Khối phổ iôn hóa trong phẫu thuật khối u

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phân biệt phần mô lành và mô bệnh là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong phẫu thuật loại bỏ các khối u và thách thức đối với các nhà phẫu thuật. Nhiều phương pháp đang được nghiên cứu nhằm hỗ trợ bác sỹ phẫu thuật. Một năm trước nhóm giáo sư thần kinh học tại ĐH Goettingen (CHLB Đức) đã ứng dụng kính hiển vi tích hợp kỹ thuật OCT trong phẫu thuật u não nhằm giải quyết vấn đề này.

Dao mổ điện (needle cutting electrode) được nối với thiết bị đo khối phổ ion hóa. Hỗn hợp khí từ phần mô đang chịu phẫu thuật được thu về máy đo khối phổ lượng ion hóa qua hệ thống ống dẫn, bơm khí, ống nung và thiết bị đọc kết quả. Nguồn Angewandte Chemie

Cách đây vài ngày, nhóm nghiên cứu tại ĐH Semmelweis (Hungary) và ĐH Giessen (CHLB Đức) đã công bố kỹ thuật mới dùng phương pháp sắc khí khối phổ ion hóa (Ionization Mass Spectrometry: IMS).

Khi các ion tách ra từ một chất và được đưa vào một từ trường trong máy gia tốc chúng sẽ chuyển động. Do tác động của từ trường dòng ion bị lệch đi. Ion nhẹ hơn sẽ bị lệch nhiều hơn vì từ trường tác động vào tất cả các loại ion với cùng một lực. Xác định độ lệch của ion giúp xác định tỷ lệ khối lượng và điện tích của ion. Với phương pháp này có thể xác định thành phần hóa học của các mẫu cần phân tích.

Hiện nay phương pháp phẫu thuật dùng dòng điện cao tần làm đông lạnh, làm khô hoặc đốt phần mô bệnh đã được ứng dụng trong điều trị. Tác động của dòng điện sẽ dẫn đến quá trình biến đổi hóa học của mô.

Theo các tác giả, thành phần ion dạng khí giải phóng từ các mô lành khác với từ mô bệnh. Khí được sinh ra trong quá trình phẫu thuật được đưa vào máy đo khối phổ. Thiết bị này cho ra kết quả phân tích thành phần ion trong thời gian chưa đến 1 giây. Dựa vào kết quả phân tích ion trong hỗn hợp khí , bác sỹ phẫu thuật có thể xác định xem "dao điện cực" đang ở phẫn mô lành hay mô bệnh.

Kết quả được đăng trên tạp chí hóa ứng dụng Angewandte Chemie (International Edition), doi:10.1002/anie.200902546 (2009)

Abstract[sửa]

Beam me up: A novel mass spectrometric ionization technique based on rapid evaporation of biological tissues (see picture) can be used to analyze vital tissues during surgical intervention as well as for processed tissue specimens. A tissue identification system based on principal-component analysis was developed. The method differentiates malignant tumor cells from the surrounding healthy tissue.

Nguồn: Naturenews & Angewandte Chemie Intl. Edit, tin khác