Một số lời bình sau khi đọc “ Vũ trụ trong một nguyên tử” của Đạt lai Lạt ma/3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tôi định không viết lời bình cho các chương 3, 4, 5 để tập trung vào vấn đề ý thức bởi như tôi đã nói là tôi không được dư dả về thời gian để tìm hiều thấu đáo về mọi vấn đề trong đó có triết học phật giáo. Nhưng khi đọc để hiểu sách thì tôi lại thấy nên viết một ít về các vấn đề được nêu trong những chương này.

Tính không, Thuyết tương đối, nguồn gốc vũ trụ[sửa]

Trong vũ trụ này, và tương tự, trong thế giới mà chúng ta đang sống, không có cái gì là hoàn toàn độc lập hay hoàn toàn tự tính. Ngay cả sự nhận thức của mỗi cá nhân cũng vậy, không ai có thể tự mình có sự nhận thức về thực tại khách quan đầy đủ và đúng đắn nếu không có sự liên hệ với sự nhận thức của những người khác. Sự kết hợp giữa năng lực nhận thức cá nhân với nhận thức chung của nhân loại sẽ làm cho kho tàng tri thức của nhân loại được mở rộng theo chiều hướng ngày càng đúng hơn và phong phú hơn, trong đó năng lực nhận thức của những cá nhân xuất sắc có vai trò quyết định cho sự nhận thức đúng và gia tăng khối lượng tri thức cho nhân loại. Cơ sở của mối quan hệ giữa nhận thức của từng cá nhân với nhận thức chung của xã hôi và nhân loại thông qua giao tiếp, học hỏi, truyền dạy, thảo luận và tranh luận. Mối quan hệ giữa từng cá nhân với phần còn lại của nhân loại trong lĩnh vực nhận thức cũng là một biểu hiện cho “tính không” trong quan niệm Phật giáo.

Sự phát triển của triết học Phật giáo cũng dựa do các bộ não xuất sắc thực hiện. Những quan điểm Phật giáo sâu sắc được Đạt lai Lạt ma nêu lên đó là “tính không” hay như Đạt lai Lạt ma nói đó là một tuệ giác quan trọng nhất trong Phật giáo. Đây là là một quan điểm được nêu lên từ một nền triết học tôn giáo nhưng giá trị của nó không bị giới hạn bởi tính tôn giáo. Có thể nói rằng bằng tư duy sâu sắc, mặc dù trong hoàn cảnh sự nhận thức chung của nhân loại chưa cao, các luận giả Phật giáo đã tạo được những điểm nhấn quan trọng cho nhận thức của nhân loại.

Tuy nhiên , có một thực tại còn phải tranh luận nhiều, mặc dù có vẻ nhận loại đang thừa nhận theo hướng của triết học duy vật biện chứng và của thuyết tương đối, đó là không gian và thời gian có phải là vật chất hay không và có mối quan hệ với vật chất hay không, và theo thuyết lý tính không của Phật giáo thì không gian và thời gian cũng không độc lập mà có quan hệ với các thành tố khác trong vũ trụ. Theo định nghĩa của Lê nin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc cảm giác” thì không gian và thời gian cũng là vật chất (Theo định nghĩa này thì có thể chứng minh ý thức cũng là vật chất). Quan niệm này còn được củng cố bởi Thuyết tương đối khi thuyết này cho rằng thời gian sẽ dài ra trong các hệ quy chiếu quán tính chuyển động với tốc độ cao và không gian bị các vật thể có khối lượng lớn uốn cong. Phật giáo, với quan điểm tính không sẽ chấp nhận mối quan hệ này và có thể nói sự ra đời và được chấp nhận rộng rãi của thuyết tương đối như là một minh chứng thuyết phục cho thuyết lý tính không của Phật giáo. Có vẻ như Phật giáo , Triết học duy vật biện chứng và vật lý hiện đại đã tìm được tiếng nói chung và như vậy việc chấp nhận thời gian, không gian là vật chất sẽ là đa số và ý kiến cho rằng thời gian và không gian không phải là vật chất sẽ khó tìm được chỗ đứng trong nhân thức của nhân loại. Tuy khó nhưng chúng vẫn có cơ sở tồn tại. Tôi cũng xin đưa ra đây những chứng lý của loại ý kiến thứ hai này.

Xin nói về vấn đề thời gian. Theo thuyết tương đối hẹp, thời gian sẽ dãn ra trong các hệ quy chiếu quán tính chuyển động. Giả thuyết này dựa trên hai tiên đề:

  • Các định luật vật lý là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính
  • Tốc độ ánh sáng trong chân không là hằng số trong mọi hệ quy chiếu quán tính

Chúng ta xem xét vấn đề trên hai khía cạnh: Sự hợp lý trong sử dụng tiên đề trong vật lý và sự tin cậy của các tiên đề trên đây. Có thể nói rằng tiên đề chỉ có thể sử dụng trong toán học với sự thừa nhận mà không chứng minh, còn trong vật lý chỉ có những điều chưa được khám phá, chưa được giải thích. Các lý thuyết vật lý được xây dựng trên cơ sở những điều chưa được giải thích, chứng minh hay nói cụ thể là các tiên đề sẽ ẩn chứa những mâu thuẫn, thiếu sót có thể dẫn đến chỗ bị phản bác hay là những lý thuyết thiếu độ tin cậy. Chúng ta xem xét về độ tin cậy tiên đề thứ nhất với ví dụ về sự truyền sóng âm trong một hộp kín đặt trên một toa tàu. Hộp kín này có thể được hút sạch không khí tạo ra môi trường chân không. Bên trong hộp có một loa để phát âm và một micro thu âm. Chúng ta có thể thấy tốc độ truyền âm trong hộp là không đổi khi tàu đứng yên hay chuyển động. Nhưng tốc độ truyền âm giảm dần khi không khí trong bình bị hút dần ra mà không phụ thuộc vào việc tàu đi nhanh hay chậm. Như vậy định luật về tốc độ truyền âm sẽ không như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính khi môi trường của hệ quy chiếu thay đổi. Tiên đề một được phát biểu đã thiếu đi một vế rất quan trọng là môi trường cho các quy luật vật lý vận hành đi cùng với hệ quy chiếu quán tính và đương nhiên độ tin cậy của tiên đề đã giảm đi ít nhất một nửa. Tiên đề hai được phát biểu cùng với giả thiết ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt. Giả thuyết sự di chuyển của ánh sáng dưới dạng hạt phù hợp định luật quang điện nhưng không phù hợp với lý thuyết sóng ánh sáng. Do đó để có thể tạo nên sự hoà hợp giữa các lý thuyết này, cơ học lượng tử đã cho ánh sáng có lưỡng tính sóng hạt. Khái niệm này là một sự lắp ghép các tính chất của ánh sáng mà không thể hiện được mối quan hệ giữa các tính chất này và nó phải thừa nhận một tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng, điều mà thuyết tương đối không cho phép, đó là tốc độ pha của ánh sáng. Tuy có sự phù hợp với định luật quang điện, nhưng ngay trong bản thân giả thuyết ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt đã ẩn chứa cơ sở để giả thuyết bị bác bỏ. Khi quan sát một vật được chiếu sáng trong một khoảng thời gian, chúng ta sẽ thấy vật đó sáng liên tục, có nghĩa là nếu ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt thì các hạt ánh sáng sẽ kế tiếp nhau thành một đoàn hạt di chuyển từ vật tới mắt. Khi chuyển sang nhiều góc nhìn khác, chúng ta vẫ quan sát thấy vật đó, có nghĩa là tại một thời điểm có vô số các đoàn hạt ánh sáng từ vật toả ra khắp mọi hướng, khoảng không gian bao quanh vật vì vậy sẽ có một trường hạt ánh sáng và không có lý do gì để trường hạt ánh sáng này không xung đột với trường hạt ánh sáng của các vật thể khác hay các hạt ánh sáng không va chạm vào nhau khi di chuyển, sự va chạm này làm đổi hướng di chuyển của các hạt ánh sáng dẫn đến sự quan sát bị sai lệch. Nhưng đã không xảy ra điều này trong thực tế, có nghĩa là ánh sáng không di chuyển dưới dạng hạt. Mặt khác, nếu thừa nhận ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt thì không thể thừa nhận tốc độ ánh sáng là một hằng số bới hạt ánh sáng có khối lượng và do đó nó có quán tính. Quán tính của hạt ánh sáng sẽ làm cho hạt ánh sáng không đạt được tốc độ tối đa ngay từ khi được phát ra. Tốc độ là hằng số chỉ có thể là tốc độ di chuyển của sóng. Đây là mâu thuẫn giữa tốc độ và giả thuyết ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt. Điều này có nghĩa là khi sử dụng tiên đề hai thì không được sử dụng giả thuyết ánh sáng di chuyển dưới dạng hạt trong cùng một lý thuyết vật lý.

Có một mâu thuẫn giữa thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng xuất hiện khi lý giải về thời gian trên vệ tinh đĩa tĩnh. Theo thuyết tương đối hẹp thì thời gian trên vệ tinh địa tĩnh sẽ chậm hơn thời gian trên mặt đất do tốc độ di chuyển của vệ tinh lớn hơn tốc độ di chuyển của mặt đất. Nhưng theo thuyết tương đối rộng thì do hiệu ứng làm xoắn không thời gian của trái đất mà thời gian ở độ cao gần trái đất hơn sẽ chậm hơn thời gian ở độ cao lớn hơn và do đó thời gian trên vệ tinh địa tĩnh sẽ nhanh hơn thời gian trên mặt đất. Đây là mâu thuẫn giữa thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng. Thêm một loại thời gian nữa là theo phương di chuyển của trái đất thì thời gian trên vệ tinh địa tĩnh và trấi đất là bằng nhau bởi cả hai có cùng tốc độ di chuyển theo phương này. Như vậy nếu đặt trên vệ tĩnh và trên mặt đất ba cặp đồng hồ đồng bộ với nhau, trong đó hai cặp chạy theo hai thuyết tương đối, một cặp theo phương di chuyển của trái đất thì trên vệ tinh địa tĩnh sẽ có ba thời gian khác nhau. Đây là kết quả không thể chấp nhận được.

Trong Chương hai Đạt lai Lạt ma có nói đến chủ trương nghi ngờ lành mạnh. Tôi không biết Đạt lại lai lạt ma có nghi ngờ gì về thuyết tương đối hay không. Còn tôi đã chứng minh thời gian không hề co dãn trong loạt bài Những lý giải mới về thời gian và bản chất của ánh sáng từ thí nghiệm của Michelson-Morley, phần I và các phần khác. Thời gian không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cái gì thuộc về vật chất. Tương tự, không gian cũng không bị uốn cong bởi bất kỳ vật thể có khối lượng nào. Sự đổi hướng của tia sáng gần các vật thể có khối lượng lớn là minh chứng cho điều này. Có lẽ với nhiều người và cả tác giả của thuyết tương đối sẽ cho sự uốn cong các tia sáng đi gần các thiên thể là bằng chứng không thể chối cãi về sự uốn cong của không gian. Nhưng nếu suy luận sâu thêm từ các quan sát thì phải kết luận ngược lại.. Theo thuyết tương đối thì không gian càng gần thiên thể sẽ bị uốn cong nhiều hơn ( lực hấp dẫn lớn hơn). Khi tia sáng đã bị uốn cong ở vùng có độ cong nhỏ thì nó sẽ bị uốn cong tiếp để đi vào vùng có độ cong lớn hơn và cuối cùng tia sáng sẽ lao vào thiên thể theo đường xoáy trôn ốc, có nghĩa là bất kỳ một tia sáng nào khi đã bị uốn cong thì sẽ có kết cục là phải lao vào thiên thể đã làm cong không gian mà không thể thoát ra được. Nhưng những quan sát thực tế lại cho thấy các tia sáng sau khi bị uốn cong đều thoát ra được khỏi vùng ảnh hưởng. Nó không đi theo con đường mà vùng không gian bị uốn cong quy định cho nó. Nói cách khác không gian không bị uốn cong theo thuyết tương đối. Có một cách giải thích khác hợp lý hơn cho sự uốn cong các tia sáng khi chúng đi gần các thiên thể là do chúng di chuyển dưới dạng sóng và bị khúc xạ bởi lớp khí quyển (hay một dạng vật chất trong suốt nào đó) bao quanh thiên thể đó. Nhiều thực nghiệm nhằm kiểm chứng sự dãn ra của thời gian cũng có giải thích thoả đáng hơn cách giải thích do thời gian co dãn, ví dụ như sự nhanh chậm của đồng hồ là do thay đổi nhiệt...Không thể cho rằng sự nhanh chậm của các thiết bị đo thời gian nói riêng và các quá trình vận động của vật chất nói chung là do sự co dãn của thời gian. ( Tôi đưa ra một hướng nhìn khác mặc dù vẫn biết rằng sẽ có rất nhiều người phản đối hoặc không ủng hộ).Thuyết tương đối mặc dù đã giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong vật lý, nhưng đó là thuyết khả phản bác. Nếu coi một thuyết khả phản bác là nền tảng vật lý thì có thể dẫn đến sai lầm. Việc coi ánh sáng bị uốn cong bởi hiệu ứng thấu kính hấp dẫn qua đó xác định rằng trong vũ trụ tồn tại vật chất tối có thể là sai lầm đó bởi ánh sáng di chuyển trong vũ trụ có thể không theo đường thẳng do khúc xạ hoặc do nguyên nhân khác. Những chứng lý trên đây cho thấy mối quan hệ giữa không và thời gian với các đối tượng vật chất trong vũ trụ nếu có chỉ là mối quan hệ một chiều từ không gian và thời gian tới các thành tố khác trong vũ trụ. Không gian là môi trường cho mọi quá trình vận động còn thời gian xác định tính trước sau của các quá trình vận động đó. Như vậy không gian và thời gian là có tự tính, có sự độc lập (?). Có thể chúng không siêu việt bởi chúng không ảnh hưởng tới các quá trình hình thành và vận động của vật chất. Nhưng để tìm ra được mối quan hệ ngược của các thành tố khác trong vũ trụ tới không gian và thời gian quả không dễ dàng. Và khi chưa tìm được thì không thể khẳng định không gian và thời gian là không độc lập. Khi cho rằng vũ trụ ra đời từ vụ nổ một khối đậm đặc trong đó có thời gian và không gian thì cũng có nghĩa là đã xác định rằng cái khối đậm đặc đó có biên, vật chất, không gian và thời gian ở trong cái biên đó. Câu hỏi lớn là không gian và thời gian ở trong biên giới, vậy ngoài biên giới của cái khối đậm đặc đó là cái gì?. Có thể đã có một vụ nổ lớn, nhưng không có nghĩa là vụ nổ đó đã tạo ra không gian và thời gian hay là sự bất đầu của không gian và thời gian. Vụ nố đó chỉ diễn ra trong không gian và trong thời gian. Không gian là vô biên, còn vụ nố lớn tạo nên cái vũ trụ mà chúng ta đang sống là hữu biên. Để có thể nhận biết được các quá trình vận động thì phải có một cái gì đó cố định để so sánh, và cái cố định đó là thời gian. Nếu thời gian cũng thay đổi thì làm sao chúng ta có thể nhận ra được mọi quá trình đang diễn ra? làm sao nhận ra được cái trước cái sau? Một câu hỏi lớn nữa là cái gì, thế lực nào đã làm cho vụ nổ lớn xảy ra. Nếu không có cái gì, một thế lực siêu việt nào tác động mà vụ nổ lớn vẫn xảy ra thì sự thừa nhận đó của Phật giáo về vụ nổ lớn sẽ không phải là mẫu thuẫn với thuyết lý tính không ư? Thuyết tương đối đã không trả lời câu hỏi cái gì làm cho vụ nổ lớn xảy ra và bởi vấn đề đã được nêu lên nên cần có một câu trả lời. Việc không tìm được câu trả lời hoặc câu trả lời không thoả đáng đồng nghĩa với sự thừa nhận có một đấng siêu việt đứng trên vụ nổ lớn. Điều này trái với chủ trương vô thần của cả Phật giáo và khoa học. Nếu câu trả lời là vụ nổ xảy ra do mất cân bằng nhiệt thì sẽ trái với chủ trương cho rằng sự khởi đầu là từ thời điểm vụ nổ xảy ra bởi sự mất cân bằng nhiệt phải xảy ra trước mới dẫn đến vụ nổ và như vậy là thời gian có trước vụ nổ.

Sự khôn ngoan nhất có lẽ là tránh câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ. Đức Phật Tổ đã không trả lời thẳng vào nguồn gốc vũ trụ khi chưa tìm được câu trả lời xác đáng. Đạt lai Lạt ma cũng đã thừa hưởng sự khôn ngoan này từ Đức Phật Tổ : (trích) “nên tôi thật hoan hỉ để mạo hiểm xa khỏi vụ nổ lớn và suy đoán về các trạng thái khả dĩ của các sự việc trước đó”. Không biết Đức Đạt Lai lạt ma có ủng hộ Thuyết tương đối hay không?

Cái gì đã khiến vụ nổ lớn xảy ra hay nguồn gốc vũ trụ vẫn còn là một bí ẩn và một thách thức lớn kích thích các bộ óc ưa phiêu lưu.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây