Tiếp tục cố gắng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự thật thì cuộc sống có thể trở nên quá tải. Áp lực liên tục để có diện mạo ưa nhìn, làm việc giỏi, và cạnh tranh vì sự giàu có và sự yêu thương có thể tạo ra nguồn căng thẳng lớn, và đôi khi chúng ta có những thời điểm cảm thấy tinh thần xuống dốc. Cố gắng đừng để bị nản chí — mặc dù nó xảy ra với tất cả mọi người. Nếu đang gặp khó khăn để duy trì động lực phấn đấu, dù là trong công việc hay trong cuộc sống nói chung, cố gắng tập trung lại năng lượng, có tầm nhìn về mọi sự việc, và nạp lại năng lượng tinh thần. Bạn sẽ sớm thoát khỏi lối mòn.

Các bước[sửa]

Duy trì tập trung[sửa]

  1. Động viên bản thân. Trong khi yêu cầu công việc và cuộc sống hàng ngày luôn tiếp diễn, ý chí và đam mê của chúng ta đôi khi không hướng tới nhiệm vụ. Chúng ta đạt được kết quả thấp. Điều đó khiến ta khó lòng mà hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày. Trong những lúc có năng suất làm việc thấp, chúng ta cần nhắc nhở bản thân để luôn được động viên. Hãy tìm cách giúp bạn chú tâm vào việc cần hoàn thành và luôn tập trung.
    • Ghi nhớ mục tiêu dài hạn. Nếu bị nản chí, hãy nhìn nhận lại và cố gắng có được tầm nhìn về sự việc. Bạn đang làm gì? Tại sao? Nhắc nhở bản thân rằng bạn đã làm việc chăm chỉ ra sao, và nhớ là giữ vững phong độ thì dễ dàng hơn là bị thụt lùi và rồi đuổi theo để bắt kịp sau đó.
    • Diễn tập lại thành công trước đây. Nhớ lại thời điểm bạn đã hoàn thành việc gì đó quan trọng — có thể là giành giải thưởng "nhân viên của năm" hoặc có được sự công nhận đặc biệt vì hoạt động tình nguyện. Hãy nhớ về kỷ niệm tốt đẹp.[1]
    • Bạn cũng có thể thử nhắc nhở bản thân về thế mạnh của mình. Viết ra những lĩnh vực mà bạn có kỹ năng và có điểm mạnh. Ý thức về bản thân được tăng cường có thể là nguồn động viên mạnh mẽ.[2]
    • Lưu giữ thành tích mỗi ngày. Dành buổi tối để xem xét và nhìn nhận điều mà bạn đã hoàn thành. Hãy dành ra vài phút. Tạo danh sách thành tích. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên với số lượng công việc được liệt kê.[3]
    • Nếu nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn, cân nhắc sử dụng ngày nghỉ hoặc có kế hoạch dành một ngày dịp cuối tuần cho bản thân. Hãy nghỉ ngơi và tập trung tái tạo năng lượng.
  2. Trở nên linh hoạt. Sự kiện cuộc sống hiếm khi diễn ra chính xác như dự định. Chúng ta gặp phải nhiều vấn đề không mong đợi liên quan tới công việc, tài chính, hoặc gia đình, và quan trọng là sẵn sàng thích nghi. Sự linh hoạt cần có tư duy cởi mở, sẵn sàng chấp nhận thay đổi, và thỉnh thoảng đưa ra quyết định đau thương. Không có sự linh hoạt, bạn có thể thấy bản thân mất đi nhiều cơ hội.[4]
    • Một cách để trở nên linh hoạt là chuẩn bị trước cho mọi khả năng. Suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, và cân nhắc nhiều viễn cảnh hoặc tầm nhìn khác nhau. Nói cách khác, hãy nhìn nhận sự việc bao quát.
    • Sẵn lòng học kỹ năng mới, phương pháp, hoặc cách để hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn, thay vì băn khoăn lý do tại sao bạn mất cơ hội thăng chức gần đây, hãy tìm cách để thay đổi và sẽ cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc.
    • Chấp nhận rủi ro. Thành công không đến dễ dàng. Chúng ta thường phải chấp nhận rủi ro để giành được cơ hội có lợi. Và nếu ta thất bại, ta vẫn có thể rút ra bài học từ thất bại và áp dụng vào tương lai.[5]
    • Đừng ngần ngại để bộc lộ cảm xúc một chút. Thúc ép bản thân thoát khỏi hoàn cảnh mà bạn đã quen thuộc. Điều này có thể khó chịu. Cũng bình thường khi cảm nhận theo cách đó, và ít nhất về mặt riêng tư, bạn tự biện minh để xả hơi, nghỉ ngơi.
  3. Điều chỉnh nhịp độ bản thân chậm lại. Khi theo đuổi mục tiêu, trong cả công việc và cuộc sống, sẽ hữu ích khi biết được khi nào thì dừng lại, nghỉ giải lao, và thư giãn. Việc điều chỉnh nhịp độ sẽ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi tạo cho bạn điều kiện khởi đầu mới mẻ với đầy năng lượng.[6]
    • Thiết lập nhịp độ phù hợp cũng dễ dàng như để bản thân thỉnh thoảng nghỉ giải lao khi làm việc, hoặc thay đổi nhiệm vụ thật thường xuyên để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, chán nản.
    • Lắng nghe tâm trí và cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi và sa sút tinh thần lặp đi lặp lại, hãy nghỉ ngơi. Bạn không thể làm việc hiệu quả trừ phi bạn có năng lượng và tập trung. Nếu có thể, dành 1 tiếng đồng hồ ăn trưa và đi bộ.
    • Ngủ đủ giấc mỗi đêm để thức dậy với cảm giác tươi mới — thường thì khoảng 8 tiếng là đủ. Thói quen ngủ đủ giấc cho phép chức năng não bộ hoạt động mức tối ưu, trong khi thiếu ngủ sẽ khiến bạn hay nhăn nhó, mệt mỏi, và đầu óc nặng nề.[7]
    • Tận hưởng niềm vui cuộc sống. Ngoài kia là một thế giới rộng lớn với âm nhạc, phim ảnh và sách hay, mỗi điều này có thể phát huy khả năng tốt nhất của bạn. Hãy uống cà phê hoặc đi chơi với bạn bè hoặc những người yêu thương. Một nội tâm năng động và cuộc sống xã hội có thể mang lại cho bạn sự cân bằng lành mạnh.
  4. Kiểm soát thời gian sáng suốt. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo đôi khi gặp vấn đề với việc đặt ra sự ưu tiên. Đối với họ, mỗi nhiệm vụ, dù lớn hay nhỏ, đều cần được hoàn thành toàn vẹn, không lỗi. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều thử thách, thì thái độ này dẫn đến nhiều căng thẳng. Chuyên gia sức khỏe tinh thần đề nghị nên hỏi "Chuyện gì cần bây giờ?" và xác nhận điều gì thật sự khẩn cấp và điều gì có mức ưu tiên thấp hơn.[8]
    • Chú ý đến thời điểm bạn không đưa ra lựa chọn hiệu quả trong thời gian mà bạn dùng, nếu có. Hãy tự điều chỉnh cho đúng.
    • Bạn có thể thử viết ra nhiệm vụ và sau đó đặt chúng theo hệ thống cấp bậc. Một vài nhiệm vụ sẽ là "A". Chúng là những điều mà bạn cần tập trung nhiều nhất hoặc rất cấp bách. Đánh giá những nhiệm vụ có tầm quan trọng thấp hơn ở mức B, C, hoặc D.
    • Thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất trong danh sách trước tiên trong ngày, có lẽ là khoảng 90 phút. Sau đó, vào buổi tối, dành 10 đến 15 phút suy ngẫm về điều mà bạn muốn hoàn thành trong ngày tiếp theo. Hãy tạo một dàn ý nếu cần thiết.[9]

Có tầm nhìn về sự việc[sửa]

  1. Tập trung vào điều mà bạn có thể kiểm soát. Bạn thường rất dễ lo lắng về sự việc ngoài tầm kiểm soát — bạn bỏ lỡ cơ hội thăng chức, chưa bao giờ nhận được cuộc gọi lại từ nhà tuyển dụng, quản lý cứ liên tục yêu cầu bạn phải hoàn thành với hạn cuối cùng gấp rút. Hãy dành ra một ít thời gian và hít thở. Tất cả điều này nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Có lợi ích gì khi cứ nghĩ mãi về chúng? Thay vào đó, tập trung vào sự việc mà bạn có sức ảnh hưởng.
    • Căng thẳng đến từ thế lực bên ngoài và từ sự việc mà bạn có thể kiểm soát. Thay vì lo lắng về cuộc gọi lại bị nhỡ, hãy nghĩ đến buổi phỏng vấn và xác định điểm yếu của bạn. Sau đó, cố gắng tìm hiểu những nhược điểm này.
    • Thay vì băn khoăn về sự quản lý, cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý hơn và hiệu quả hơn để thời hạn cuối cùng không trở nên khó khăn, áp lực.
    • Bạn đã từng nghe cụm từ “hãy là xtôic” chưa? Xtôic là nhóm các nhà triết gia thời xưa, họ tranh luận rằng chúng ta không thể tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống từ những điều bên ngoài, không đảm bảo, mà nên quan tâm đến điểm mạnh nội tâm ở bản thân. Để hạnh phúc, chúng ta nên tập trung vào điều mà ta có thể kiểm soát, cụ thể là tâm trí, hành vi, và ý chí của mình.[10] Khi cảm thấy căng thẳng, hãy nhớ chú tâm vào điều mà bạn có khả năng kiểm soát!
  2. Ăn mừng chiến thắng. Hãy dừng lại để thừa nhận những thành công nhỏ trong cuộc sống và tự thưởng cho chính mình. Xét cho cùng, tiến trình chậm và chắc thì tốt hơn so với không có gì cả, phải không? Khẳng định những khoảnh khắc này, thậm chí theo cách đơn giản, sẽ mang lại cho bạn điều gì đó để mong chờ và nhắc nhở bạn về tiến độ của mình.[11]
    • Bạn không cần phải có bữa tiệc sôi động, song chỉ cần thưởng cho bản thân bằng cách nào đó sau một cột mốc thành công. Cho bản thân buổi tối thư giãn đọc một quyển sách hay, ra ngoài ăn kem, hoặc thưởng thức chai champagne với người bạn đời.
    • Sự ăn mừng có tác dụng thần kỳ tăng cường mức độ lòng tự trọng và động lực phấn đấu. Thậm chí chỉ một cái vỗ nhẹ trên lưng cũng sẽ giúp bạn vựt dậy tâm trạng.[12]
  3. Có tầm nhìn bao quát hơn. Cố gắng ghi nhớ điều này mỗi ngày, và mỗi nhiệm vụ trong thói quen hàng ngày, chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời bạn. Có thể bạn cảm thấy xuống tinh thần vào một khoảnh khắc cụ thể nào đó, hoặc thấy nản chí, nhưng hãy ghi nhớ vị trí của bạn trên đường đời và bạn đã nổ lực nhiều ra sao để có được vị trí đó. Bạn đã không đạt được nhiều điều? Hãy mở rộng tầm nhìn một chút; điều này có thể cải thiện tâm trạng của bạn.[13]
    • Nghĩ về thành công trước đây. Cảm thấy mình làm việc dưới mức trung bình? Còn lúc mà bạn thắng giải thưởng nhân viên của năm thì sao? Có thể nhắc lại rằng bạn căng bằng công việc và hoàn thành trách nhiệm của bố mẹ cũng sẽ mang lại một chút ý thức nào đó.
    • Có lẽ bạn không đạt được nhiều điều như mong muốn, và bạn không có chiếc xe yêu thích. Bạn có gì? Bạn biết ơn về điều gì? Thử đếm những gì bạn may mắn có được và viết chúng ra. Hãy tập trung vào điều mà bạn thấy biết ơn khi có chúng. Có thể bạn sẽ bất ngờ với chiều dài của danh sách.[14]

Tăng cường sức khỏe tinh thần[sửa]

  1. Có hệ thống hỗ trợ. Cách tuyệt vời để vượt qua căng thẳng là có người để bạn có thể liên lạc, dù bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ hết mình hoặc chỉ là một chút sự động viên, khích lệ. Nó không cần phải là một hệ thống rộng lớn. Kỳ thực, bạn có thể tìm đủ hỗ trợ từ gia đình, một vài người bạn, hoặc cộng đồng tôn giáo. Quan trọng là bạn cảm thấy họ có mặt ở đây là vì bạn.[15]
    • Tạo mạng lưới rộng. "Người ủng hộ" không cần phải hoàn thành tất cả vai trò. Có thể bạn có một đồng nghiệp để trò chuyện về căng thẳng liên quan đến công việc, và người bạn thân để tâm sự nỗi sợ cũng như bí mật.
    • Tìm kiếm giúp đỡ nếu cần. Nếu đang đối mặt với nhiều căng thẳng nào đó trong cuộc sống, và hệ thống của riêng bạn không hướng tới nhiệm vụ, cân nhắc tìm một nhóm hỗ trợ để gặp gỡ nhiều người có cùng khó khăn.
    • Trở nên chủ động, tích cực. Hãy dành thời gian bên bạn bè và gia đình. Tạo thời gian gặp gỡ và trò chuyện với họ.
  2. Có lối sống lành mạnh. Sức khỏe thể chất tốt thực sự có liên kết chặt chẽ với sức khỏe tinh thần lành mạnh. Ví dụ, tập thể dục và chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe có thể cải thiện sức khỏe tinh thần đáng kể và dẫn đến việc giảm mức độ căng thẳng. Nếu đang xuống tinh thần, đảm bảo bạn không phớt lờ phương diện này trong lối sống.[16]
    • Tập thể dục có thể là tác nhân tăng cường tâm trạng, vì nó giảm căng cơ bắp, tăng lưu lượng máu, và giải phóng hợp chất hoá học "cảm thấy thoải mái". Đặt mục tiêu tối thiểu 15 phút mỗi tuần tập thể dục vừa phải, như là đi bộ, bơi lội, hoặc tập aerobic nhẹ.[17]
    • Chế độ ăn uống lành mạnh là một cách khác để có tâm trí và cơ thể lành mạnh. Ăn sáng thường xuyên và nạp năng lượng cho bản thân với thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, rau củ, và trái cây sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng ổn định cả ngày, giữ bạn luôn ở mức phù hợp.[18]
    • Ý thức về những chất làm thay đổi tâm trạng mà bạn hấp thu vào cơ thể và lý do bạn ăn chúng. Chẳng hạn, chất kích thích như caffein, có trong cà phê, trà, và nước uống tăng lực, mang lại cho bạn nguồn tăng cường năng lượng tạm thời song lại có thể để lại cho bạn cảm giác lo lắng, cáu kỉnh, hoặc bồn chồn không yên. .
  3. Thực hành thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm là phương pháp thuộc Phật giáo liên quan đến sống cuộc đời "ở thời điểm hiện tại". Thay vì đánh giá sự kiện là tốt hay xấu, bạn nên quan sát chúng từ quan điểm tách biệt tình cảm. Mục tiêu là để vượt qua nỗi buồn không phải bằng cách có cảm hứng để trở nên khác biệt song bằng cách tập trung vào điều gì là đúng vào lúc này. Ý tưởng là sống vì hiện tại và tỉnh táo để trải nghiệm.[19]
    • Một vài người nuôi dưỡng chánh niệm thông qua thiền. Trong khi đây là một cơ hội, bạn không cần phải thiền để tận hưởng lợi ích của chánh niệm.
  4. Trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chúng ta ai cũng có lúc khó khăn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy "xuống tinh thần" hoặc trầm cảm lâu hơn 2 tuần vào lúc nào đó, nguy cơ là bạn thuộc dạng trầm cảm nhẹ và có thể cần trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Điều trị có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, có động lực, và sẵn sàng tập trung thêm lần nữa.[20]
    • Biết dấu hiệu của trầm cảm. Có phải bạn thấy mệt mỏi hầu hết mọi lúc? Bạn đã mất hứng thú với bạn bè hoặc hoạt động mà bạn thường tận hưởng? Bạn thường bị khó chịu và nóng tính? Chúng là tất cả dấu hiệu của trầm cảm nhẹ.[21]
    • Trầm cảm có thể bắt nguồn từ hàng loạt vấn đề. Đôi khi là lý do thể chất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, nó là do từ di truyền, sự không căng bằng các hợp chất hoá học trong não bộ, hoặc căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu nghĩ rằng bạn đang bị trầm cảm, điều tốt nhất cần làm là gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Lời khuyên[sửa]

  • Nhớ là mỗi người đều trải nghiệm những lúc dường như khó khăn hoặc không thể nào tiếp tục phấn đấu.
  • Nếu bạn cứ thường xuyên thấy khó chịu và căng thẳng, thì nên cân nhắc tìm gặp chuyên gia chữa bệnh bằng phép chữa tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để nhận được đánh giá và/hoặc giúp đỡ trong việc làm sáng tỏ bản chất của những khó khăn mà bạn đối mặt và cách để vượt qua chúng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.huffingtonpost.com/stacia-pierce/10-ways-to-stay-motivated_b_4941277.html
  2. http://www.forbes.com/sites/siimonreynolds/2013/07/28/how-to-stay-super-motivated/
  3. http://www.forbes.com/sites/siimonreynolds/2013/07/28/how-to-stay-super-motivated/2/
  4. http://www.kent.ac.uk/careers/sk/adaptability.htm
  5. http://www.huffingtonpost.com/2013/08/13/seven-reasons-why-risk-taking-leads-to-success_n_3749425.html
  6. http://www.healthyalberta.com/715.htm
  7. http://www.nhs.uk/livewell/tiredness-and-fatigue/pages/lack-of-sleep-health-risks.aspx
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/the-perfectionists-handbook/201112/perfectionism-and-the-value-prioritizing
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/big-career-corner/201201/how-prioritize-in-four-simple-steps
  10. http://www.forbes.com/sites/kareanderson/2012/09/28/five-reasons-why-stoicism-matters-today/
  11. http://www.huffingtonpost.com/stacia-pierce/10-ways-to-stay-motivated_b_4941277.html
  12. http://www.huffingtonpost.com/2013/10/22/celebrate-small-victories_n_4138505.html
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/living-life-purpose/201306/living-the-big-picture
  14. https://www.psychologytoday.com/blog/the-gift-maybe/201501/seeing-the-bigger-picture-life-maybe-better-you-think
  15. http://www.apa.org/helpcenter/emotional-support.aspx
  16. https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh#A
  17. http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp#.VkyNhl4mBBk
  18. https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh#A
  19. https://www.psychologytoday.com/basics/mindfulness
  20. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=1546
  21. http://www.helpguide.org/articles/depression/depression-signs-and-symptoms.htm