Ứng phó với kẻ "Đâm sau lưng"

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Một kẻ đâm sau lưng sẽ giả vờ là người bạn tốt nhất của bạn, chỉ để sau đó trở mặt và phản bội, lan truyền những tin đồn giả dối và làm bạn bị tổn thương. Dù lý do gì đứng sau hành động đó, việc bảo vệ bản thân bạn khỏi những kẻ đâm sau lưng cũng rất quan trọng. Nếu như tình huống ấy vẫn tiếp diễn, bạn sẽ cần tìm một cách để kết thúc những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của mình, dù đó là cải thiện mối quan hệ với kẻ đâm sau lưng hoặc là vượt qua nó.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Bảo vệ Bản thân Khỏi bị Chơi xấu Sau lưng[sửa]

  1. Kiểm tra và hỏi nhiều người về câu chuyện trước khi bạn định nói về nó với người khác. Có thể sự việc đã bị "tam sao thất bản" qua nhiều người và bạn đang phản ứng thái quá đối với một sự việc đã không xảy ra như lời bạn được nghe kể. Còn nếu đúng như vậy, thì bạn có thể nói về nó.
  2. Tuy nhiên, hạn chế việc nói chuyện phiếm đến mức thấp nhất. Nếu bạn đang ở trước mặt những người bạn không biết rõ, đừng kể những tin đồn với họ. Có thể bạn muốn tỏ ra là người có ích bằng cách kể với người mới đến về tất cả những thứ tồi tệ về một giáo viên hay người quản lý, nhưng bạn không thể biết là sau đó họ sẽ kể lại với ai. Nếu bạn không thể ngừng việc tán gẫu hoặc phàn nàn về ai đó, thì hãy cố chỉ kể với người mà chưa bao giờ gặp người mà bạn định nói tới.[1]
    • Không có gì xấu ở việc nghe những lời tán gẫu hoặc tin đồn từ mọi người, miễn là bạn không góp phần vào việc lan truyền chúng. Cố gắng nghe nhiều hơn và nói ít đi nếu như bạn không thể bỏ thói quen buôn chuyện.
  3. Xây dựng những mối quan hệ tốt với tất cả mọi người quanh bạn. Cố gắng trở nên thân thiện và tích cực, ngay cả khi giao tiếp với những người bạn không biết. Mặc dù vẫn có ai đó trở mặt với bạn nhưng những người còn lại sẽ ít có khả năng đứng về phía chống lại bạn.
    • Nếu bạn đang đi làm, hãy đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng, đừng chỉ tỏ ra tử tế với người quản lý và đồng nghiệp đang làm việc cùng. Nếu như bạn quá chú tâm vào những mối quan hệ đó thì bạn sẽ khiến những người ở vị trí khác như tiếp tân, thực tập sinh, hoặc cấp dưới nảy sinh ác cảm và có lí do để chống lại bạn.
  4. Học cách phát hiện những dấu hiệu của việc đâm sau lưng sớm nhất có thể. Càng có nhiều thời gian để cho kẻ đâm sau lưng lan truyền lời nói dối hoặc phá hoại bạn, thì càng khó để khắc phục thiệt hại. Nếu bạn có thể phát hiện ra dấu hiệu của việc đâm sau lưng sớm thì việc này có thể giúp bạn đối đầu với các hành vi này trước khi chúng phát triển. Xem những dấu hiệu cảnh báo sau đây:
    • Tin đồn sai lạc về những gì bạn đã làm hoặc những lời bạn đã nói truyền đến tai bạn.
    • Bạn nói gì đó ở nơi riêng tư nhưng bây giờ thì tất cả mọi người đều biết bạn là người nói ra điều đó.
    • Mọi người ngừng cung cấp thông tin, giao nhiệm vụ cho bạn ở nơi làm việc, hoặc yêu cầu bạn làm những việc họ đã làm rồi.
    • Mọi người đối xử lạnh nhạt hoặc thiếu thân thiện với bạn dù không có lí do nào rõ ràng.
  5. Bạn cần hiểu rằng không phải tất cả những hành vi khó chịu đều là dấu hiệu của việc đâm sau lưng. Hãy chắc chắn là bạn không làm quá lên khi cho rằng ai đó là kẻ đâm sau lưng. Một số hành vi không đẹp như việc đi muộn liên tục, cẩu thả trong công việc hoặc ích kỷ có thể là những dấu hiệu của một người thiếu suy nghĩ, không nhất thiết phải là của một kẻ đi đâm sau lưng. Những hành vi nhỏ thỉnh thoảng xảy ra như hủy bỏ cuộc hẹn ăn trưa vào phút cuối hoặc bỏ đi nghe điện thoại khi đang nói chuyện thì cũng không phải là hành vi đâm sau lưng.
  6. Hãy ghi lại những gì đang diễn ra. Ngay khi bạn xác định được việc đâm sau lưng đang diễn ra, hãy liệt kê những sự kiện khiến bạn nghi ngờ. Viết lại những gì đã xảy ra, cũng như những lí do mà bạn nghĩ khiến ai đó có thể cố ý làm hại bạn. Việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc khảo sát, nhờ đó bạn có thể biết được sự việc là một phần của một vụ việc lớn hơn hay chỉ là sự hiểu nhầm.
    • Nếu như bạn cảm thấy mình đang bị phá hoại trong công việc, hãy ghi lại về công việc của bạn đã bị ảnh hưởng xấu như thế nào. Hồ sơ này bao gồm chi tiết công việc mà bạn hoàn thành, những phản hồi tích cực mà bạn nhận được, và những bằng chứng cụ thể khác mà bạn có thể dùng để bảo vệ bản thân nếu như việc phá hoại trở nên nghiêm trọng hơn.
  7. Nhận dạng kẻ đâm sau lưng. Khi bạn đã nhận được dấu hiệu rằng có ai đó đang phá hoại bạn, hãy theo dõi hành vi của mọi người để thu hẹp dần các đối tượng. Quan sát các đối tượng ít nhất vài lần trước khi bạn đưa ra lời kết tội, một hành vi xấu có thể chỉ là dấu hiệu rằng người đó đã có một ngày tồi tệ. Dưới đây là một số hành vi mà những kẻ đâm sau lưng có thể có:
    • Nếu ai đó dành cho bạn những lời khen không thành thật, hoặc đưa ra lời chỉ trích dưới dạng một lời khen, có thể người đó đang ẩn chứa sự ghen tị hoặc giận dữ.
    • Ai đó đồng ý với bạn khi chỉ có hai người với nhau, nhưng rồi lại đứng về phía người khác khi nói về vấn đề đó trong cuộc thảo luận nhóm.
    • Người có thể là kẻ đâm sau lưng sẽ nhớ lại tất cả những bất bình và sự coi thường mà mọi người dành cho họ trong quá khứ ngay khi cần. Người này có thể thù rất dai và cảm thấy được quyền trả thù người khác.
    • Đối tượng nghi vấn sẽ đối xử với bạn bằng thái độ không tôn trọng, lờ đi ý kiến của bạn và sẽ không thay đổi thái độ khi bạn yêu cầu người đó dừng lại.
    • Ngoài những dấu hiệu đó, hãy nhớ rằng ai là người có khả năng sẽ phản bội bạn. Nếu mọi người cứ tiếp tục nhắc lại những điều bạn nói ở nơi riêng tư, thì kẻ đâm sau lưng sẽ là người mà bạn đã kể chuyện cho họ. Nếu một dự án mà bạn đang tham gia bị phá hoại thì kẻ đâm sau lưng phải là người có quyền truy cập tới các tài liệu của dự án.
  8. Tâm sự với một người bạn về những nghi ngờ của bạn. Đừng nói ra là có người phá hoại bạn. Hãy lấy ý kiến trung thực của bạn mình, và mô tả tại sao bạn lại nghi ngờ. Tìm hiểu xem người khác nghĩ rằng suy nghĩ của bạn có lý không hay chỉ là bạn đang làm quá mọi chuyện mà thôi.
    • Hãy nói chuyện với người mà bạn có thể tin tưởng là họ không đi buôn chuyện, và yêu cầu họ hãy giữ bí mật.
    • Nếu bạn nghi ngờ một ai đó, hãy nói chuyện với ai đó biết anh ta nhưng không phải bạn bè anh ta. Nếu bạn không có người bạn nào giống với mô tả mà có thể tin tưởng được, hãy nói chuyện với người không biết anh ta, và mô tả những hành động đặc trưng của anh ta chứ không phải là dưới quan điểm của bạn về tính cách anh ta.
  9. Đừng trở thành một kẻ đâm sau lưng. Bạn có thể có ý muốn trả thù kẻ đâm sau lưng mình cũng bằng cách mà họ dùng để hại bạn. Khi bạn mắc vào những hành vi này sẽ có thể làm cho vấn đề trở nên tệ hơn và khiến bạn thêm bực mình và bị cảm xúc chi phối.[2] Việc này cũng làm ảnh hưởng tới uy tín của bạn, cho nên kể cả khi bạn đã xử lý hoàn toàn được kẻ đâm sau lưng (mà thường thì không được như thế), bạn có thể sẽ lại gặp phải vấn đề tương tự.

Ứng phó với một Người bạn Đâm sau lưng[sửa]

  1. Giữ bình tĩnh. Đôi khi con người làm những việc khó chịu, và đôi khi việc này dẫn đến sự phản bội. Phản ứng với sự phẫn nộ không thể khắc phục được tình huống. Sẽ tốt hơn cho bạn, cả bây giờ và về lâu dài, là giữ bình tĩnh và tập trung vào vấn đề thực tế. Đừng bỏ qua tình huống đó, mà hãy giữ cuộc sống hàng ngày của bạn khỏi sự ám ảnh của những hành vi thái quá.
  2. Khuyến khích mặt tốt của người kẻ đâm sau lưng. Đối xử tốt với kẻ đâm sau lưng có thể là việc bạn không muốn làm nhất, nhưng nếu bạn đủ bình tĩnh và chân thành công nhận một số quan điểm của họ, thì việc này có thể khắc phục được tình hình. Rất nhiều người có tính cách khó nắm bắt, bao gồm những kẻ đâm sau lưng, cảm thấy họ phải dùng đến biện pháp luồn lách và gây ảnh hưởng xấu đến người khác, bởi những đóng góp trực tiếp của họ không được đánh giá cao.[2]
    • Mời người đó tham gia các hoạt động của bạn. Làm gì đó vui vẻ và gây mất tập trung sẽ khiến cho kẻ đâm sau lưng có lại cảm giác được chào đón.
  3. Yêu cầu nói chuyện trực tiếp với kẻ đâm sau lưng. Tiếp cận với kẻ đâm sau lưng ở nơi riêng tư, hoặc gửi email hay tin nhắn nếu như bạn không có cơ hội nói trực tiếp. Nói với anh ta một cách lịch sự rằng bạn muốn nói chuyện về những gì xảy ra gần đây. Rồi thiết lập một cuộc gặp riêng.
  4. Miêu tả tình hình một cách thành thực mà không làm cho người đối diện cảm thấy bị đe dọa. Mô tả những sự cố đã làm phiền bạn, và chúng đã ảnh hưởng tới bạn như thế nào. Yêu cầu người kia xác nhận điều đó. Ví dụ như có đúng người đó đã gửi một tin nhắn nào đó không?
    • Tránh bắt đầu câu chuyện bằng chủ ngữ chỉ người đối diện, điều này có thể khiến kẻ đâm sau lưng cảm thấy bị buộc tội và sẽ đề phòng.[2] Thay vào đó, dùng những câu như: “Tớ thấy gần đây có một số tin đồn sai sự thật về tớ.”
  5. Lắng nghe câu chuyện của người kia. Có thể người bạn của bạn không muốn giận bạn mãi mãi. Hãy để họ kể câu chuyện từ góc nhìn của họ và đừng ngắt quãng hay nổi giận. Rất có thể bạn mới là người có lỗi hoặc tình hình phức tạp hơn bạn nghĩ.
  6. Nhận lỗi vì những việc bạn đã làm sai. Ngay cả khi bạn nghĩ bạn mình mới là người có lỗi nhiều hơn, hãy xem xét tình hình từ góc nhìn của người đó. Xin lỗi nếu như bạn đã hiểu nhầm bạn mình hoặc vô tình làm tổn thương họ, mặc dù có thể bạn chỉ chịu trách nhiệm cho một trong nhiều sự cố.
  7. Tha thứ cho bạn mình khi bạn thấy mình đã sẵn sàng. Nếu như bạn muốn khôi phục lại tình bạn, hai người cần phải tha thứ cho lỗi lầm của nhau. Ngay cả khi nếu bạn không thể khôi phục lại mối quan hệ, thì sự tha thứ cũng giúp bạn bước tiếp và không bị ám ảnh và căng thẳng bởi sự phản bội.
  8. Nói về tình bạn của hai người và tất cả những vấn đề đã xảy ra. Hãy thành thật và cởi mở và có một cuộc nói chuyện riêng mỗi khi bạn cảm thấy có điều gì không ổn. Nếu một trong hai người cảm thấy không vui về những hành vi cụ thể hoặc những lối mòn trong mối quan hệ, hãy nói với người kia biết cảm giác của bạn.
  9. Sẵn sàng để thay đổi. Khi các bạn nói với nhau về những vấn đề trong mối quan hệ, mỗi người đều phải sẵn sàng thay đổi để cải thiện sự tin tưởng và niềm vui giữa hai người. Có thể bạn cần tìm ra một hoạt động khác nếu như hoạt động các bạn thường tham gia khiến cho người kia cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn của bạn nói rằng những gì bạn hay nói thường làm cho họ cảm thấy không thoải mái, hãy chú ý vào điều đó trong cuộc trò chuyện và cố gắng tránh gọi biệt danh, cách dùng giọng nói, hoặc thói quen khiến người kia cảm thấy khó chịu.
    • Sai lầm sẽ xảy ra, đặc biệt là khi cố gắng phá bỏ những thói quen cũ. Xin lỗi khi bạn mắc lỗi và tha thứ cho bạn mình khi họ có lỗi.
  10. Nếu tất cả các cách trên đều thất bại, hãy kết thúc mối quan hệ. Đôi khi, bạn không thể phục hồi lại niềm tin mà sự phản bội đã cướp đi khỏi tình bạn. Nếu bạn đã có những cố gắng thành thật nhất mà nó vẫn không giúp được, bạn cần phải tìm ra cách để vượt qua.
    • Về việc này, các bạn phải có ít nhất một cuộc trò chuyện về sự phản bội và tình bạn của hai người. Nếu bạn của bạn không sẵn sàng để khắc phục tình hình, hãy thôi nói chuyện với người đó.
    • Nếu cả hai đều cố gắng để khôi phục lại tình bạn, nhưng vẫn không thành công, người kia có thể đã biết lí do các bạn thất bại. Hãy bình tĩnh nói cho họ biết rằng mọi thứ sẽ chẳng có kết quả, rồi cắt liên lạc với họ.
    • Đôi khi, bạn có thể để tình bạn phai nhạt đi một cách tự nhiên. Bớt mời người bạn đó đến các sự kiện, và hạn chế nghe điện thoại mọi lần người đó gọi. Lờ họ đi hoàn toàn có thể làm họ cảm thấy bị tổn thương, nhưng nếu cứ dần dần để mọi thứ mờ nhạt dần thì vẫn sẽ có kết quả tương tự nhưng ít làm người kia bị tổn thương hơn.

Ứng phó với một Đồng nghiệp Đâm sau lưng[sửa]

  1. Đừng để đồng nghiệp can thiệp tới công việc của bạn. Tập trung vào công việc mà bạn có thể làm mà không cần đồng nghiệp, và đừng để sự giận dữ của bạn len vào mối quan hệ trong công việc hoặc các trách nhiệm khác. Đừng cho ai đó cơ hội để tức giận hoặc thất vọng về bạn.
  2. Dành cho kẻ đâm sau lưng những cách tích cực để đóng góp. Hầu hết những kẻ đâm sau lưng không phải là những kẻ rối loạn nhân cách và chống đối xã hội, mà chỉ là những kẻ nghĩ rằng lươn lẹo là cách duy nhất để leo lên. Hãy thành thật công nhận những đóng góp tích cực của người đó, và khuyến khích những hành vi đó.
    • Trong cuộc họp hoặc cuộc trò chuyện, yêu cầu kẻ đâm sau lưng nói về những chủ đề mà họ biết nhiều về chúng.
    • Khen ngợi người đó khi họ có những đóng góp hoặc gợi ý mà bạn đồng ý. Nhớ chỉ làm điều này khi bạn thực sự thấy như vậy, chứ đừng đi quá đà và tâng bốc họ.
    • Nếu như kẻ đâm sau lưng đối xử bằng những cử chỉ thô bạo, bạn hãy dừng lại và thay đổi phương pháp khác. Mội số người không thích thay đổi hành vi của họ, trong trường hợp này, chỉ có một số ít việc mà bạn có thể làm.
  3. Thảo luận riêng với kẻ đâm sau lưng về tình huống. Hãy mô tả những ảnh hưởng xấu đến cá nhân bạn, gây ra bởi những sự cố đó, nói trực tiếp hoặc qua email. Làm vấn đề trở nên rõ ràng và xem xem người đối diện có đủ trưởng thành để thảo luận cùng bạn về điều đó không.
    • Tránh để lời nói của bạn trở thành một lời kết tội. Dùng các câu bị động kiểu như “Tôi để ý là dự án đã không được hoàn thành trong thời gian cho phép” thay vì các câu chủ động như “Bạn đã không hoàn thành dự án.”[2]
  4. Lưu lại các lời tuyên bố của bạn. Có thể đặt tên hồ sơ là “Bảo vệ Bản thân”. Bạn nên chuẩn bị các thông tin chi tiết về những biến cố đã xảy ra. Nếu như đồng nghiệp không công nhận những sự kiện đó là có thật, cho họ xem những email hoặc tài liệu khác nếu có, để chứng minh là bạn đúng.
    • Nếu như kẻ đâm sau lưng vẫn cố từ chối các bằng chứng, hãy tìm một nhân chứng để xác nhận.
  5. Hẹn gặp với người quản lý nếu như công việc của bạn đang gặp nguy hiểm. Nếu việc đâm sau lưng có nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và cuộc nói chuyện với người có trách nhiệm không đạt được kết quả tốt, hãy yêu cầu được gặp người quản lý, hoặc quản lý của bộ phận Quản lý Nhân lực. Việc này sẽ có ích nếu như những tin đồn nói về bạn vi phạm nội quy nơi làm việc hoặc có những hành động phải bị xử phạt.
    • Hãy chuẩn bị càng nhiều thông tin càng tốt. Tài liệu, email hoặc bất cứ thứ gì khác chỉ ra bằng chứng về sự phá hoại sẽ giúp cho trường hợp của bạn. Những phản hồi tích cực và hồ sơ về công việc bạn đã hoàn thành có thể giúp bạn kết thúc những lời đồn về sự lười biếng hoặc tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có thể, đừng nhờ vả gì kẻ đâm sau lưng hoặc đòi hỏi gì ở họ.
  • Đừng ngại trong việc đặt câu hỏi. Nếu như ai đó có vẻ mờ ám trong bất kỳ quan điểm nào, hãy hỏi họ để cho họ cơ hội tự giải thích.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng kể những bí mật cho người có lịch sử đã từng phản bội ai đó.
  • Hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Kẻ đâm sau lưng có thể thay đổi những lời nói của bạn và dùng chúng để chống lại chính bạn.
  • Đừng tâm sự với bạn bè của kẻ đâm sau lưng; có thể họ đứng về phía người đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này