VLOS:Viết trang mới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trang mới, trong Thư viện khoa học VLOS, là trang không có lịch sử thay đổi, hay đơn giản là trang chưa bao giờ được tạo ra. Đôi khi bạn có thể gặp các liên kết đỏ trong VLOS, chúng sẽ dẫn bạn đến lựa chọn mở trang mới với tên gọi cho sẵn.

Bắt đầu viết một trang mới thật đơn giản, nhưng để viết một trang mới hay, tức là tồn tại được lâu dài và ổn định trong VLOS, đòi hỏi một số đầu tư của bạn. Có hai cách chính để mở bài viết mới:

  • Từ liên kết đỏ: Khi ấn vào liên kết đỏ, bạn có lựa chọn mở bài viết mới cùng tên. Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Nếu bạn chỉ có ý định thử nghiệm thì nên dùng VLOS:Chỗ thử. Nếu bạn thực sự có ý định viết một bài hay, nên theo các bước 1, 2, 4, 5, 6 dưới đây.
  • Nhập địa chỉ: Bạn có thể viết bài mới bằng cách nhập địa chỉ mới vào VLOS. Cách này được giải thích ở các bước từ 1 đến 6 dưới đây.

Bước 1: Các kiểm tra ban đầu[sửa]

Trước khi viết một trang mới:

  • Kiểm tra bằng ô Tìm kiếm nằm ở bên trái xem đã có bài viết có nội dung tương tự bài bạn định viết chưa. Nếu có rồi, bạn có thể chỉ cần bổ sung, hoặc trong một số trường hợp đổi tên trang thành tên thông dụng hơn, mà không cần phải viết trang mới.
  • Nếu đề tài bạn định viết chưa có, kiểm tra xem nó có đạt tiêu chuẩn đưa vào VLOS không.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung[sửa]

Một nội dung mang tính bách khoa thường bắt đầu bằng một định nghĩa hay tóm tắt súc tích về đề tài, tiếp theo là các ý phát triển trong từng đề mục. Bạn có thể viết từ tích lũy kiến thức cá nhân, nhưng nói chung ta nên tổng hợp lại từ nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy.

  • Bắt đầu bài bằng cách định nghĩa đề tài, với đề tài được viết đậm. Cứ giả sử độc giả không biết gì về đề tài mình đang nói. Ví dụ nếu đề tài là một nhân vật, bạn nên bắt đầu với một câu để cho biết người này được biết vì sao:
    Nguyễn Văn A (1920-1990) là một nhà báo của tờ báo Tin tức.
    thay vì:
    Nguyễn Văn A sinh năm 1920 tại Nam Định, Việt Nam.
  • Hãy tìm kiếm qua các máy truy tìm dữ liệu trên mạng, từ các nguồn sách vở, như trong thư viện, rồi tổng hợp chúng lại. Có thể bạn bắt đầu với những đề tài đơn giản trước để có kinh nghiệm.
  • Không bệ nguyên văn một bài viết có bản quyền của tác giả khác mà không xin phép. Sau khi bài đã tạo ra, xin hãy nói rõ trong trang thảo luận của bài rằng tác giả cho phép đưa vào VLOS, đặc biệt khi bài đã đăng ở nơi khác, để tránh tranh chấp đáng tiếc. Tham khảo thêm về vấn đề quyền tác giả.
  • Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ, bạn có thể tìm thông tin về đề tài trong VLOS phiên bản tiếng nước ngoài ví dụ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp... Các nguồn thông tin này có thể copy tự do vì chúng sử dụng giấy phép văn bản tự do và cùng được duy trì bởi Tổ chức Wikimedia.

Bước 3: Nhập tên bài mới[sửa]

  • Chọn một cái tên cho đề tài cần ngắn gọn đúng chính tả. Ví dụ: thay vì "lược sử tóm tắt của cơ học", nên chọn "lược sử cơ học", hay tổng quát hơn "lịch sử cơ học". Tham khảo thêm cách đặt tên trang.
  • Gõ tên trang bằng tiếng Việt vào ô sau, rồi ấn nút Tạo trang


  • Hoặc gõ địa chỉ theo dạng sau bằng tiếng Việt vào trình duyệt mạng của bạn:
https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tên của trang mới dự định viết
và đi theo địa chỉ này, bạn sẽ được dẫn đến lựa chọn mở bài mới với tên gọi đã dự định.
  • Hiện tại, bạn cũng có thể gõ tên bài vào ô "tìm kiếm" (cột bên trái), rồi ấn nút Hiển thị. Nếu bài viết chưa tồn tại, bạn sẽ có lựa chọn "Bắt đầu bài có tên đó".

Bước 4: Soạn thảo[sửa]

  • Đưa vào nội dung bằng tiếng Việt.
  • Kiểm tra ngữ pháp và chính tả bài viết. Có thể dùng các từ điển tiếng Việt (có một số bản điện tử trên mạng) để kiểm tra chính tả.
  • Sắp xếp: Tách bài ra thành từng đề mục theo các nội dung riêng để tiện theo dõi (viết tên đề mục, bôi đen tên này, rồi ấn nút A trong hộp soạn thảo).
  • Trang trí: Sử dụng chữ viết đậm, viết nghiêng (bôi đen chữ cần viết đậm/nghiêng và ấn vào nút B hay I trong hộp soạn thảo); cách lề bằng dấu : ở đầu đoạn văn,...

Xem thêm hướng dẫn chi tiết cách sử dụng mã wiki để viết để biết các tính năng soạn thảo nâng cao, ví dụ như thêm hình ảnh, đánh công thức toán học...

Bước 5: Xem thử trước[sửa]

Bước này rất quan trọng, ngay cả cho những người thành thạo với VLOS. Ấn vào nút Xem thử trước để phát hiện các lỗi trong trình bày và sửa trước khi Lưu thông tin.

Bước 6: Kết thúc và Chăm sóc[sửa]

  • Ghi tóm lược nội dung soạn thảo trong ô Tóm lược và ấn Lưu thông tin để kết thúc tạo dựng trang mới.
  • Khi trang mới tạo xong hiện ra, bấm nút Trang liên kết đến trang này ngay bên trái để kiểm tra xem đường dẫn liên kết tới nó có đúng không và đảm bảo rằng chúng có chung nội dung như bài mà bạn cung cấp không.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên thỉnh thoảng theo dõi lại Lịch sử bài viết để xem bài này được sửa chữa, thay đổi, bổ sung bởi các bạn khác như nào. Bạn có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người khác, ví dụ như kinh nghiệm wiki hóa, bao gồm:
    • Liên kết đến bài khác: Sử dụng ô "Tìm kiếm" trong VLOS hoặc thông qua Google. Sau đó, nếu thấy khả năng có thể liên kết với các bài khác thì nên thực hiện việc liên kết: bôi đen chữ định tạo liên kết và ấn nút Ab của hộp soạn thảo.
    • Liên kết vào các thể loại tương ứng. Ví dụ, nếu muốn bài nằm trong thể loại Hình học, thêm dòng [[Thể loại:Hình học]] vào bài. Tại vì thể loại này đã nằm trong thể loại Toán học, bạn không cần thêm dòng [[Thể loại:Toán học]] vào bài.
    • Liên kết đến các bài ở Wikipedia các ngôn ngữ khác nhau.

Nhắn nhủ cuối[sửa]

Hy vọng là với hướng dẫn trên bạn có thể bắt đầu là tác giả của các bài viết hay trong Thư viện Khoa học VLOS, thậm chí là các bài xuất sắc. Mời bạn tham khảo mã nguồn của các bài viết mà bạn thấy hay để học thêm.

Trang liên quan[sửa]

Còn thắc mắc? Mời vào: