Tắm cho trẻ sơ sinh

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tắm cho Trẻ sơ sinh)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trẻ sơ sinh không cần tắm thường xuyên như các em bé nhiều tháng hoặc trẻ nhỏ. Da của trẻ sơ sinh khô rất nhanh và nếu cuống rốn của trẻ chưa rụng thì không nên tắm cho trẻ bằng bất cứ vật dụng nào ngoại trừ lau người bằng miếng bọt biển. Khi bạn tắm cho trẻ sơ sinh, bạn cần cẩn thận hơn để tránh tai nạn cho trẻ.

Các bước[sửa]

Lau người bằng Miếng bọt biển[sửa]

  1. Lau người bằng miếng bọt biển trong ba tuần đầu tiên. Cuống rốn của bé sẽ vẫn chưa rụng trong khoảng ba tuần đầu tiên. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên đợi cho đến khi cuống rốn rụng mới nên để bé tiếp xúc hoàn toàn với nước. Trong suốt khoảng thời gian này, bạn chỉ nên dùng miếng bọt biển lau người cho bé. [1]
    • Bạn không cần phải tắm cho bé hằng ngày trong tuần đầu tiên sau sinh. Trên thực tế, tắm quá nhiều sẽ làm hại đến da của bé. Mặt, cổ và khu vực đóng tã lót mới là những khu vực thực sự cần vệ sinh và bạn có thể dùng miếng lót thấm khi bé ợ và tã lót sạch là đủ. Không cần tắm cho bé quá vài lần một tuần.[1]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu cuống rốn của bé không rụng sau ba tuần. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề lớn hơn hoặc có thể chỉ cần can thiệp cắt cuống rốn đó đi.
  2. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn sàng nhiều đồ dùng để có thể sử dụng ngay khi tắm lau người cho bé bằng miếng bọt biển. Hãy chắc chắn bạn đã lấy hết những vật dụng cần thiết trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh cho bé.
    • Tìm một nơi ấm áp, bằng phẳng. Nên tắm ở bếp hoặc kệ trong phòng tắm. Nếu phòng đủ ấm, thì bạn có thể dùng chăn đặt dưới sàn cũng không sao cả.[1]
    • Bạn cần chuẩn bị khăn mềm hoặc tấm đệm cho bé nằm trong quá trình lau người.[1]
    • Cần thêm một chiếc bồn hoặc một chiếc chậu nhựa nông để đựng nước tắm.[1]
    • Chuẩn bị thêm khăn tắm, miếng bông, xà phòng tắm cho bé, giấy ướt và tã sạch.[1]
  3. Lau người cho bé. Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả đồ dùng cần thiết, bạn có thể bắt đầu lau người cho bé.
    • Luôn giữ bé bằng một tay. Trẻ sơ sinh không kiểm soát được chuyển động của mình nên bạn cần dùng một tay để giữ bé khỏi làm mình bị thương khi bé cựa người.[1]
    • Đầu tiên, cởi đồ cho bé rồi trùm bé bằng một chiếc khăn. Đặt bé nằm ngửa trên chăn hoặc khăn lớn.[1]
    • Bắt đầu từ khuôn mặt. Thấm ướt khăn và vắt khô. Đừng dùng xà phòng ở bước này, vì bạn không được để xà phòng dính vào mắt bé. Nhẹ nhàng lau xuôi mặt bé. Dùng miếng bông ẩm hoặc khăn sạch lau nhẹ nhàng mi mắt bé để lau sạch gỉ mắt. Di chuyển từ trong ra ngoài.[1]
    • Khi lau những phần còn lại bạn có thể dùng nước không. Tuy nhiên, nếu bé bị bẩn hoặc có mùi, hãy dùng xà phòng dưỡng ẩm an toàn cho trẻ sơ sinh. Cần vệ sinh sạch ở những kẽ trên cánh tay, ở tai cũng như ở kẽ bàn tay và bàn chân của bé kỹ càng. [1]
    • Chỉ để hở những phần bạn đang vệ sinh cho bé. Bạn cần đảm bảo bé phải được giữ ấm.[1]

Tắm cho Bé trong Chậu hoặc Bồn[sửa]

  1. Chọn chậu hoặc bồn tắm cho bé. Khi cuống rốn của bé đã rụng, bạn có thể tắm cho bé trong chậu hoặc bồn tắm. Bạn cần chọn được chậu và bồn tắm an toàn cho trẻ sơ sinh.
    • Bạn có thể chọn mua chậu tắm bằng nhựa chắc chắn, dùng riêng để tắm cho bé ở hầu hết các cửa hàng bán đồ em bé hoặc mua trực tuyến. Họ cũng bán các loại chậu bơm hơi đặt nằm gọn trong bồn tắm hoặc kệ bồn rửa.[1]
    • Miễn là bạn kê bồn tắm hoặc bồn rửa bằng miếng cao su chống trượt, thì cả hai đều là lựa chọn hợp lý khi tắm cho bé.[1]
    • Đổ nước ấm vào chậu cao khoảng từ 5 đến 8 cm. Một tay luôn phải giữ bé.[1]
  2. Tìm cách giữ chắc bé trong chậu. Bạn phải đảm bảo bé được an toàn khi tắm trong chậu. Giữ bé sao cho bé thấy thoải mái và không cử động quá nhiều.
    • Luôn phải giữ bé an toàn nhưng đừng làm bé khó chịu.[2]
    • Dùng cánh tay đỡ đầu và thân trên của bé, còn tay kia sẽ tắm cho bé. Bạn có thể quàng cánh tay quanh lưng bé. Khi bắt đầu vệ sinh lưng và mông bé, hãy xoay bé để bé dựa vào cánh tay của bạn.[2]
    • Bạn cũng có thể mua ghế tắm cho bé tại các cửa hàng cho bé hoặc mua trực tuyến. Tuy nhiên, dù có sử dụng ghế tắm, bạn vẫn phải luôn dùng tay giữ bé.[3]
  3. Tắm cho bé sơ sinh. Mỗi lần cho bé không nên quá 10 hoặc 15 phút.
    • Trước khi đặt bé vào bồn tắm, cởi đồ của bé từ trên xuống đến phần bỉm. Lau mặt và mắt bé như giai đoạn bạn lau người cho bé bằng bọt biển, dùng khăn ẩm, không có xà bông và miếng bông ẩm để lau mi mắt.[4]
    • Khi hoàn thành xong, tháo bỉm của bé ra. Nếu bỉm có phân, rửa hậu môn và cơ quan sinh dục của bé trước khi đặt bé vào bồn. Khi bạn đặt bé xuống, hãy đặt chân bé xuống trước.[4]
    • Bạn có thể dùng tay, miếng bọt biển hoặc một chiếc khăn lau ẩm để nhẹ nhàng vệ sinh cho bé. Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng an toàn cho trẻ sơ sinh. Nếu da của bé bị khô, hãy dùng loại xà phòng dưỡng ẩm.[4]
    • Bạn có thể dùng tay nhẹ nhàng vợt nước lên người bé trong khi tắm để giữ ấm cho bé.
    • Không cần phải gội đầu cho bé. Tuy nhiên, nếu tóc bé bẩn, hoặc nếu da đầu bé có xuất hiện hiện tượng thường gặp, gọi là cứt trâu, tức là trên da đầu bé xuất hiện những mảng vảy, thì bạn nên gội qua đầu cho bé. Nhẹ nhàng xoa dầu gội đầu vào da đầu bé. Xoa nhẹ tóc bằng khăn hoặc xả dưới vòi nước. Luôn phải chú ý đến trán của bé để không làm dầu gội dính vào mắt bé.[2]
    • Khi bạn tắm xong che bé, nhấc bé ra khỏi bồn tắm và nhanh chóng choàng khăn quanh người bé. Nhẹ nhàng lau khô người và mặc quần áo sạch cho bé.[4]

Tìm hiểu thêm Những hướng dẫn An toàn[sửa]

  1. Kiểm tra nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước rất quan trọng với sự an toàn của bé. Phải đảm bảo bạn đã biết nhiệt độ nước ở mức nào mới an toàn cho bé và khiến bé cảm thấy thoải mái.
    • Tốt nhất nên đổ nước lạnh trước sau đó mới thêm nước nóng. Pha nước đều để không có những phần nước còn lạnh hoặc bị nóng.[3]
    • Tốt nhất là nên đầu tư một chiếc nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ nước ở mức an toàn cho bé sơ sinh. Nhiệt độ lý tưởng nên khoảng 36.6°C. Đây là khoảng nhiệt độ của cơ thể bình thường. Nếu bạn không có nhiệt kế, hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra độ ấm của nước.[3]
    • Nếu em bé có thể với tới vòi nước trong quá trình tắm, ngăn không cho bé chạm vào đó. Khi bé lớn hơn, bé sẽ đủ sức để mở vòi nước và có thể khiến bé sợ hãi. [3]
  2. Tìm loại xà phòng và dầu dưỡng thích hợp. Vì không phải lúc nào cũng cần đến xà phòng khi tắm cho bé, nhưng nếu bạn chọn dùng xà phòng thì cần đảm bảo loại xà phòng đó an toàn với bé.
    • Không bao giờ sử dụng xà phòng có hương thơm hoặc tạo bọt. Những loại xà phòng này có thể làm khô da và gây khó chịu cho bé.[2]
    • Thường chỉ cần dùng nước không là đủ. Nếu bạn cảm thấy phải dùng thêm xà phòng, hãy chọn loại xà phòng nhẹ dịu, giữ ẩm đặc biệt dành riêng cho bé để không làm khô da bé.[2]
    • Thường thì bạn không nên sử dụng thêm dầu dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm. Chỉ cần lau khô các khe kẽ trên da bé để tránh mần đỏ là đủ. Nếu bạn vẫn quyết định dùng thêm dầu dưỡng ẩm, hãy chọn loại không gây dị ứng phòng trường hợp bé bị dị ứng với những thành phần bạn chưa biết.[2]
  3. Không bao giờ được để mặc bé trong bồn tắm. Dù bạn chỉ rời phòng trong vài giây, nhưng sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn để mặc bé sơ sinh trong bồn tắm.
    • Luôn phải chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết để tắm cho bé trước khi bắt đầu cho bé vào nước thì bạn sẽ không phải rời đi lấy thêm đồ.[3]
    • Nếu bạn thực sự phải ra khỏi phòng, trước tiên hãy để bé ra ngoài bồn tắm trước. Bé có thể bị đuối nước chỉ với mực nước 3cm. Để bé lại một mình, thậm chí dù chỉ trong giây lát, cũng cực kỳ tai hại.[3]
    • Nếu bạn tắm cho bé tại những nơi cao như bồn rửa trong nhà tắm, bé có thể dễ bị ngã và bị thương.

Lời khuyên[sửa]

  • Nên chuẩn bị tinh thần vì bạn sẽ có đôi chút bối rối trong những lần tắm cho bé đầu tiên. Đây là hoạt động mới mẻ với bé, và bé có thể sẽ khóc hoặc cuộn người.
  • Nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ nhi nếu bạn để ý thấy những vết mần đỏ bất thường hoặc những bất thường ở da khi tắm cho bé.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây