Triết học là gì

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xác định[sửa]

Trong quyển sách Triết học và Văn chương xuất bản cách đây hơn 20 năm (1974), tôi đã viết:

“Mục tiêu không phải là triệt hủy, nhưng là giải giới kiến tạo những khái niệm nền tảng của siêu hình học về hữu thể, ý nghĩa, hiện diện đã giới hạn logos, lý trí vào một loại “vòng rào". Chính vòng rào này đã tạo ra thành kiến kỳ thị tư tưởng Đông Tây, gây nên phản ứng “ bế quan tỏa cảng" trong học thuật, xây dựng thần học hữu thể và đạo học thần bí. Cẩn phải phá hủy vòng rào này. Chính trong vị thế khó khăn đó, người ta lầm tưởng là có sự phá sản nhưng thực sự giới hạn không phải là cáo chung”.

Triết học không bị vượt, nhưng phải giải giới kiến tạo triết học, thiết định hệ thống cơ cấu những khái niệm triết lý một cách trung thực, khám phá vùng “bên ngoài" cái vòng rào đã áp đặt mình trong lịch sử. Đó là những công trình khảo sát lịch sử triết học của Hồ Thích, của Kojève.

Giải giới kiến tạo hay hủy tạo mượn từ khái niệm deconstruction của J. Derrida đã trở thành một khái niệm phổ biến trong giới phê bình văn chương Mỹ trong khoảng một thập niên sau, trước khi trở thành một vấn đề triết lý bắt nguồn từ khái niệm Destruktrơn (hủy triệt) của Heidegger trong dự thảo chương vượt siêu hình học Tây phương. Cả hai khái niệm hủy tạo và hay diệt đấu dẫn tới vấn đề cáo chung của triết học. Có thật triết học đã cáo chung?

Vấn đề cáo chung ít ra mang hai ý nghĩa: sự hoàn tất nhiệm vụ của triết học, hoặc sự tận cùng của triết học. Cả hai đều có thể áp dụng đối với hệ thống triết học Hegel bởi vì nhiệm vụ triết học là thực hiện sự hoàn tất hệ thống, khi đó triết học đi tới tận cùng đồng thời với sự hoàn tất của lịch sử. Nhưng thật sự, ý nghĩa của sự cáo chung triết học còn hàm ngụ triết học đã vận dụng hết những khả năng của nó, nghĩa là đồng thời tận dụng những khả năng của văn hóa, cũng là sự cáo chung của nhân loại.

Như vậy có thể đặt vấn đề cáo chung ở một viễn cảnh khác chăng? Ngày nay, vấn đề cáo chung của triết học ít ra cũng đã được đặt thành vấn đề từ Heidegger trong một tham luận ở hội nghị năm 1964 và một số nhà triết học sau ông.

Trong những chiều hướng Heidegger phân tích, triết học cáo chung hàm ngụ:

Triết học đã hoàn tất vì "triết học là siêu hình học".

Triết học là "sở cứ " vì toàn bộ lịch sử triết học đã tập đại thành trong khả năng tột cùng của nó.

Khởi sự của nền văn minh thế giới xây dựng trên tu duy Tây Âu vì sự toàn thắng của thế giới khoa học kỹ thuật và trật tự xã hội thuộc riêng thế giới này.

Khi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?

Đặt vấn đề cơ sở (Grund - Grundlagen) của một thời đại như H. G. Gadamer đã nhận định “nhằm vào những điều không hiển nhiên ngay đó, nhưng đã in dấu toàn diện trực tiếp ở những gì hiện diện chung quanh ta". Sự hoàn tất triết học ở thế kỷ XIX có thể được ghi nhận ở nỗ lực nhận thức triết học và khoa học như một thể thống nhất trong hệ thống Hegel. Sự khác biệt về trật tự hệ thống xã hội, ảnh hưởng của sự điều khiển khoa học - kỹ thuật trong "mọi sinh giới đến mức khuôn đúc công luận", xác quyết về hữu hạn và những giới hạn của hiện hữu con người qua tư tưởng hiện sinh cùng với định hướng tri thức khách quan thông qua khoa học là những vấn đề của thế kỷ XX khởi từ những năm sau Thế chiến thứ nhất. Gadamer đã chỉ ra tính chất phác về xác quyết vì khái niệm xác quyết gắn liền với khái niệm phán đoán thuần túy chỉ có tính cách trừu tượng, tính chất phác về phản tỉnh vì hoàn cảnh giới hạn của hiện sinh chỉ ra không thuộc nhận thức khách thể hóa, tính chất phác về khái niệm vì triết lý không có nghĩa là định nghĩa, như Heidegger nhận định ngôn ngữ là một cách lý giải thế giới trước mọi thái độ phản tỉnh, những quan điểm chỉ ra là những nhận định thừa kế của chủ nghĩa duy tâm Đức không còn giá trị đối với phê phán ý thức chủ quan qua những tư trào ở đầu thế kỷ. Tuy nhiên, theo Gadamer, với những phong trào hiện tượng luận và thông diễn học (Hermeneutik) ngự trị triết học hiện đại thì những nhà tư tưởng lớn của Hy Lạp cùng Kant Hegel vẫn là những khuôn mặt lớn trong đối thoại triết lý vì tính chống chủ nghĩa giáo điều về khái niệm, phân định giữa nhận thức và tư ngã, cũng như khái niệm về tinh thần nơi Hegel ảnh hưởng đến cơ sở tư tưởng của thời đại chúng ta.

Ngày nay với vấn đề đặt lại vị thế của chủ thể, phê phán tha hóa của tự thức lý luận về tín hiệu, vai trò của ngôn ngữ bình thường đã chỉ ra những quan tâm mới trong tư tưởng của thời đại. Trên một bình điện nào đó, có thể nói tư tưởng không còn xây dựng trên cơ sở của nửa thập kỷ đầu nữa mà đang ở vào tình trạng khủng hoảng của thời quá độ.

Có thể xác định thời quá độ? Nếu như những Nietzsche, Kierkegaard Marx chấm dứt thế kỷ của Hegel trước khi bước chuyển tiếp cho những trào lưu hiện tượng luận, phân tâm học và hiện sinh xác định thế kỷ của chúng ta, thì với sự phê phán chủ nghĩa Marx, hậu hiện đại, hậu cấu trúc luận, sự gặp gỡ giữa triết học lục địa truyền thống và triết học Anh - Mỹ (ít ra là sự đối đầu giữa triết học phân tích, chủ nghĩa thực dụng và thuyết hủy tạo) có thể là dấu mốc của thời quá độ.

Có thể xác định thời quá độ vì chuyển tiếp của thế kỷ, không hẳn theo niên biểu, nhưng những vấn đề đặt ra chưa chứng thực là những dấu hiệu của thế kỷ kế tiếp. Sự kế thừa những di sản của giai đoạn hậu hiện đại, xã hội cộng sản, xã hội tư bản cũng như quá trình tiến hóa hậu công nghiệp đã đưa ra những vấn nạn về sự cáo chung của lịch sử (chỉ khác biệt ở chỗ khủng hoảng của thời hậu chiến thứ hai dẫn tới viễn cảnh bi quan về cái chết của con người, còn sự khủng hoảng của thời hậu lịch sử là tuyệt lộ của tư tưởng?)

Trong mê cung của tư tưởng, có người đã tự hỏi: phải chăng cách thế ngụy thức hai mặt đang thống trị? Hoặc có thể còn đặt vấn đề triết lý khi triết học đã chết?

Đặt vấn đề triết lý ngay trên những tiền đề về cái chết của triết học có phải là mâu thuẫn nội tại, hay không thể tận được những chân nguyên lý vì đã không tìm thấy trong quá khứ? Có thể mượn lới của Fichte để chỉ ra là một căn cứ như vậy không đáng cứu xét”.

Vấn đề căn nguyên của cơ sở tư tưởng[sửa]

Vấn đề triết lý đầu tiên là hỏi ngay chính bản thân triết học là gì? Một triết gia Đức như Martin Heidegger vào cuối đời cũng đã viết một tác phẩm nhan đề: “Was ist das - die Philosophie?"

Deleuze và Guattari, hai nhà tư tưởng Pháp đã viết chung vời nhau nhiều tác phẩm, sau cùng cũng đã viết chung tập sách nhan đề: "Qu/ est-ce que la philosophie?"

Deleuze and Guattari:

Trong văn chương mới của Nga, một nhà văn trẻ, Sasha Sokolov, đã lấy đề từ một phiên khúc của Pushkin đặt tên cho tiểu thuyết của ông Mezhdu sobakoi i volkom. Giữa chó và sói, chto nazavana pora mezh volka I sobakii câu thơ trong Eugene Onegin diễn tả thời khoảng chạng vạng:

Lúc một ngày đã xong và người ta có thể ngồi nhâm nhi tán gẫu.

Đó cũng là lúc người chăn bầy không thể phân biệt được giữa chó gác và sói rừng.

Lúc tranh sáng tranh tối mơ hỗ giữa mộng và thực.

Những biến cố trong tiểu thuyết của Sokolov diễn ra trong cảnh tranh sáng tranh tối mông muội đó.

Không phải tình cờ quyển sách của Gilles Deleuze và Felix Guattari Qu/ est-ce que la philosophie? cũng khởi đầu từ một chợn lựa như vậy.

Nhưng vấn đề "Triết học là gì?" chỉ đặt ra khi tuổi già đã đến. Đó không phải là một ẩn dụ, mà là một tự vấn, giống như soi mình trong gương. Triết lý quả thực có thể nhìn qua tấm gượng soi. Khi viết quyển sách này, Deleuze đã ở vào tuổi 66 và Guattari đã 61.

Hỏi triết học là gì? có lẽ chỉ xảy đến vào lúc xế bóng, khi người ta không còn gì để hỏi nữa.

Hỏi cũng có nghĩa là tự vấn sau khi đã bước vào lãnh địa triết học, để hỏi triết học là gì với những điều đã làm suốt một đời.

Hỏi chỉ có nghĩa là tự vấn suốt một hành trạng già nua cằn cỗi của lịch sử triết học nhưng cũng có thể là ngay chính hành trạng của triết gia. Hỏi vì không tin triết học đã đạt tới cứu cánh, nghĩa là đã cáo chung. Tuổi già, như Deleuze và Guattari viết, không mang lại một thanh xuân vĩnh cửu nhưng trái lại mang cho một tự do cao ngạo, một tất yếu tinh khiết ở đó con người vui hưởng một khoảnh khác ân sủng giữa sự sống và cái chết. Đó là cái khung cảnh không gian trong tiểu thuyết của Sokolov với những diễn biến xảy ra ở dòng Volga thượng, mà cái tên cổ của miền Tartar là Itil, quang cảnh trung tâm của thế giới về mặt địa chí hình thể cũng như siêu hình vào lúc tranh sáng tranh tối mông muội, bởi nguồn nước Stygian chia đôi miền sống và chết.

Người la không thể tưởng tượng viết một quyển sách mang tên Triết học là gì khi người ta còn trẻ. (Một nhà danh họa như Tumer vào tuổi già đã có thể đưa hội họa vào con đường đơn độc không cần tranh biện, một tác phẩm như La vie de Rancé của Chateaubriand ở tuổi già đã khẳng định quyền năng của chữ viết và mở đầu văn chương mới, trong triết học Kritik der Urteilskraft của Kant cũng là một tác phẩm viết vào lúc tuổi già, ở đó những quan năng của tinh thần vượt khỏi nhũng giới hạn). Đây là lúc người ta có thể đặt vấn đề tìm hiểu triết học là gì và câu trả lời phải chờ tới một thời điềm, một cơ hội, những hoàn cảnh, những quang cảnh và nhân vật, những điều kiện và những ẩn số của câu hỏi.

Hỏi và trả lời như thế nào? Deleuze và Guattari đã trả lời trong một cách thế ẩn mật như tiểu thuyết của Sokolov là người ta có thể đặt vấn đề "giữa những thân hữu” như một tâm sự hay tin cậy, hoặc có thể đối diện với kẻ nghịch như một thách đố, và cùng lúc chờ đợi vào cái thời điểm giữa chó và sói lúc chạng vạng tranh tối và sáng lúc con người bất chấp ngay chính thân hữu?

Inter canem et lupum dầu sao câu trả lời cũng đã có ở đó, không thay đổi: triết học là nghệ thuật hình thành, phát kiến, chế tác những khái niệm.

Những khái niệm Deleuze, Guattan xác định cần những nhân vật khái niệm.

Thân hữu là một nhân vật như vậy bởi vì người ta có thể nói nó chính là chứng nhân của căn nguyên Hy Lạp trong triết học philosophie. Khái niệm gắn liền với nhân vật, thân hữu bởi chỉ ở triết học Hy Lạp như Kojève nhận định người Hy Lạp đã chôn vùi hiền thánh và thay thế bằng triết gia, những thân hữu của minh trí đi tìm minh trí nhưng không chiếm hữu. Có thể nói rõ hơn là thánh hiền đến từ phương Đông, nhưng thánh hiền có lẽ suy nghĩ bằng Hình tượng còn triết gia phát kiến và suy nghĩ bằng Khái niệm.

Thân hữu ở đây không phải chỉ là làm bạn với triết gia như Platon, mà làm bạn với minh trí, với điều chân hay thật.Thân hữu như vậy là một hiện diện nội tại trong tư duy, một điều kiện khả hữu của chính tư duy, một phạm trù sống, một sinh động siêu nghiệm. Triết gia chính là thân hữu của khái niệm, lũy tiến theo khái niệm. Như vậy triết học không những hình thành hay phát kiến những khái niệm, mà còn là một bộ môn nhằm sáng tạo ra những khái niệm.

Sáng tạo những khái niệm mời, đó là đối tượng của triết học như Nietzsche đã xác định nhiệm vụ của triết học.

Mọi khái niệm, như Deleuze và Guattari nói rõ, có những cấu thành, và khái niệm được xác định bằng những cấu thành này. Ngay cả khái niệm đầu tiên, nghĩa là khái niệm mà một tariết học khởi đầu cũng có nhiều cấu thành vì không có gì hiển nhiên là triết học phải có một khởi đầu, bởi xác định một khởi đầu cũng đi từ một quan điểm hay một nguyên do. Chẳng hạn những triết gia khác biệt như Descartes, Hegel hay Feuerbach không khởi đầu từ những một khái niệm, mà cũng không có cùng một khái niệm khởi đầu.

Mọi khái niệm đều có một lịch sử, chẳng hạn như khái niệm tha nhân dầu lịch sử này diễn ra theo đường ngoằn ngoèo, một chuyển biến vì quan hệ với khái niệm khác trên cùng một bình diện, một khởi sinh dị biệt nghĩa là sắp xếp những cấu thành qua những khu vực lân cận, một vô thể mặc dầu nó được hiện thực trong những vật thể (khái niệm nói lên diễn biến, không phải yếu tính hay sự vật, như Deleuze đã nói đến khái niệm lekton của triết học Khắc kỷ trong tác phẩm Logique du Sens).

Khái niệm vừa tương đối với những cấu thành riêng của nó cũng như với những khái niệm khác, trên bình diện nó giới hạn và những vấn đề phải giải quyết vừa tuyệt đối vì khai triển sự tụ hội, giữ sở cứ và những điều kiện ấn định cho vấn đề. Cho nên triết gia không ngừng quyền biến những khái niệm, ví như Leibniz đã phát biểu: "Tôi tưởng vào đến bến, nhưng lại bị thẩy ra giữa biển khơi". Khái niệm không mang tính biện luận, và triết học không là một hình thành biện luận vì nó không mang những tiền đề giống như các khoa học. Sự khác biệt giữa triết học và các khoa học là ở đó. Deleuze và Guattari đã mượn khái niệm agôn trong từ ngữ Hy Lạp để chỉ sự đối nghịch: giống như biện chứng mà Platon xác định trong khái niệm amphisbetesis. Cho nên triết học không phải là chiêm ngưỡng vì những chiêm ngưỡng là chính những sự vật được nhìn trong sáng tạo ra những khái niệm, không phải phản trạng vì người ta không cần đến triết học để phản ảnh bất kỳ điều gì (chẳng hạn nhà toán học không cẩn nại tới triết học để phản ảnh toán học), cũng không thường trụ trong thông giao, vì thông giao tương ứng với những tư kiến chứ không phải những khái niệm.

Trong tương tranh đối nghịch với triết học ngày nay là những khoa học nhân văn, nhất là khoa xã hội học hay mọi bộ môn thông giao như thông tin học, thị trường học, quảng cáo, vẽ kiểu... Triết học cũng khởi sự với những câu, nhưng trong khi khoa học rút ra những viễn cảnh, nghệ thuật rút ra những tri thức và giác thức thì triết học rút ra những khái niệm.

Những khái niệm triết học như Deleuze, Guattari nhận định chỉ là những toàn mảnh không thể tự điều chỉnh mà phải có một tương ứng của bình diện nội tại. Triết học mang hai bộ diện bổ túc cho nhau, đó là sáng tạo ra những khái niệm và vạch ra một bình diện. Hai bộ diện này phân định rõ, ví như nếu triết học khởi sự với sự sáng tạo khái niệm thì bình diện nội tại phải coi như tiễn triết học. Điều này có thể thấy rõ nơi mỗi triết gia vì bình diện nội tại là một lĩnh hội phi khái niệm, chẳng hạn nơi Descartes là một lĩnh hội chủ quan và tiềm ẩn được giả định bởi cogito như khái niệm đầu tiên, ở Heidegger là một lĩnh hội tiễn hữu luận của Hữu thể. Nói khác đi, triết học đã phải giả định một cái gì là phi triết không phải tiền hiện mà có lẽ ở ngay trong lòng triết học (tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau). Như đã nói ở trên, triết học bao gồm sáng tạo những khái niệm là khởi đầu của triết học, nhưng bình diện nội tại cấu thành lãnh địa tuyệt đối của triết học). Chính trong bình diện nội tại trong thời hiện đại, người ta "muốn nghĩ siêu nghiệm ngay trong nội tại và chính nơi nội tại người ta đạt tới sự đoạn tuyệt" biểu hiện ba loại Phổ quát là chiêm ngưỡng, phản trạng và thông giao của ba thời đại triết học là ý tượng luận, Phê phán luận và Hiện tượng luận không xa rời lịch sử của một huyễn tưởng triền miên. Xác định bình điện nội tại không phải siêu nghiệm, đó là khởi sự những triết gia thứ nhất, đối nghịch với hiền thánh, đó là lý do tại sao Deleuze gọi Spinoza là cự phách của mọi triết gia vì có lẽ Spinoza là người duy nhất không qua một thỏa hiệp nào với siêu nghiệm, và tại sao Deleuze đã chọn lựa những triết gia nội tại như phái Khắc kỷ, Spinoza, Bergson, Nietzsche.

Triết học như vậy tọa thị trên nền Đất, ờ đó thời gian của triết học là một thời gian địa tầng trước và sau chỉ là một trật tự lớp lớp chồng chất lên nhau: triết học là chuyển biến, không phải lịch sử, nó là sự cộng hiện nhũng bình diện, không phải sự kế tiếp những hệ thống.

Mọi người đều có khả năng tư duy, nhưng ngoài hai yếu tố khái niệm và bình diện nội tại côn một yếu tố cơ bản nữa là những nhân vật khái niệm. Lấy trường hợp Descartes để trình bày:

Có một điều gì ngoài cogito được chế ra và ảnh tượng giả định của tư tưởng? Thực sự có một cái gì huyền nhiệm hiện ra đôi lúc hay xuất hiện có vẻ hiện hữu lờ mờ, chen giữa khái niệm và bình diện tiền niệm, đi từ cái nọ qua cái kia. Đó chính là Kẻ Ngốc chính hắn xưng Tôi, chính hắn tung ra cogito, nhưng cũng chính hắn đề ra những tiền đề chủ quan hay vạch ra bình diện. Kẻ ngốc chính là nhà tư tưởng tư riêng đối lập với vị giáo sư công khai (nhà kính viện): nhà giáo thì không ngừng đưa đến những khái niệm để giảng dạy (người - là con vật có lý trí) trong khi nhà tư tưởng tư riêng hình thành một khái niệm với những sức mạnh tiên thiên mỗi người có quyền đắc thủ (tôi tư duy). Đó là một loại nhân vật rất kỳ lạ, muốn nghĩ và nghĩ cho chính mình, bằng “ánh sáng tự nhiên". Kẻ ngốc là một nhân vật khái niệm.

Nhân vật khái niệm kẻ ngốc có thể thấy trong tư tưởng Nicolas de Cuse, Eudoxe trong triết học Descartes, trong tác phẩm của Dostoievsh. Sự khác biệt giữa kẻ ngốc xưa và nay ở chỗ kẻ ngốc xưa muốn cái thật còn kẻ ngốc nay muốn tạo cái phi lý là quyền năng tối thượng của tư tưởng. Những nhân vật khái niệm như Socrate của Platon, Dionysos của Nietzsche là chủ thể hay chuyển biến của một triết học.

Triết học trình ra ba yếu tố. nội tại để vê ra bình diện tiền triết, cố chấp để phát kiến và tạo sự sống cho những nhân vật phò triết, cốt cách để sáng tạo ra những khái niệm triết. Những nét khác biệt như cảm thụ, quan hệ, năng động, duy pháp, hiện sinh là những cá tính ở những nhân vật khái niệm trong các nguồn tư tưởng.

Tư tưởng không phải là dây liên hệ giữa chủ thể và khách thể, nhưng trong quan hệ của lãnh địa và đất. Người ta có thể thấy một ý tưởng về một cách mạng kiểu Copemic nơi Kant không phải là những phạm trù chủ thể và khách thể mà là đặt tư tưởng trực tiếp quan hệ với đất, ở Husserl cũng có yêu cầu đất như một trực giác nguyên ủy cho tư tưởng.

Đất là ngưỡng của nguyên thuỷ mở vào Nguyên sử xác thân. Cho nên không những có một lịch sử triết học, côn có một địa chí triết học.

Deleuze, Guattari đã dành Chương IV để nói về địa chí triết học. Sau Husserl và Merleau-ponty, Deleuze và Guattari đã chú trọng đến vị trí của Đất khi nói đến những vận động giải cát cứ và tái cát cứ là những quan hệ của nội tại và siêu nghiệm, của Quốc gia và Đô thị, của phương Đông và phương Tây.

Dẫn lời của Jean-pierre Faye, Deleuze và Guattari chỉ ra là những triết gia như những người khách lạ đến từ phương Đông, nhưng tại sao lại chọn Hy Lạp làm môi trường triết học, vì ở đây phát triển những điều kiện như một xã tính thuần túy làm môi trường nội tại, một lạc thú quần hội cấu thành thân hữu và một thống khoái về tư kiến. Tư tưởng nhằm đưa ra một môi trường nội tại để thu hút đất, cho nên có sự khác biệt giữa minh trí và tôn giáo với triết học vì một đằng tư duy bằng những hình tượng như lục hào Dịch, pháp luân An, thánh tượng Kitô... một đằng tư duy bằng khái niệm.

Hình tượng cần những phóng chiếu đến từ siêu nghiệm còn khái niệm tiếp cận và liên hệ ở bình diện nội tại. Khi một tư tưởng như tư tưởng Thiên chúa giáo muốn có những khái niệm, nó phải qua con đường vô thần, chủ nghĩa vô thần không là một thảm kịch, mà là sự thanh thản của triết gia và đắc thủ của triết học. Có thể nói đến một triết học Trung Hoa, Ân Độ, Do Thái, Hồi Giáo với điều kiện tư duy trên một bình diện nội tại. Triết học sở dĩ tồn tại ở Hy Lạp vì nó gắn liễn với thường hằng hơn là tất yếu, cảnh giới hơn là nguồn gốc, chuyển biến hơn là lịch sử. Mối liên lạc của triết học hiện đại với chủ nghĩa tư bản cũng giống như mối liên lạc của triết học cổ đại và Hy Lạp. Chính ở đó có thể thấy viễn cảnh của triết học hiện đại vì nó không còn là thân hữu của chủ nghĩa tư bản nữa, như triết học cổ đại không gắn bó với đô thị Hy Lạp:

Triết học đưa tới tuyệt đối sự giải cát cứ tương đối của tu bản, qua bình diện nội tại như một vận động của vô hạn và tiêu diệt nó như một giới hạn bên trong, làm cho nó quay lại chống nó, để dẫn đến một miền đất mới một dân tộc mới.

Tiếp nối những nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản trong quan hệ triết học hiện đại qua tác phẩm L'anti-oedipe, Deleuze và Guattari nhận ra mối quan hệ cấu tạo giữa triết học và phi triết học trong chuyển biến kép, ở đó "triết gia phải trở nên một người không phải là triết gia, để phi triết học có thể trở thành đất và dân của triết học".

Tiếp phần II

(Theo Đêm Trắng, NXB Văn nghệ)