Học Địa lý 12 bằng Atlat/Các nguồn lực chính/Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các trang atlat liên quan[sửa]

Nội dung bài học[sửa]

Vị trí địa lý[sửa]

Xem lãnh thổ nước ta (trang 2, 3) gồm những bộ phận nào? Hình dạng lãnh thổ ra sao, với qui mô và hình dạng lãnh thổ như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?

Xem giới hạn vĩ độ địa lý kết hợp với biển Đông ở phía Đông -> Rút ra những đặc điểm khí hậu và ảnh hưởng của khí hậu đối với kinh tế.

Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á: Xem Việt Nam ở phía nào trong 3 nước Đông Dương, ở khu vực nào trong khu vực Đông Nam Á -> qui kết ý nghĩa trong việc trao đổi trong khu vực.

Xem vị trí của Việt Nam (trang 19) với đường giao thông Biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, vị trí của Việt Nam trên đường giao thông Á-Úc, vị trí của Việt Nam với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc -> Cơ hội và thách thức gì trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới?

Tài nguyên thiên nhiên[sửa]

1. Đất (trang 8): Việt Nam có những loại đất chính gì? (dựa vào chú thích) -> thuận lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp? Việc sử dụng các loại đất này có khó khăn gì không? {Cần phải nói rõ có những loại nào, qui mô của từng loại, phân bố của từng loại (chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 4, 5), chất lượng của từng loại và ảnh hưởng của từng loại}.

2. Khí hậu (trang 7): Khí hậu nước ta là khí hậu gì? Nó có sự phân hoá như thế nào theo vĩ độ, theo độ cao, theo thời gian.

  • Dựa vào bản đồ khí hậu chung (màu sắc) để nói có miền khí hậu nào (3 vùng).
  • Dựa vào bản đồ nhiệt độ, bản đồ lượng mưa để nói đặc điểm chung của nhiệt độ và mưa, dựa vào bản đồ nhiệt độ, bản đồ lượng mưa để nói về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình, sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ, theo thời gian, theo độ cao) và chế độ mưa (lượng mưa trung bình năm khoảng bao nhiêu mm, nó thay đổi như thế nào theo thời gian, lượng mưa giữa các vùng có đều nhau hay không...). Chế độ gió ở nước ta như thế nào? Có những loại gió nào thịnh hành trong năm (dựa vào hoa gió trong bản đồ khí hậu chung).
  • Các kiến thức trên cần sử dụng cả màu sắc, đường đẳng nhiệt mới nói được. Nêu những thuận lợi và khó khăn của những đặc điểm trên đối với sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp (Cần chú ý đến gió Tây-Nam khô nóng, gió mùa mùa đông và bão).

3. Sông ngòi (trang 4, 5 hoặc 9, 10): Cho biết nước ta có những hệ thống sông nào, có những con sông lớn nào? Đặc điểm chung về lượng nước, chế độ dòng chảy (dựa vào khí hậu để suy luận)... nó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với các hoạt động kinh tế. (Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thông, Thuỷ sản)

4. Sinh vật (trang 8, phần thực vật và động vật): Hãy đánh giá chung về chủng loại sinh vật ở nước ta (trên cạn, trên không và dưới nước) và những ảnh hưởng của đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế.

5. Khoáng sản (trang 6, yêu cầu trình bày cả về chủng loại và phân bố):

  • Về chủng loại: Dựa vào chú thích để trình bày về chủng loại khoáng sản (loại nào, nhóm nào) trong các khoáng sản đó những loại nào nhiều nhất?
  • Về trữ lượng: Không có trên bản đồ, cần tham khảo SGK.
  • Về phân bố: Cần nhìn tổng quan trên bản đồ để rút ra nhận xét chung về sự phân bố có đều hay không đều. Chồng bản đồ khoáng sản lên bản đồ tự nhiên (trang 4, 5) em còn phát hiện được là: Khoáng sản phân bố chủ yếu ở vùng miền núi, Cao nguyên hoặc ở ngoài khơi như dầu khí (điều này muốn nói là khoáng sản tập trung ở những nơi khó khai thác). Khoáng sản thường có mặt nhiều ở các đứt gãy (đường màu đỏ) <-> khoáng sản ở sâu trong lòng đất -> khó khai thác.

Thực trạng khai thác tài nguyên[sửa]

Đề nghị các em đọc sách giáo khoa.


<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này