Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng/Đồng bằng Sông Hồng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các trang atlat[sửa]

Vấn đề dân số[sửa]

Trang 13: Xác định ranh giới của Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH, vùng số II-chú thích vùng Nông nghiệp), so sánh diện tích của ĐBSH so với diện tích các vùng khác (nhỏ).

Kết hợp trang 2+11+13 tìm các tỉnh và TP của ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,...).

Trang 11: Sử dụng màu sắc để so sánh mật độ dân số của vùng so với các vùng khác trong cả nước (cao nhất) .Tìm các tỉnh, TP có mật độ dân số trên 1000 người /Km2 (Hà nội, Thái bình, Hải phòng), tỉnh có mật độ dân số thấp nhất của vùng (Ninh bình) [Nếu sử dụng trang 2, trang 3 lấy số liệu dân số chia cho diện tích thì ngoài tỉnh Ninh bình, các tỉnh TP còn lại đều có mật độ trên 1000 người /Km2

Để giải thích về mật độ dân số ta sử dụng các bản đồ sau:

  • Trang 7+8: Khí hậu thuận lợi, đất phù sa màu mỡ
  • Trang 4: Đồng bằng rộng lớn
  • Trang 12 (sử dụng kí hiệu dân tộc): Người Việt cư trú – Tập quán sản xuất Nông nghiệp
  • Trang 14 (bản đồ lúa): Thâm canh lúa – Cần nhiều lao động
  • Trang 14: Xem mật độ các Thành phố và trung tâm Công nghiệp (Dày đặc)

[Nguyên nhân: Lịch sử khai thác lâu đời không có ở bản đồ]

Các biện pháp giải quyết vấn đề dân số các em phải tự suy luận.
Bản đồ Hành chính Đồng Bằng Sông Hồng (click vào hình để xem hình phóng to)

Vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm[sửa]

Thuận lợi và khó khăn[sửa]

Sau khi đã xác định được ĐBSH ở vị trí nào trên bản đồ.
  • Trang 4 (Sử dụng màu sắc – nó thể hiện độ cao): Đồng bằng rộng thứ 2 trong cả nước.
  • Trang 8: Sử dụng màu sắc để nói về đất ở đây là đất gì? (Phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp nên màu mỡ)
  • Trang 7:(Khí hậu chung ): Sử dụng màu sắc để tìm ĐBSH nằm trong vùng khí hậu nào và khí hậu đó có thuận lợi và khó khăn gì đến nông nghiệp?
Bản đồ mưa: (xem màu sắc ) Lượng mưa ở đây như thế nào, mưa nhiều vào tháng nào, ít vào tháng nào? nó có ảnh hưởng gì đến Nông nghiệp?
  • Trang 9 hoặc 21 để nói về sông ngòi của vùng và giá trị kinh tế của nó.
  • Trang 11+12 (màu sắc và ký hiệu dân tộc) để nói về lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ và truyền thống sản xuất.( Riêng trình độ thâm canh cao nhất cả nước, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, không được thể hiện trên bản đồ).
  • Về tình hình sản xuất lúa Lương thực, thực phẩm: sử dụng trang 14 15 sẽ nói được ĐBSH sản xuất những gì?

Về sản xuất lúa[sửa]

Sử dụng bản đồ Lúa trang 14: So sánh tổng thể với các vùng trong cả nước (thứ 2). Sử dụng màu sắc: để nói về tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực là bao nhiêu %, Từng tỉnh có tỉ lệ như thế nào.

Sử dụng các biểu đồ cột ở trong từng Tỉnh để biết lúa được trồng ở những Tỉnh nào và Tỉnh nào có diện tích và sản lượng lúa nhiều nhất và khoảng bao nhiêu. So sánh giữa cột sản lượng với cột diện tích để nói về năng suất lúa của Tỉnh nào cao?( nếu cột sản lượng càng cao hơn nhiều so với cột diện tích thì năng suất càng cao = sản lượng / diện tích = Tấn (tạ)/héc ta).

Về sản xuất hoa màu[sửa]

Sử dụng trang 14 để biết ở đây trồng cây gì (không cần phải nói nhiều)

Về sản xuất Thực phẩm[sửa]

Sử dụng trang 14 (Chăn nuôi) để biết ở đây nuôi những con gì? Tỉnh nào nhiều tỉnh nào ít?. Sử dụng trang 15 để biết sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của vùng như thế nào?

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này