Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác trong dạy học hoá học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hóa hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hóa học (môn khoa học thực nghiệm). Tuy nhiên, việc sử dụng thí nghiệm là tích cực hơn nếu GV sử chúng làm nguồn kiến thức để HS tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều GV phổ thông cho rằng cứ sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng thí nghiệm theo cách là GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng sau đó yêu cầu giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu là môt phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, HS không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lí thuyết chung đã học; những trường hợp HS có thể vận dụng những kiến thức đã có để dự đoán thì nên dùng thí nghiệm để kiểm chứng sẽ có tác dụng củng cố đồng thời dạy cho HS phương pháp suy diễn, hoặc có những thí nghiệm có hiện tượng khác so với kiến thức đã học có thể dùng để đặt vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS. Sở dĩ nhiều GV có quan niệm sai lầm và cách sử dụng thí nghiệm chưa hợp lí đó là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi cách sử dụng thí nghiệm cũng như chưa biết cách lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm cho phù hợp.

  1. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học
  2. Sử dụng các phương tiện dạy học khác như tranh ảnh sơ đồ, biểu bảng, ... trong dạy học hóa học
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây