Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng/Tây Nguyên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các trang Atlat[sửa]

Thuận lợi và khó khăn[sửa]

  • Sử dụng bản đồ trang 13 để xác định vị trí của Tây Nguyên: Không giáp biển ->khó khăn... Giáp Hạ Lào và Đông bắc Campuchia -> Ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng.
  • Kết hợp trang 3, 13 để giới thiệu về các tỉnh của Tây nguyên (Kon tum, Gia lai, Lâm đồng, Đắc lắc và tỉnh mới Đắc nông).
Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên, Tỉnh Đăk Nông đã được tách ra từ Đăk Lắc (bản đồ chưa cập nhật)
  • Sử dụng lát cắt của bản đồ trang 10: Các cao nguyên xếp tầng à khí hậu phân hóa theo độ cao.
  • Sử dụng bản đồ trang 8: Bản đồ đất, đất của vùng chủ yếu là đất feralit trên đá badan và đá mắc ma có diện tích rộng lớn.
  • Sử dụng bản đồ trang 7: khí hậu Nhiệt đới (Trên bản đồ mưa), mưa của vùng như thế nào, từng mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với cây công nghiệp.
  • Thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp khác nhau:
    • Vùng thấp, kín gió: trồng cây ưa nhiệt (Cà phê, cao su).
    • Vùng cao (lạnh hơn) trồng Chè.
  • Sử dụng bản đồ trang 13 để nói về diện tích rừng so với vùng khác, bản đồ trang 8 ( phân khu địa lý động vật) nói về vùng có động vật quí hiếm, bản đồ trang 17 hoặc [[:Hình:trang 23.jpg|23]] để nói về công nghiệp chế biến gỗ có ở đâu.
  • Sử dụng bản đồ trang 6 để nói về nghèo khoáng sản nhưng lại có bô xít (trữ lượng lớn ở tỉnh nào).
  • Sử dụng bản đồ trang 23 (địa lý chung) để nói về giá trị kinh tế sông ngòi ở đây (Thủy điện).

Về kinh tế - xã hội[sửa]

Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên
  • Sử dụng bản đồ trang 1, 12: Mật độ dân số thấp phổ biến dưới 50 người/km2 -> thưa dân cư, thiếu lao động. Thành phần dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc ít người -> Có sự đa dạng về văn hóa, nhưng phong tục tập quán còn lạc hậu, trình độ sản xuất thấp.
  • Sử dụng bản đồ trang 14 (Lúa,hoa màu) -> Sản xuất lương thực ít, thiếu lương thực.
  • Sử dụng bản đồ trang 16, 17 hoặc 23 (kinh tế) -> Mạng lưới các trung tâm Công nghiệp còn thưa. Thiếu các cơ sở công nghiệp chế biến.
  • Sử dụng bản đồ trang 16, 18 -> Mạng lưới GTVT còn thưa chỉ có một số tuyến đường ô tô theo hướng Bắc – Nam (14, 20, Hồ chí Minh) và một số theo hướng Đông – Tây (19, 20, 25, 26, 27).
  • Sử dụng bản đồ trang 19 (Thương mại) nhận thấy giá trị hàng trao đổi còn thấp -> Sản xuất tự cung tự cấp (đặc trưng của nền sản xuất nhỏ).

Về vấn đề phát triển cây công nghiệp[sửa]

  • Những thuận lợi và khó khăn: đã trình bày ở trên.
  • Những biện pháp để ổn định và phát triển cây công nghiệp: Cần đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn trong mùa khô (thiếu nước) và các biện pháp khắc phục khó khăn về mặt kinh tế xă hội đã nêu ở trên.
  • Về hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp cần kết hợp bản đồ trang 14 hoặc bản đồ trang 23 để trình bày theo hệ thống bảng, để trình bày sự phân bố có thể theo tên vùng chuyên canh hoặc Tỉnh, hoặc vùng đất, riêng phần qui mô thì rất khó trình bày vì vậy các em cần nhớ là cây cà phê và cây dâu tằm, Hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở vùng này.


Cây công nghiệp Qui mô Phân bố
Cà phê Lớn nhất cả nước Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc...
... ... ...
... ... ...

Vấn đề phát triển lâm nghiệp[sửa]

Đã nói rõ ở phần trên các em chỉ cần nói thêm về sự cần thiết của việc hình thành các lâm trường ở đây và các biện pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.

Vấn đề khai thác thủy năng[sửa]

Sử dụng bản đồ trang 16 17 rồi trình bày theo mẫu như ở trung du Miền núi phía Bắc. Các em cũng có thể nói thêm việc khai thác thủy năng của vùng còn có thể giúp cho việc khai thác mỏ bôxít về sau này.

Mở rộng[sửa]

Nếu có điều kiện ta có thể nói thêm về ngành du lịch, trồng rau, trồng hoa.

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này