Tại sao có những người không bao giờ xin lỗi?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Một số người cảm thấy khó khăn khi xin lỗi vì (có vẻ như) nó khiến họ phải thừa nhận cho dù là một sai sót nhỏ nhặt liên quan đến những hậu quả lớn hơn. Cho dù chúng ta nhận thức được sự không xin lỗi chỉ đơn giản là sự phòng vệ hoặc biểu hiện của lòng tự tôn, nhưng nó thường xuất phát từ một động cơ tâm lý sâu xa. Đó là: từ chối xin lỗi thường phản ánh những nỗ lực để bảo vệ cảm giác về cái tôi mong manh.

Việc xin lỗi có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi chúng ta làm tổn hại một ai đó, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tình cảm hoặc gây ra sự khó xử, hầu hết chúng ta sẽ đưa ra một lời xin lỗi chân thành, bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta nhận được sự tha thứ cũng như giảm bớt cảm giác tội lỗi của chúng ta. Nhưng, trong những tình huống như thế, người không xin lỗi thường kiếm cớ đổ lỗi và phủ nhận để từ chối trách nhiệm thuộc về mình. Vì sao vậy?

Những lời xin lỗi là mối đe dọa đối với những người không xin lỗi: Đối với người không xin lỗi, việc nói “Tôi xin lỗi” mang một hậu quả tâm lý xa hơn cả sự tự giải biện, đó là nó gợi lên một nỗi sợ hãi cơ bản (cả ở ý thức lẫn vô thức) mà họ rất muốn tránh:

Lời xin lỗi là mối đe dọa lớn vào lòng tự trọng[sửa]

1. Thừa nhận hành vi sai lầm và việc làm đe dọa nghiêm trọng đến người không xin lỗi bởi họ có vấn đề trong việc phân định giữa hành động và tính cách của mình. Có nghĩa là, nếu họ làm điều gì đó không tốt, thì họ là một người xấu; nếu họ cẩu thả, thì bản tính của họ hẳn là ích kỉ và vô tâm; nếu họ phạm phải sai lầm, thì họ là người ngốc nghếch và ngu dốt… Do đó, lời xin lỗi là một mối đe dọa lớn vào ý nghĩa cơ bản về bản sắc (identify) và lòng tự trọng (self – esteem) của họ.

Nó khiến họ xấu hổ[sửa]

2. Việc xin lỗi có thể cho chúng ta cơ hội để được tha lỗi, nhưng đối với người không xin lỗi, nó không mang ý nghĩa như vậy. Thay vào đó, nó khiến họ xấu hổ. Trong khi cảm giác tội lỗi khiến chúng ta cảm thấy tội tệ về hành động của mình, thì sự xấu hổ khiến họ cảm thấy tệ về bản thân họ - họ là ai? – với cảm giác về sự xấu hổ còn độc hại hơn cảm giác về sự tội lỗi.

Lời xin lỗi đẩy xung đột đi xa hơn[sửa]

3. Trong khi tất cả chúng ta coi lời xin lỗi như những cơ hội để hóa giải nhưng xung đột thì người không xin lỗi lại sợ rằng lời xin lỗi của họ sẽ chỉ mở một cái “cửa xả lũ” cho những lời tố cáo và đẩy xung đột đi xa hơn. Một khi họ thừa nhận về một lỗi lầm, chắc chắn là người khác sẽ vin vào cơ hội đó để khơi lại lỗi lầm chưa được xin lỗi trước đây của họ.

Sợ chịu trách nhiệm[sửa]

4. Người không xin lỗi sợ rằng việc xin lỗi sẽ khiến họ cùng chịu trách nhiệm và giảm đi phần nào trách nhiệm của người khác. Ví dụ, một cặp vợ chồng cãi nhau, người không xin lỗi sợ rằng trách nhiệm của đối phương sẽ nhẹ hơn thực tế và họ sẽ phải là người chịu thiệt thòi nếu họ buông lời xin lỗi.

Sợ bị tổn thương[sửa]

5. Bằng việc từ chối nói “Xin lỗi” người không xin lỗi đang cố gắng xoay xở cảm xúc của mình. Họ thường cảm thấy thoải mái với sự tức giận, khó chịu và khoảng cách tình cảm. Đối với họ, kinh nghiệm về sự gần gũi trong tình cảm và tính dễ bị tổn thương là cực kì nguy hiểm. Họ sợ rằng chỉ cần hạ thấp cảnh giác một chút thôi thì những phòng vệ tâm lý của họ sụp đổ, nỗi buồn bã và sự thất vọng sẽ tràn ngập trong họ. Điều đó có thể đúng. Tuy nhiên, suy nghĩ rằng việc biểu lộ những cảm xúc bị dồn nén tự đáy lòng sẽ làm họ bị tổn thương là hoàn toàn sai lầm. Sự mở lòng như vậy mang tính chữa lành và nâng cao vị thế, nó có thể dẫn họ đến với những trải nghiệm về sự thân mật trong tình cảm và niềm tin đối với người khác, khiến họ hài lòng hơn về mối quan hệ của mình.

Nguồn và chú thích[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này