Phát hiện khủng long sống trong hang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Những người săn hoá thạch đã tìm thấy dấu tích của những con khủng long nhỏ bé làm tổ trong một cái hang. Phát hiện chứng tỏ các loài bò sát một thời thống trị trái đất có thể đã chọn nơi ở đa dạng hơn nhiều chúng ta tưởng.

Hình thu nhỏ có lỗi: Không thể lưu hình nhỏ vào đường dẫn đích

Hoá thạch xương và hang của những con khủng long này được tìm thấy ở tây nam bang Montana, Mỹ, được mệnh danh là Oryctodromeus cubicularis - một cái tên kết hợp tiếng Latin Hy Lạp có nghĩa là kẻ đào hang.

Đất trong hang được định tuổi vào giữa kỷ Creta - thời kỳ ấm áp trải dài từ khoảng 135 đến 115 triệu năm trước. "Đây là dấu vết và bằng chứng hoá thạch đầu tiên của hành vi đào hang ở một loài khủng long", nhóm nghiên cứu Mỹ Nhật Bản cho biết.

Cái hang, dài và chứa đầy trầm tích, bao gồm một đường hầm dốc ngoằn ngoèo dài hơn 2 mét và rộng khoảng 70 cm, tương tự như những cái hố mà linh cẩu vằn vẫn tạo ra ngày nay.

Ở cuối hang là bộ xương của một con trưởng thành và hai con khủng long non. Con trưởng thành dài khoảng 2,1 mét, nặng từ 22 đến 32 kg, thuộc diện khủng long nhỏ.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc đào hang có thể đã giúp loài khủng long nhỏ bé này sống sót trong điều kiện thời tiết nóng nực. Khác với thú, bò sát không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì thế, trong sa mạc, một cái hang sẽ là nơi trú ẩn tốt nhất để tránh nắng nóng, trong khi ở vùng cực và núi cao lạnh lẽo, hang sẽ giúp duy trì hơi ấm.

(nguồn AFP)

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này