Tập tư duy khác biệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn đã bao giờ ở trong tình huống mà bạn không thể tìm ra câu trả lời chính xác hay giải pháp? Nếu có, có lẽ bạn sẽ muốn áp dụng tư duy khác biệt. Quá trình tư duy sáng tạo này xem xét các phần khác nhau của chủ đề được giao và giúp bạn hình thành phương hướng giải quyết vấn đề trong một thời gian ngắn.[1] Áp dụng tư duy khác biệt không phải là việc khó nếu bạn biết mình cần phải làm gì.

Các bước[sửa]

Định nghĩa Tư duy Khác biệt[sửa]

  1. Sáng tạo giải pháp cho vấn đề. Tư duy khác biệt là một dạng của tư duy sáng tạo, vì nó xem xét các vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ của tư duy lối mòn. Thay vì thỏa hiệp với câu trả lời chẳng thay đổi được gì hay không câu trả lời cả, bạn có thể thử giải đáp vấn đề bằng việc đặt câu hỏi “nếu tôi thử làm theo cách này thì sao?"[2] Tư duy khác biệt khuyến khích việc tìm kiếm và xem xét các phương pháp mới và khác biệt, cơ hội mới và khác biệt, ý tưởng mới và khác biệt, và/hoặc giải pháp mới và khác biệt.[3]
  2. Sử dụng bán cầu não phải của bạn. Trong khi bán cầu não là lý trí, phân tích, và kiểm soát, bán cầu não phải là nơi chúng ta có sự sáng tạo, trực giác và biểu hiện cảm xúc. Nó đóng vai trò quan trọng trong tư duy khác biệt và việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo phụ thuộc vào nó. Tư duy khác biệt thường tự phát, tự do, và ngoài ranh giới. Nó sử dụng tư duy một phía, phi truyền thống và độc đáo.[4]
  3. Khác với những phương pháp giải quyết vấn đề chuẩn mực thường được sử dụng tại nhà trường. Tư duy sáng tạo là cần thiết để giải quyết các vấn đề, tuy nhiên, đây không phải là thứ chúng ta hay sử dụng trong lớp học.[2] Thay vào đó, một ví dụ điển hình là để giải bài kiểm tra trắc nghiệm chúng ta cần có tư duy hội tụ. Đây không phải là cách tư duy khác biệt giải quyết vấn đề vì nó gắn với bốn đặc trưng:[5]
    • Sự trôi chảy – khả năng tạo ra nhiều ý tưởng hay giải pháp một cách nhanh chóng;
    • Sự linh hoạt – khả năng nghĩ đến nhiều cách để giải vấn đề cùng một lúc;
    • Sự độc đáo – khả năng tạo ra những ý tưởng mà đa số mọi người không nghĩ đến;
    • Sự tỉ mỉ - khả năng không chỉ nghĩ đến những điểm tốt của ý tưởng mà còn việc thực hiện chúng.

Khuyến khích Tư duy Khác biệt[sửa]

  1. Học cách tư duy và ngẫm nghĩ. Khám phá các cách học khác nhau, sau đó tạo ra các hình mẫu mới. Khi bạn hoàn thành, hãy nghĩ về chúng. Với những ý tưởng mang tính lý thuyết, tìm ra cách bạn có thể liên hệ chúng với kinh nghiệm cuộc sống của bạn và những gì bạn học được từ những thử nghiệm bạn đã làm trong quá khứ.[6]
  2. Buộc bản thân nhìn vào những quan điểm khác lạ. Hãy làm điều này dù nó có vẻ ngớ ngẩn. Ví dụ, thử tưởng tượng cuộc sống là một bàn tiệc và bạn là một món trong bàn tiệc đó. Bây giờ hãy đánh giá bàn tiệc từ quan điểm của những người dự tiệc.
    • Họ mong chờ nhìn thấy gì trên bàn?
    • Họ sẽ thất vọng nếu thiếu gì?
    • Có thứ gì vô lý ở trên bàn tiệc không, như một cái máy sấy tóc chẳng hạn?
    • Làm thế nào để sắp xếp mọi thứ trong ngon miệng hơn, và thêm thứ gì sẽ làm bữa tiệc giảm sự hấp dẫn?[3]
    • Bằng cách thử thách trí tưởng tượng của mình, trí óc của bạn sẽ làm quen với các khuôn khổ suy nghĩ mới, và việc tao ra các ý tưởng mới trở nên dễ dàng hơn.[3]
  3. Hãy học cách đặt câu hỏi. Tư duy độc đáo không thiên về việc tìm ra câu trả lời mà nó là về cách đặt câu hỏi để có được những câu trả lời đó. Hãy hỏi đúng câu hỏi và bạn sẽ có được điều bạn đang tìm kiếm. Thử thách là tìm ra được câu hỏi đúng.[2]
    • Bạn càng xây dựng được những câu hỏi cụ thể đào sâu về sự khác biệt, bạn càng có cơ hội thành công.
    • Hãy đơn giản hóa những vấn đề phức tạp bằng cách chia nó thành những phần nhỏ. Sau đó khám phá từng phần bằng việc đặt câu hỏi, “Nếu như?”

Luyện tập Phương pháp Suy nghĩ Độc đáo[sửa]

  1. Vận dụng trí óc cho các ý tưởng. Phương pháp này là một công cụ được xây dựng dựa trên các ý tưởng. Một ý tưởng sinh ra một ý tưởng khác, ý tưởng khác đó lại sinh ra một ý tưởng khác nữa, và cứ như thế cho đến khi một danh sách các ý tưởng ngẫu nhiên được lập ra một cách sáng tạo, không theo khuôn mẫu nào.[5] Khi suy nghĩ cách giải quyết vấn đề trong nhóm, hãy để mọi người suy nghĩ một cách tự do. Đừng theo đuổi một giải pháp thực tế. Thay vào đó, hãy tập hợp những ý tưởng ít có sự liên quan nhất đến vấn đề.[3]
    • Đừng chỉ trích bất cứ ý tưởng nào, và mọi ý tưởng đều được ghi nhận lại.
    • Sau khi một danh sách dài các ý tưởng được lập ra, ta có thể quay lại và xem xét các ý tưởng để đánh giá giá trị của chúng. [5]
  2. Lập sổ ghi chép. Sổ ghi chép giúp bạn nắm bắt và lưu lại những ý tưởng bột phát mà mọi người có thể có tại những thời điểm và địa điểm khác thường. Một thành viên của nhóm làm việc có thể được giao nhiệm vụ viết ra các ý tưởng này. Sau đó, sổ ghi chép sẽ trở thành quyển sổ các nguồn ý tưởng có thể được phát triển và sắp xếp lại.[5]
  3. Viết một cách thoải mái. Tập trung vào một chủ đề cụ thể và tiếp tục viết về nó trong một thời gian ngắn. Viết mọi thứ trong trí óc miễn là nó liên quan đến chủ đề. Đừng lo lắng về dấu câu hay ngữ pháp. Cứ viết đi. Bạn có thể sắp xếp, chỉnh sửa và xem lại các nội dung này sau đó. Mục đích của việc này là lựa chọn một chủ đề và sau đó đưa ra các ý nghĩ khác nhau về nó trong một thời gian ngắn.[5]
  4. Tạo lập một bản đồ trực quan về trí óc hoặc chủ đề. Chuyển các ý tưởng động não của bạn vào dạng bản đồ trực quan hay tranh vẽ. Bảo đảm rằng trực quan có thể thể hiện được mối quan hệ giữa các ý tưởng. Ví dụ, chủ đề của bạn có thể là bắt đầu kinh doanh như thế nào.
    • Viết chữ “Bắt đầu kinh doanh” vào trung tâm của tờ giấy và khoanh tròn nó lại.
    • Giả dụ bạn nghĩ ra được bốn chủ đề nhỏ hơn bao gồm sản phẩm/dịch vụ, nguồn vốn, thị trường, và nhân lực.
    • Vì vậy, hãy nối bốn đường thẳng, mỗi chủ đề nhỏ là một đường kẻ, từ vòng tròn chứa chủ đề chính của bạn. Bản vẽ của bạn giờ giống như bức tranh vẽ ông mặt trời của trẻ con.
    • Ở cuối của mỗi đường kẻ, hãy vẽ một vòng tròn. Mỗi vòng tròn đề tên của một trong bốn chủ đề nhỏ (sản phẩm/dịch vụ, nguồn vốn, thị trường, và nhân lực).
    • Tiếp theo, giả sử trong mỗi chủ đề nhỏ này, bạn tạo ra thêm hai chủ đề nhỏ hơn. Ví dụ, với chủ đề "sản phẩm/dịch vụ" bạn nghĩ đến "váy" và "giày" và với chủ đề "nguồn vốn", bạn nghĩ đến "khoản vay" và "khoản tiết kiệm.”
    • Vì vậy hãy kẻ 2 đường thẳng từ vòng tròn của những chủ đề nhỏ, làm nó trông giống như mặt trời tí hon với 2 tia nắng.
    • Ở cuối mỗi đường thẳng (hay "tia"), vẽ những vòng tròn nhỏ hơn và viết tên của mỗi chủ đề nhỏ hơn vào mỗi vòng tròn. Ví dụ, từ chủ đề nhỏ "sản phẩm/dịch vụ", viết thêm "váy" vào vòng tròn chủ đề nhỏ hơn và "giày" vào vòng tròn còn lại. Từ chủ đề nhỏ "nguồn vốn", viết "khoản vay" vào một vòng tròn chủ đề nhỏ hơn và "khoản tiết kiệm" vào vòng tròn còn lại.
    • Một khi hoàn tất, bản đồ này có thể được sử dụng để phát triển chủ đề hơn nữa. Nó bao gồm cả tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ.[7]
  5. Sắp xếp ý tưởng của bạn một cách sáng tạo. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần áp dụng cả phương pháp tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Tư duy phân kỳ cung cấp sự sáng tạo trong khi tư duy hội tụ sẽ phân tích và đánh giá những ý tưởng sáng tạo này và thu hẹp chúng lại.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây