Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

là bộ phận của cơ thể ở ngực của người hoặc bụng của thú, có núm nhô lên, và với riêng trường hợp của giống cái thì bộ phận này làm chức năng sản sinh ra sữa nuôi con.

Cơ thể học - vú phụ nữ[sửa]

Tập tin:Breast anatomy normal scheme.png
Mặt cắt vú ở phụ nữ trưởng thành.
1. Lồng ngực
2. Cơ ngực lớn
3. Thùy
4. Núm vú
5. Quầng vú
6. Ống dẫn sữa (tuyến vú)
7. Mô mỡ
8. Da

Vú được bọc bởi da; mỗi vú có một núm vú được bao quanh bởi quầng vú. Quầng vú có màu từ hồng đến nâu sậm, không có lông, và có nhiều tuyến nhờn. Tuyến vú lớn hơn, nằm trong vú tiết sữa; có nhiều thùy, mỗi vú có từ 10-20 ống dẫn sữa dẫn sữa từ thùy đến núm vú, mỗi ống có lỗ thoát riêng.

Phần lớn vú là mô liên kết, mô mỡ (chất béo) và dây chằng Cooper. Vú nằm trên cơ ngực lớn và thường kéo dài từ đôi xương sườn thứ 2 tới đôi xương sườn thứ 6 trong vị trí giải phẫu học. ¼ vú đi xéo lên đến cuối nách. Một lớp mỏng mô vú kéo dài từ xương đòn trên đến đôi xương sườn thứ 7 hoặc 8 phía dưới và từ giữa đến cơ lưng (latissimus dorsi).[1][2]

Động mạch nuôi vú được chia ra từ động mạch ngực, động mạch ngực trong, động mạch ngực trước, động mạch ngực sau. Tĩnh mạch của vú chủ yếu là tĩnh mạch nách, nhưng một số đổ vào tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực.

Vú được phân bố bởi nhánh thần kinh da trước và sau thứ 4 đến thứ sáu của thần kinh sườn. Núm vú được đỡ bởi lớp da mỏng T4.

Cả hai giới đều có một sự tập trung mạch máu và các đầu dây thần kinh trong núm vú.

Khoảng 75% bạch huyết từ vú đi đến các hạch nách cùng bên. Phần còn lại đi đến hạch ức, tới vú bên kia hoặc các hạch bạch huyết bụng. Hạch nách, kể cả nhóm hạch ngực, hạch dưới vai, hạch cánh tay, tất cả đều đổ vào hạch bạch huyết trung tâm rồi tới hạch trên nách. Sự dẫn bạch huyết ở vú có phần liên quan đến ung thư học vì các tế bào ung thư có thể thoát ra từ khối u và trở thành bệnh ung thư thông thường, rồi di căn đến các phần khác của cơ thể.

Chức năng[sửa]

Chức năng của tuyến vú tại giống cái là để nuôi con bằng cách tiết sữa vào núm vú. Tuy nhiên, các nhà động vật học đã chỉ ra rằng không có loài động vật có vú nào ngoài con người có vú có kích thước lớn ngay cả lúc không cho con bú và con người là loài linh trưởng duy nhất có vú luôn căng phồng. Điều đó chứng tỏ rằng hình dạng, kích thước bên ngoài của vú còn liên quan đến một yếu tố khác ngoài tiết sữa.

Phần tuyến vú tiết sữa trong vú thực sự có phần liên quan đến toàn bộ mô vú. Nó thường được các nhà sinh vật học cho rằng nguyên nhân thực sự của sự tiến hóa vú phụ nữ là để hấp dẫn con đực cùng loài, nghĩa là vú còn có chức năng sinh dục phụ. Một giả thuyết khác cho rằng không giống như các loài linh trưởng khác, phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng của sự rụng trứng. Và việc này có thể làm con đực đáp ứng với những dấu hiệu nhỏ nhoi của sự rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, sự tăng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ làm cho vú căng phồng, hấp dẫn đàn ông. Đáp lại, người phụ nữ sẽ có nhiều hưng phấn, trở thành người có nhiều khả năng rụng trứng nhất đối với người đàn ông.

Một số nhà động vật học (như Desmond Morris) [3] tin rằng vú phụ nữ phát triển như một bộ phận phía trước đối với mông. Từ đó trong khi các loài linh trưởng khác giao phối trong tư thế đeo trên lưng thì con người thành công hơn trong tư thế mặt-đối-mặt. Tác dụng sinh dục phụ của bộ ngực phụ nữ đã được chứng minh bằng sự nổi bật của nòi giống con người, và sự giao hợp đối mặt cho thấy mối liên hệ giữa hai người đã vượt qua mối liên hệ tình dục đơn thuần.

Một số người khác lại cho rằng vú phụ nữ phát triển để tránh làm đứa trẻ khó thở trong lúc cho bú[4]. Vì con người không có hàm nhô ra như tổ tiên và các loài linh trưởng khác, mũi đứa trẻ có thể bịt bởi một bộ ngực phẳng lì. Theo thuyết này, khi hàm con người thụt vào, bộ ngực phụ nữ nhô ra để bù lại.

Hình dạng, kích thước[sửa]

Phần lớn vú phụ nữ thực ra là mô mỡ (chất béo) và mô liên kết thay vì tuyến sữa. Vú có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, trong đó kích thước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, kế cả di truyền.

Vú được nâng chủ yếu bởi dây chằng Cooper, cộng thêm sự nâng đỡ từ da bao vú, và điều này quyết định hình dạng của vú. Vú có thể bị xệ xuống một cách tự nhiên bởi tuổi tác, do dây chằng ngày càng dãn ra. Quá trình này diễn ra càng nhanh khi tập những bài tập mạnh, và áo ngực có thể giảm bớt tác dụng này bằng cách nâng đỡ phụ, dù những tác dụng đối với sức khỏe của áo ngực vẫn chưa được xác nhận. Một số người cho vú bị xệ là điều không mong đợi và nhiều phụ nữ lớn tuổi đã đi phẫu thuật thẩm mỹ để nâng nó lên.

Tập tin:Breast1.jpg
Một cặp vú.

Vì vú phần lớn được cấu tạo từ mô mỡ nên kích thước của nó có thể thay đổi theo thời gian nếu người phụ nữ tăng hay giảm trọng lượng. Việc vú tăng kích thước trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú cũng là bình thường, chủ yếu do sự phình ra của tuyến vú để đáp ứng lại hormone prolactin. Kích thước vú phụ nữ cũng thường thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt trong hội chứng bí tiểu trước kỳ kinh. Vú cũng to ra như một hiệu ứng phụ bình thường của việc dùng thuốc ngừa thai.

Không có mối liên quan nào giữa kích thước vú và khả năng cho con bú, và người ta tin rằng vú phụ nữ có hình dạng như thế để họ có thể cho con bú thì vú sẽ bự thêm 1 cm. Tuy nhiên đó cũng do sự tiến hóa của con người về hấp dẫn giới tính như đã nói ở trên.

Tập tin:Breast2.jpg
Một cặp vú.

Kích thước vú phụ nữ thường được diễn tả dưới dạng cỡ áo ngực (bra size). Theo kết quả thống kê củ a tổ chức "Size UK" [1], cỡ áo ngực trung bình của người Anh đã tăng từ 34B trong thập niên 1950 đến cỡ 36C ngày nay, và cỡ trung bình của phụ nữ Mỹ là 34B trong năm 2005 do tổ chức U.S. Department of Health and Human Services. Phụ nữ có bộ ngực lớn bất thường thường bị đau lưng nếu mặc áo ngực không đúng kích cỡ, trong khi ở một số nước phương Tây người ta tin rằng bộ ngực nhỏ làm người phụ nữ kém hấp dẫn về giới tính. Một số phụ nữ lo lắng không đúng về bộ ngực của họ, và nhiều người không thích về kích cỡ bộ ngực của mình đã đi giải phẫu thẩm mỹ thu nhỏ vú hoặc nâng ngực. Tổ chức American Society for Aesthetic Plastic Surgery thống kê có 334.052 ca nâng ngực đã được thực hiện trong năm 2004 ([2]). Một số phụ nữ đã làm phẫu thuật tái tạo vú sau khi được phẫu thuật cắt bỏ vú sau ung thư vú, một số khác do sự bất đối xứng về cơ thể, và vì phụ nữ thường cảm thấy nữ tính và cảm giác ở bộ ngực của họ.

Hai vú có kích cỡ không bằng nhau là chuyện bình thường, đặc biệt là khi vú đang phát triển trong thời kỳ dậy thì. Thống kê cho thấy số phụ nữ có vú trái lớn hơn nhiều hơn số người có vú phải lớn hơn một ít . Một số trường hợp hiếm gặp là một bên vú to (hoặc nhỏ) hơn bên kia rất nhiều, hoặc hoàn toàn không phát triển.

Phát triển[sửa]

Sự phát triển của vú phụ nữ trong thời kỳ dậy thì là do các hormone sinh dục, chủ yếu là estrogen. Hormone này đã được chứng minh gây ra sự phát triển giống phụ nữ, làm vú to ra ở nam, gọi là hiện tượng nữ hóa. Hormone này còn được dùng trong các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Một số điều kiện được biết đã gây ra sự phát triển bất thường ở vú trong thời kỳ dậy thì. Vú phát triển quá mức (virginal breast hypertrophy) là tình trạng liên quan đến sự phát triển quá mức của vú trong thời kỳ dậy thì, và trong một số trường hợp vú tiếp tục phát triển sau tuổi dậy thì. Vú kém phát triển (hypoplasia) là tình trạng một hoặc cả hai bên vú đều không phát triển trong thời kỳ dậy thì.

Hình dạng giống quả cầu của vú đã làm giảm sự mất nhiệt, bởi vì nhiệt độ cao là một điều kiện cần có để sản xuất sữa.

Trang phục[sửa]

Xem thêm[sửa]

Sách chuyên khảo[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Introduction to the Human Body, Fifth Edition. John Wiley & Sons, Inc.: New York, 2001. 560.
  2. Ramsay DT, Kent JC, Hartmann RA, Hartmann PE (June 2005). "Anatomy of the Lactating Human Breast Redefined with Ultrasound Imaging". Journal of Anatomy 206 (6): 525–534. doi:10.1111/j.1469-7580.2005.00417.x. PMID 15960763.
  3. Breasts Shaped by Evolution for Babies, not Men

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây