằng mọi người đều từng gặp thất bại. Không chỉ mình bạn gặp phải sự thất bại, ai cũng có thể đứng dậy và cố gắng vươn lên tại một thời điểm nào đó.
  3. Thay đổi định nghĩa về thất bại. Có một trích dẫn nổi tiếng như sau "Thất bại nên là người thầy của chúng ta, không phải người làm tang lễ. Thất bại chỉ là sự chỉ hoãn, không phải là bị đánh bại..." Bạn có đồng ý không? Hay bạn phải chịu thất bại nhiều lần? Hãy tìm ra ý nghĩa thật sự của thất bại và bạn sẽ lập tức cảm thấy tự tin hơn. Sau đây là một số phương pháp hữu ích:[7][8]
    • Tập suy nghĩ tích cực. Thay vì nghĩ lần vấp ngã này là một thất bại, hay coi đây như một bước đệm để thành công. Khi bản thân bằng lòng với những suy nghĩ tiêu cực, hãy thách thức chúng. Ví dụ, bạn nghĩ "Việc kinh doanh của tôi sẽ không bao giờ thành công". Hãy tìm cách để thấy thành công, dù cho suy nghĩ đó nhỏ bé thế nào hãy cứ bám lấy nó. Bạn nên suy nghĩ tích cực theo hướng "Tôi đã lên một danh sách khách hàng nhỏ, tôi có những sản phẩm tuyệt vời. Tôi đã sắp xếp mọi thứ. Việc cần làm là tiếp tục duy trì".
    • Loại bỏ những từ ngữ tiêu cực ra khỏi từ điển của bạn. Thách thức bản thân thay đổi cách nói chuyện. Loại bỏ các từ "không thể", "không" hoặc "không nên". Chỉ vậy thôi là bạn đã thúc ép bản thân nói chuyện tích cực hơn.
    • Nhắc bản thân nhớ về sức mạnh và thời điểm sức mạnh đó dẫn bạn tới thành công. Hãy nhớ rằng bạn đã nắm trong tay công cụ và bạn chỉ cần cố gắng một lần nữa.
  4. Tập trung vào thay đổi thay vì kết quả. Mọi người thường chuẩn bị cho nỗi thất vọng vì họ thu hẹp sự tập trung vào kết quả. Bạn nên hiểu rằng kết quả như thế nào không quan trọng. Hãy tự nhủ rằng điều duy nhất có ý nghĩa là những gì bạn đã trong ngày hôm nay, trong tuần này. Hãy nhớ rằng cuộc sống là một chuyến đi, không phải đích đến.[9]
    • Ví dụ điển hình về chuyển đổi sự tập trung chính là chương trình giảm cân. Nếu bạn chỉ tập trung vào các con số thì bạn sẽ không thể hài lòng. Mặt khác, khi bạn chú ý đến những thay đổi toàn diện, chẳng hạn như bạn mặc vừa chiếc quần bò hay cơ thể tràn trề năng lượng, bạn sẽ thấy mình tiến bộ.
  5. Mạo hiểm có tính toán. Rất khó khăn để trở lại quỹ đạo sau thất bại. Nhưng bạn phải làm được. Từng bước từng bước một lấy lại sự tự tin. Chấp nhận rủi ro nhỏ hơn, có tính toán để giúp bạn lấy lại niềm tin ở bản thân mà không phải mạo hiểm mọi thứ.[10][11]
    • Phân tích các tình tiết trong tình huống cụ thể và cân nhắc mặt lợi mặt hại. Xem xét bản thân có thể buông bỏ thứ gì. Nếu mặt lợi nhiều hơn hại và bạn có thể nhận được nhiều thứ, hãy thực hiện nó. Trở lại một cách thông minh và có tính toán sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin một cách kỳ diệu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]