Điều trị vết bầm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vết bầm thường xuất hiện và tự khỏi nhưng cũng có thể khiến bạn thấy phiền toái. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị vết bầm nhanh hơn.

Các bước[sửa]

Phương pháp điều trị được khuyến nghị[sửa]

  1. Chườm đá viên. Đặt vật lạnh lên vết bầm giúp giảm sưng và giúp vết bầm lành nhanh hơn. Bạn nên chườm đá viên càng sớm càng tốt để ngăn vết bầm lan rộng.
    • Cho đá viên vào túi ni-lông có thể khép kín hoặc sử dụng túi thực phẩm đông lạnh (ví dụ như ngô hoặc đậu). Gói túi lạnh trong khăn hoặc áo thun trước khi chườm lên vết bầm.
    • Các cửa hàng đồ thể thao có bán túi đá chứa gel được thiết kế đặc biệt cho trường hợp chấn thương. Các vận động viên thường chuẩn bị sẵn vài túi đá để đề phòng khi bị bầm tím.
    • Chườm đá viên lên vết bầm khoảng 15 phút mỗi tiếng. Chườm lạnh quá lâu có thể gây bỏng lạnh.
  2. Nâng cao vị trí bầm. Giảm tuần hoàn máu đến vết bầm nhờ lực hấp dẫn có thể giúp ích. Nâng vị trí bầm lên cao hơn tim sẽ giúp ngăn máu lưu thông đến vết bầm và giảm tình trạng biến đổi màu da. [1]
    • Ví dụ, nếu vết bầm ở chân, bạn có thể đặt chân lên ghế hoặc gối cao. Chỉ cần đặt chân cao hơn tim vài cm là được.
    • Nếu bị bầm ở cánh tay, bạn có thể gác tay lên bệ tỳ tay hoặc gối cao để tay cao hơn tim.
    • Tuy nhiên, nếu không may bị bầm trên người thì bạn chỉ còn cách chườm đá.
  3. Uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Nếu vết bầm gây đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn. Đọc kỹ nhãn sản phẩm và uống đúng liều khuyến nghị.
    • Tránh uống Aspirin vì thuốc làm loãng máu và khiến vết bầm nặng hơn.
  4. Nghỉ ngơi. Hoạt động cơ sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến vết bầm và như vậy sẽ không tốt. Bạn nên nghỉ ngơi một ngày để tránh bị chấn thương thêm và giúp vết bầm nhanh lành hơn.
    • Nằm nghỉ ngơi trên ghế. Bạn có thể xem phim, chơi game hoặc đọc sách, miễn là hoạt động nào không cần di chuyển nhiều.
    • Đi ngủ sớm. Cơ thể cần được ngủ nghỉ để tự hồi phục. Vì vậy, bạn nên đi ngủ ngay khi thấy mệt.
  5. Biết khi nào nên đi khám bác sĩ. Hầu hết các vết bầm đều không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể được điều trị an toàn tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu:[1]
    • Xuất hiện vết bầm nhưng có dấu hiệu sưng hoặc chấn thương nào khác.
    • Sốt cao hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết bầm (đỏ, có mủ hoặc chảy dịch).
    • Đến gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy bị chèn ép dữ dội quanh vết bầm. Tình trạng giảm đáng kể nguồn cung cấp máu và oxy đến vết bầm được gọi là hội chứng chèn ép khoang và có thể đe dọa đến tính mạng.

Kiểm soát vết bầm[sửa]

  1. Nhẹ nhàng xoa bóp vết bầm và khu vực xung quanh. Bạn nên thực hiện bước này nhiều lần mỗi ngày, bắt đầu từ ngày vết bầm xuất hiện. Cách này giúp ích cho quá trình hạch bạch huyết bình thường để chữa lành vết bầm.
    • Nên nhớ rằng không nên xoa bóp mạnh đến mức gây đau đớn. Ngưng xoa bóp nếu vết bầm quá đau.
  2. Tiếp xúc với ánh nắng. Tia cực tím giúp phá vỡ bilirubin - sản phẩm của quá trình phá vỡ hemoglobin khiến vết bầm có màu hơi vàng. Nếu có thể, bạn nên cho vết bầm tiếp xúc với ánh nắng (với mức an toàn, tránh để bị cháy nắng) để tăng tốc độ đồng phân hóa lượng bilirubin còn lại.
    • Nên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp 10-15 phút mỗi ngày. Thời gian này đủ giúp ích cho vết bầm mà không gây cháy nắng.

Nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Thoa giấm táo. Hòa giấm táo với nước ấm rồi thoa lên vết bầm. Giấm táo giúp tăng tuần hoàn máu gần bề mặt da nên có thể làm tiêu tan máu tích tụ ở vết bầm. Nước cây phỉ cũng có tác dụng tương tự.
  2. Ăn dứa. Enzyme tiêu hóa bromelain trong dứa giúp phân giải các protein đang tích tụ chất dịch trong mô sau chấn thương.
  3. Đắp rau mùi. Bạn có thể chuẩn bị một nắm lá rau mùi tươi rồi đem nghiền nhuyễn để đắp lên vết bầm. Sau đó, dùng băng co giãn quấn quanh vết bầm. Một số chuyên gia cho rằng rau mùi giúp giảm viêm, giảm đau và tan vết bầm nhanh hơn.
  4. Dùng Arnica dạng thuốc mỡ hoặc gel mỗi ngày. Arnica là loại thảo mộc từ lâu đã được khuyến nghị dùng trị vết bầm. Thảo mộc này chứa một hợp chất giúp giảm viêm và giảm sưng. Bạn có thể tìm mua thuốc mỡ chứa Arnica và thoa lên vết bầm 1-2 lần mỗi ngày.
  5. Dùng đỉa sống. Bạn có thể hỏi mua đỉa sống ở cửa hàng thuốc đa dạng hoặc hiệu thuốc Trung Hoa. Đỉa sống giúp tiêu tan máu bầm trong vài giây. Nước bọt của đỉa hoạt động như một chất giảm đau nhẹ nên bạn sẽ không cảm thấy gì khi bị cắn. Thoa cồn Isopropyl hoặc sáp dưỡng ẩm để tách đỉa ra.
    • Phương pháp này chỉ được khuyến nghị khi bạn đảm bảo rằng đỉa được nuôi nhà và không mang bệnh.
  6. Chườm nóng. Đặt gối ở dưới để nâng vị trí bị bầm lên cao. Sau đó, chườm túi chườm nhiệt lên vết bầm (dùng loại có thể tái sử dụng); cố gắng không dùng chăn điện. Chườm nhiệt ẩm sẽ tốt hơn so với nhiệt khô.
    • Chỉ chườm túi giữ nhiệt lên vết bầm vài phút và khi không thể chườm lạnh. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp chườm nhiệt nếu chườm đá viên khiến vết bầm hoặc da đau dữ dội. Trong một số trường hợp, đá viên có thể kích thích da phản ứng với cái lạnh.

Lời khuyên[sửa]

  • Không châm, vỗ hoặc gãi vết bầm. Những tác động này chỉ khiến vết bầm lan rộng hay thậm chí là tổn thương hơn.
  • Thử đắp vỏ chuối lên vết bầm 10-15 phút. Cách này giúp giảm tình trạng đổi màu da trên vết bầm.
  • Kem vitamin K có thể giúp làm tan vết bầm.
  • Gel lô hội có tác dụng xoa dịu.
  • Không chạm liên tục vào vết bầm để tránh gây đau.
  • Luôn nâng cao vị trí bị bầm. Không nên tập thể dục hoặc hoạt động nhiều để tránh khiến vết bầm trở nặng.
  • Chườm đá viên lên vết bầm nhưng không chườm quá lâu vì sẽ khiến da đỏ lên.
  • Nếu vết bầm quá đau và không thể xoa bóp, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu vết bầm bắt đầu sưng hoặc đau dữ dội.
  • Cố gắng không dùng tay/chân bị bầm để tránh gây tổn thương hoặc kích ứng thêm.

Cảnh báo[sửa]

  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu vết bầm xuất hiện không rõ nguyên do.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bắt đầu hoặc ngưng dùng một loại thuốc.
  • Cần đảm bảo bản thân không dị ứng với phương pháp/nguyên liệu trị bầm kể trên.
  • Không thoa thuốc mỡ hoặc gel Arnica lên vết cắt hoặc vết thương hở.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu vết bầm lan rộng hoặc trở nên đau đớn vì đó có thể là chấn thương nghiêm trọng.
  • Nguyên liệu tại nhà dùng ngăn ngừa vết bầm đều chưa được kiểm nghiệm y tế và có thể mang rủi ro tiềm ẩn.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây