Đại cương về Độc chất học thú y (tr.3)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phần này trình bày về sự phân bố chất độc trong cơ thể

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các chất độc phải đến được các cơ quan mới gây được ảnh hưởng có hại. Sự phân bố chất độc phụ thuộc vào các yếu tố: Lượng dịch thể và máu tuần hoàn tại mô, khả năng hòa tan trong lipid, protein kết hợp (cả protein trong các mô và trong huyết tương), ái lực của mô với chất độc, các hàng rào có chức năng ngăn cản chất độc...

Ảnh hưởng của dịch thể[sửa]

- Cơ quan càng có lượng dịch thể tuần hoàn lớn (như dòng máu) càng có nguy cơ tiếp xúc với chất độc.

- Các cơ quan có nguy cơ nhiễm độc cao: Thận, gan, não, tim.

- Cơ xương (skeletal muscles) có dòng máu tuần hoàn mức trung bình.

- Mô mỡ, xương có lượng máu tuần hoàn thấp.

Protein kết hợp[sửa]

- Lượng protein kết hợp tỷ lệ nghịch với lượng chất độc ở dạng tự do.

- Chất độc thường ở dạng trơ khi kết hợp với protein của huyết tương.

- Chất độc ở dạng kết hợp không lọc được tại thận.

- Chất độc ở dạng kết hợp với protein có thể được thay thế (bị chiếm chỗ) bởi một chất khác.

Ái lực của cơ quan với chất độc[sửa]

- Một số chất độc có ái lực với một hay vài loại mô nhất định.

- Chất độc có thể tích tụ lại trong các mô.

- Chì có thể tập trung trong xương (tương tự như canxi).

- Thuốc trừ sâu có xu hướng tích tụ tại mô mỡ nhiều hơn ở các mô khác.

Các "hàng rào" ngăn chất độc[sửa]

+ Hàng rào máu-não bộ:

- Có tác dụng ngăn cản với các chất phân cực;

- Ngăn cản chất độc xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương;

- Các tế bào nằm giữa tế bào thần kinh và mao mạch (các astrocyte) nằm xung quanh và liên kết chặt chẽ với mao mạch.

Ví dụ: Ivermectin thường an toàn với các động vật có vú vì nó không thể xâm nhập từ máu vào não bộ để tác động đến các cơ quan thụ cảm acid gama-aminobutyric (γ-aminobutyric acid (GABA) receptors). Ở giống chó Côli, tác dụng ngăn cản này có hiệu quả thấp hơn nên ivermectin có thể gây độc đối với thần kinh trung ương.

+ Nhau thai:

- Nhau thai có một số lớp tế bào nằm giữa hệ thống tuần hoàn của cơ thể mẹ và của bào thai.

- Có sự khác nhau về khả năng ngăn chặn chất độc của nhau thai giữa các loài do kiểu bám dính của nhau con vào tử cung mẹ ở các loài có khác nhau.

Lượng chất độc phân bố[sửa]

- Thể tích dịch thể trong một cơ thể (môi trường hòa tan chất độc) tương đương với nồng độ chất độc trong huyết tương.

- Lượng chất độc phân bố thực tế (volume of distribution, Vd) biểu thị chính xác hơn và được tính bằng bằng lượng chất độc xâm nhập vào cơ thể chia cho nồng độ của chất độc trong huyết tương (Vd=Amount of toxin in the body/concentration in plasma).

- Vd thường lớn hơn thể tích nước của cơ thể.

- Vd không phải là một thông số sinh lý

- Vd có thể được sử dụng trong ước tính loại thải chất độc.

- Nếu Vd lớn (>5L/kg) chứng tỏ nồng độ trong huyết tương thấp, chất độc ở dạng kết hợp hay tập trung tại các mô, khả năng tách chất độc ra khỏi các protein kết hợp thấp (như chất từ cây mao địa hoàng, chất hữu cơ chứa clo, thuốc phiện).

- Néu Vd < 1L/kg, nồng độ huyết tương cao, chất độc dễ bị tách khỏi proein và thay thế (rượu, salicylate, theophylline).

trang trước Đại cương về Độc chất học thú y (tr.3) trang tiếp

Liên kết đến đây