Giai thoại văn học Việt Nam/Phỉ xa bất đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thời nhà Lê, nhà Thanh có cử sứ sang ta. Chúa Trịnh cùng triều đình sửa soạn đón sứ Tàu. Nhưng chờ mãi không thấy sứ đâu, chỉ thấy người đưa thư mang đến một mảnh vóc có một dấu kỳ lạ. Cả triều đình không ai hiểu ra sao. Lúc bấy giờ vì chuyện đánh cuộc giữa vua Lê và chúa Trịnh mà Lê Quí Đôn đang bị bãi chức ở quê. Chúa Trịnh phải phục tước vị cho học trò và con Lê Quý Đôn, những người liên quan trong vụ án này, rồi mới mời được Lê Quý Đôn ra để tiếp sứ Tàu.

Lê Quý Đôn xem chữ, suy nghĩ rồi cho người mang đến sứ Tàu một bộ áo lễ. Triều đình không ai hiểu ra sao nhưng cũng phải làm theo. Quả nhiên nhận được áo, sứ Tàu khởi hành đến ngay, xin gặp Lê Quý Đôn và tỏ lòng rất khâm phục.

Sứ Tàu về rồi, chúa hỏi mãi Lê Quý Đôn mới giải thích: dấu trong vuông vóc viết, không ra chữ xa (xe), cũng không ra chữ đông, vậy là "phỉ xa bất đông". Kinh thi có câu "Hồ cừu mông nhung, phỉ xa bất Đông" (Áo hồ cừu rách rới, chẳng phải không có xe mà không sang phía đông.) Sứ Thanh chẳng qua muốn nói mình không có áo đại lễ mà không dám đến chầu mà thôi!

Cả ý gói gọn trong một chữ, người đố đã giỏi mà người giải đố cũng thực tài.

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây