Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/149

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

MỘT CÁCH LO XA CHO CON CHÁU

Sơ Quảng, đời nhà Hán, làm quan trí sĩ về, được vua ban cho rất nhiều vàng lụa.

Con cháu cụ thây thế, bèn cậy những người già cả trong họ đến nói với cụ lập nhiều cơ nghiệp và mua cho nhiều ruộng đất.

Một hôm, nhân lúc thư nhàn, những người già cả đem câu chuyện làm giàu cho con cháu thưa lại để cụ nghe, thì cụ nói rằng:

"Ta tuy già lẫn, há lại không lo nghĩ đến con cháu hay sao. Hiện ta cũng đả có ít ruộng nương, cửa nhà củng của tiền nhân để lại, con cháu ta mà chăm chỉ vào đấy thì cũng đã đủ ăn, đủ mặc bằng người được rồi. Nếu bây giờ ta lại làm giàu thêm cho chúng nó để cho thừa thãi dồi dào, thì là ta chỉ làm cho chúng nó lười biếng thêm ra thôi. Người giỏi mà nhiều của, thì mất cái trí hay; người ngu mà nhiều của thì càng thêm tội lỗi. Vả chăng của cải mà chứa nhiều thì chỉ tổ làm cho thiên hạ oán. Ta đã không có gì giáo hoá được con cháu ta thì ta cũng không muốn làm cho chúng nó nhiều tội lỗi và để cho thiên hạ ai oán chúng nó nữa.

Những của cải ta đang có đây là ơn của Vua trên hậu đãi kẻ bầy tôi già lão, ta chỉ muôn cùng cả anh em, bà con, họ hàng, làng nước cùng hưởng chung cái ơn ấy để hết tuổi giời chẳng cũng là phải ư?"

Người trong họ nghe nói thế, ai nấy đều lấy làm cảm phục.

HÁN THƯ SƠ QUẢNG TRUYỆN

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Trí sĩ: thôi làm quan về nhà nghỉ.

- Cơ nghiệp: của cải, nhả, ruộng và công việc làm ăn.

- Thư nhân: không có việc bận, được rỗi thời giờ.

- Tiền nhân: ông cha trước ta.

- Giáo hoá: dạy dỗ cảm hoá.

- Hậu đãi: xử một cách hậu hĩ.

- Cảm phục: cảm động, và thật chịu là phải.

NHỜI BÀN[sửa]

Con cháu mà ngày sau nó được bằng mình, hay hơn minh, thì minh không cần phải làm giàu cho nó. Nhược bằng nó kém mình, mà mình lại đem thân trâu ngựa làm giàu cho nó, thi chẳng những khổ cái thân mình và không được việc gì cho nó, mà lại còn khiến cho nó phạm vào bao nhiêu tội lỗi nữa. Như Sơ Quảng đây không phải là không biết lo cho con cháu, nhưng cái lo của cụ là chỉ lo cho chúng đủ ăn, đủ mặc, giáo hoá cho nên người biết làm ăn, biết nghĩ mà thôi. Tuy cụ không để nhiều của cho con cháu, tránh được một cái mối oán của thiên hạ, mà cụ lại còn đem cái của thừa ra để củng hưởng với cả mọi người trong họ, thi tức là cụ để cái đức là của vô giá lại cho con cháu đó. Lo cho con cháu như thế, chẳng là một cách biết lo xa và to sâu ru?

Liên kết đến đây