Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/244

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

BẮT THAY CHlẾU

Tăng Tử Ốm nặng. Những kẻ chầu chực hầu hạ học trò thì có Nhạc Chính Tử Xuân, ngồi ở cạnh giường con thì có Tăng Nguyên, Tăng Nhân ngồi ở dưới chân. Lại có một tên đồng tử đứng một góc cầm nến.

Tên đồng tử hỏi: "Cái chiếu đẹp dẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tử Xuân bảo: Im, chớ nói.

Tăng Tử nghe tiếng giật mình, thở dài.

- Đứa đồng tử lại hỏi: Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tăng Tử đáp: Phải. Cái chiếu ta nằm là chiếu của Quí Tôn làm quan đại phu nước Lỗ cho ta. Ta chưa kịp thay đấy.

Rồi gọi con sẽ bảo: Nguyên kia, đứng dậy thay chiếc chiếu cho ta.

- Táng Nguyên nói: Bệnh cha nguy lắm, không dám khinh động, xin để đến sáng, sẽ thay.

- Tăng Tử nói: Con yêu cha không bằng tên đồng tử. Người quân tử yêu ai, yêu một cách phải đường. Kẻ tiểu nhân yêu ai, yêu một cách nộm tạm cẩu thả. Như ta bây giờ còn mong gì nữa. Nếu ta được chết một cách chính đính, khỏi mang tiếng phi nghĩa, là đủ cho ta rồi".

Con cái và học trò nghe nói, xúm lại vực Tăng Tử lên để thay chiếu.

Tăng Tử vừa nằm yên vào chiếc chiếu mới thì mất.

"LỄ KINH"

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Đồng tử: đứa trẻ con

- Đại phu: chức quan đời cổ, dưới quan khanh, trên quan sĩ.

- Khinh động: làm một cách không thận trọng.

- Cẩu thả: nộm tạm, xong việc thời thôi, không chịu suy nghĩ xa xôi phải trái gì cả.

- Phi nghĩa: trái hẳn với những việc nên làm, nên theo.

NHỜI BÀN[sửa]

Người ta đến chết là hết. Cho nên trước cái chết, tưởng ai cũng bằng đẳng như ai không còn phân biệt tôn, ti, thượng, hạ gì nữa. Tuy vậy, thầy Tăng Tử dù biết chết đến nơi, cũng còn giữ gìn, không muốn việt phận mình, không chịu đeo tiếng là phi nghĩa. Quân tử thay! Thực đáng làm gương cho lắm kẻ đời nay, quên cả phong hoá, bỏ cả lễ nghĩa, lúc ma chay tiếm lạm nhiều cách, chỉ chuộng cái thói đời phù hoa đua đả, chớ không còn biết cái tài đức, cái đẳng cấp của người chết đáng vào bực nào nữa. Những con cháu tống táng ông cha theo sự phù hoa mà phạm vào điều phi nghĩa, thì có gọi được là con cháu hiếu không?

"Quân tử chi ái nhân dã dĩ đức, tế nhân chi ái nhân dã dĩ cô tức“, câu di ngôn của thầy Tăng Tử thực là đích đáng lắm thay.

Liên kết đến đây