Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Bảng mô tả những năng lực chuyên biệt của môn hóa học
NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT Mô tả các năng lực Các mức độ thể hiện
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học ;

Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học;

Năng lực sử dụng danh pháp hóa học.

a) Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (Kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc phân tử các chất, liên kết hóa học…)

b) Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, các dạng công thức (CTPT, CT CT, CT lập thể…), đồng đẳng, đồng phân…. 

c) Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ.

d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng.

e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới.

2. Năng lực thực hành hóa học bao gồm: - Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn;

- Năng lực quan sát,  mô tả , giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận.

- Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN

 - Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn PTN

- Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa chất để làm TN

- Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN

- Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các TN.

- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp .

- Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn giản

- Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thí nghiệm hóa học phức tạp.

- Biết cách quan sát,  nhận ra được các hiện tượng TN

Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm.

Giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ra những kết luận cần thiết.

3. Năng lực tính toán Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. a) Vận dụng được thành thạo phương pháp bảo toàn ( bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron... trong việc tính toán giải các bài toán hóa học.
Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng c) Xác định mối tương quan giữa các chất  hóa học tham gia vào phản ứng với các thuật toán để giải được với các dạng bài toán hóa học đơn giản.
Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học. c) Sử dụng được thành thạo phương pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học.
. d)  Sử dụng hiệu quả các thuật toán  để biện luận và tính toán các dạng bài toán hóa học và áp dụng trong các tình huống thực tiễn.
4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học a) Phân tích được tình huống trong học tập môn hóa học; Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học a) Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học; b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học ;
c) Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện.

- Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản

-Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của GV

c) Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau.

- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra  trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư duy và các PP phán đoán, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những vấn đề mới.

- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác trong nhóm.

d) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện đó.

Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất.

d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.
5) Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức. a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức , phân loại kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng,  tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
b) Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn b) Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học  đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống,  tự nhiên và xã hội.
c) Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, KH thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.
d) Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. d) Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống  và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên môn khác.
e) Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn e) Chủ động sáng tạo lựa chọn  phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề đó.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này