Kháng sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Lịch sử[sửa]

Tập tin:Penicillin core.svg
Penicillin, loại kháng sinh tự nhiên đầu tiên được Alexander Fleming phát hiện năm 1928

Trước đầu thế kỷ 20, các cách trị nhiễm trùng chủ yếu dựa trên các phương pháp y học dân gian. Các hỗn hợp với các đặc tính kháng khuẩn đã được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đã được phát hiện cách đây hơn 2000 năm.[1] Nhiều nền văn hóa cổ, bao gồm Hy Lạp cổ đại và Ai Cập cổ đại sử dụng nấm mốc được chọn lọc đặc biệt và nguyên liệu thực vật và chiết xuất để trị nhiễm khuẩn.[2][3] Các quan sát gần đây hơn được thực hiện trong phòng thí nghiệm về kháng sinh giữa các vi sinh vật đã đưa đến những phát hiện về các khánh sinh tự nhiên được tạo ra từ vi sinh vật. Louis Pasteur nhận xét, "nếu chúng ta có thể can thiệp vào sự đối lập giữa các vi khuẩn được quan sát, có thể sẽ có nhiều hi vọng lớn trong các phương pháp điều trị".[4]

Năm 1895, Vincenzo Tiberio, nhà vật lý học ở đại học Naples đã phát hiện rằng một loại nấm mốc (Penicillium) trong nước có hoạt động kháng khuẩn tốt.[5][6]

Sau khi hợp chất hóa trị ban đầu tỏ ra có hiệu quả, những hợp chất khác cũng được theo đuổi cùng dòng điều trị, nhưng nó không được thực hiện cho đến năm 1928, khi Alexander Fleming quan sát kháng sinh chống lại vi khuẩn từ một loài nấm trong chi Penicillium. Fleming công nhận ảnh hưởng gián tiếp từ một hợp chất kháng sinh có tên là penicillin, và các tính chất kháng sinh của nó có thể được khai thác cho phương pháp hóa trị. Ban đầu ông ta miêu tả một số đặc tính sinh học của nó, và cố gắng sử dụng các điều chế thô để trị một số trường hợp nhiễm khuẩn, nhưng ông không thể thuyết phục cho việc phát triển nó trong tương lai mà không cần sự trợ giúp của các nhà hóa học đã qua đào tạo.[7][8]

Một số nhóm kháng sinh quan trọng[sửa]

Các penicillin[sửa]

Là nhóm kháng sinh đầu tiên được phát hiện ra. Ban đầu penicillin được chiết xuất từ nấm penicillin. Bây giờ penicillin được tổng hợp nhiều từ một số loại hóa chất khác. Các dòng penicillin gồm có:

Các cephalosporin[sửa]

Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị các vi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn Gram(-).

Các penicillin (penicillin A) kết hợp chất ức chế enzyme βlactamase: acid clavulanic, sulbactam.

Các monobactam như Aztreonam

Ngoài ra, còn có các nhóm kháng sinh sau:

Các Aminosid[sửa]

Có từ nguồn gốc vi sinh, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu trên vi khuẩn Gram(-), theo nguồn gốc vi sinh có thể chia ra:

  • Thuốc chiết xuất từ nấm Streptomyces: Streptomicin, Dihydrostreptomycin, Kanamycin, Neomycin, Paromomycin,...
  • Thuốc chiết xuất từ Microspora: Gentamicin, Sisimicin,...

Sau này, khi thay đổi cấu trúc của các hợp chất tự nhiên nói trên, người ta thu được các thuốc bán tổng hợp như: Amikacin, Netilmicin, Dibekacin,...

Các Chloramphenicol (hay Phenicol)[sửa]

Nhóm này bao gồm 02 kháng sinh:

  • Chloramphenicol: thường được gọi là Chlorocid, được phân lập từ nấm Streptomyces Venezaclae, nay sản xuất bằng phương pháp tổng hợp toàn phần. Có tác dụng điều trị bệnh thương hàn và sốt phát ban do Rickettsia (là tác nhân truyền bệnh rận, chấy)
  • Thiamphenicol: là dẫn chất của Chloramphenicol, khi thay thế gốc Nitro bằng gốc Metylsulfon, dung nạp tốt hơn Chloramphenicol.

Các Tetracyclin[sửa]

Các Tetracyclin có hoạt phổ rộng (các vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), Rickettsia, Xoắn khuẩn,..). Chỉ định điều trị bằng cách kết hợp với các kháng sinh khác để điều trị các bệnh: Brucella, tả, sốt định kỳ, lậu cầu, giang mai, viêm đường tiêu hoá, sốt rét,...

Các Aminoglycosid[sửa]

Là kháng sinh có hoạt phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng mạnh hơn trên gram âm hiếu khí, nhóm này hầu hết được thải trừ qua thận.Độc tính trên thận(gây hoại tử ống thận cấp) và thính giác(gây ù tai, điếc) nếu dùng kéo dài Các thuốc của nhóm như: gentamycin,novomycin......các thuốc này hầu hết không hấp thu qua đường tiêu hóa, nếu dùng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân thì phải dùng dạng tiêm

Các Lincosamid[sửa]

Cơ chế tác động của kháng sinh[sửa]

Mỗi ngày lại có rất nhiều loại kháng sinh được các dược sĩ bào chế ra bởi vì quá trình kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Tham khảo[sửa]

  1. Lindblad WJ (2008). "Considerations for Determining if a Natural Product Is an Effective Wound-Healing Agent". International Journal of Lower Extremity Wounds 7 (2): 75–81. doi:10.1177/1534734608316028. PMID 18483011.
  2. Forrest RD (March 1982). "Early history of wound treatment". J R Soc Med 75 (3): 198–205. PMID 7040656.
  3. M. Wainwright (1989). "Moulds in ancient and more recent medicine". Mycologist 3 (1): 21–23.. doi:10.1016/S0269-915X(89)80010-2. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0269915X89800102.
  4. Kingston W (June 2008). "Irish contributions to the origins of antibiotics". Irish journal of medical science 177 (2): 87–92. doi:10.1007/s11845-008-0139-x. PMID 18347757.
  5. “Almanacco della Scienza CNR”. Almanacco.rm.cnr.it (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Salvatore De Rosa, Introduttore: Fabio Pagan. “Vincenzo Tiberio, vero scopritore degli antibiotici - Festival della Scienza” (bằng ). Festival2011.festivalscienza.it. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. Fleming A (1980). "Classics in infectious diseases: on the antibacterial action of cultures of a penicillium, with special reference to their use in the isolation of B. influenzae by Alexander Fleming, Reprinted from the British Journal of Experimental Pathology 10:226-236, 1929". Rev. Infect. Dis. 2 (1): 129–39. doi:10.1093/clinids/2.1.129. PMID 6994200.
  8. Sykes R (2001). "Penicillin: from discovery to product". Bull. World Health Organ. 79 (8): 778–9. PMID 11545336.

Đọc thêm[sửa]

  • Thuốc biệt dược & cách sử dụng, Nhà xuất bản Y Học 2004, DS.Phạm Thiệp - DS. Vũ Ngọc Thuý

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.