Loại bỏ vết chai sần

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chai sần xuất hiện trên tay và chân là do da khô hoặc cọ xát quá nhiều tại một chỗ. Không chỉ khiến bạn khổ sở và khó chịu, vết chai sần còn là vấn đề vô cùng phiến toái. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách giúp da mềm mịn trở lại.

Các bước[sửa]

Cách loại bỏ chai sần cơ bản[sửa]

  1. Ngâm tay, chân hoặc khuỷu tay trong nước ấm/nóng trong 10 phút. Da sẽ bắt đầu mềm đi. Mặc dù không cần thiết nhưng bạn có thể thêm muối Epsom, dầu tắm, thậm chí trà vào nước nếu thích.
    • Thêm 1 cốc giấm táo nếu bị chai sần nặng. Cảnh báo: không thêm giấm nếu bạn bị tiểu đường hoặc tuần hoàn kém.
  2. Dùng đá bọt Pumice hoặc dụng cụ chà chân để chà lên vết chai sần. Đảm bảo vệ sinh định kỳ đá bọt hoặc dụng cụ chà chân. Bạn không nên chà quá nhiều lên tay/chân. 5 phút chà là đủ. Bạn có thể từ từ loại bỏ vết chai sần trong vòng khoảng 1 tháng. Nếu cảm thấy đau và nhận thấy da bị bong ra, bạn nên ngưng lại.
  3. Rửa tay/chân. Đảm bảo loại bỏ hết da chết.
  4. Lau khô và thoa lotion lên tay/chân. Dùng lotion dưỡng da tay/chân đậm đặc để tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm. Lotion chứa Urea đặc biệt có hiệu quả.
    • Mang tất hoặc găng tay để giữ ẩm và bảo vệ lớp lotion trước khi đi ngủ.
    • Lặp lại toàn bộ quá trình trên vào mỗi cuối tuần.
  5. Dưỡng mềm tay/chân. Thoa lại lotion lên vết chai sần sau khi tắm. Sử dụng lotion đậm đặc để đạt hiệu quả dưỡng mềm tối đa.

Liệu pháp tại nhà[sửa]

  1. Dùng Aspirin để làm mềm vết chai sần. Nghiền nát 5-6 viên Aspirin, sau đó trộn chung với nửa thìa cà phê (3 g) nước cốt chanh và nước để tạo thành hỗn hợp. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị chai sần, sau đó bọc khăn ấm hoặc che lại bằng túi nilông. Để nguyên khoảng 10 phút, sau đó mở khăn/túi nilông ra. Dùng đá bọt Pumice chà vết chai sần.
    • Nhắc lại là người bị tiểu đường không nên thử liệu pháp này. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng liệu pháp này nếu bị dị ứng với Aspirin.
  2. Thử muối nở. Một trong những cách tốt nhất giúp điều trị cục chai và vết sần là ngâm trong nước ấm. Nước ấm giúp long da chết và chữa lành. Bạn có thể thêm 3 thìa muối nở vào chậu nước ấm và ngâm. Nồng độ pH của muối nở là 9 nên sẽ có tính kiềm và có thể phá vỡ màng cứng trên da.[1]
    • Hoặc bạn có thể pha muối nở với nước theo tỷ lệ 3:1, sau đó xoa bóp lên vết vết chai sần.[2]
  3. Ngâm trong trà cúc La Mã. Ngâm chân trong trà cúc La Mã pha loãng có thể xoa dịu và thay đổi tạm thời pH trên da, nhờ đó giúp hút mồ hôi chân. Trà có thể làm bẩn chân, nhưng rất dễ rửa sạch bằng xà phòng và nước.[2]
  4. Dùng bột ngô. Rắc bột ngô giữa các ngón chân có thể giữ da khô ráo và ngăn nứt da. Ẩm ướt có thể khiến chai sần khó xử lý hơn và tăng nguy cơ nhiễm nấm. [2]
    • Phương pháp này chủ yếu là giúp phòng ngừa và giảm cảm giác khó chịu trên da.
  5. Cân nhắc sử dụng giấm. Ngâm bông gòn trong giấm và đắp lên vết chai sần qua đêm. Buổi sáng sau khi thức dậy, dùng đá bọt Pumice chà lên vết chai sần.[2]
    • Đảm bảo chỉ đắp bông gòn lên mỗi vết chai sần để tránh gây kích ứng cho vùng da xung quanh.
  6. Dùng quả dứa. Vỏ dứa chứa một số enzyme giúp làm mềm vết chai sần để dễ dàng loại bỏ ra khỏi da. Đắp một miếng nhỏ vỏ dứa tươi lên vùng da bị chai sần, sau đó quấn khăn sạch xung quanh và để qua đêm. Lặp lại phương pháp này mỗi đêm và trong vòng 1 tuần. Bạn cũng có thể thoa nước ép dứa lên vết chai sần. [3]

Các sản phẩm nên dùng khi bị chai sần[sửa]

  1. Thay đổi giày dép. Một trong những nguyên nhân gây chai sần phổ biến nhất là mang giày không phù hợp. Mang giày không vừa chân rất dễ gây chai sần, vì vậy bạn nên chọn đôi giày vừa vặn. Giày có thể vừa sát chân (nhưng không gây đau) và ôm trọn chiều rộng của bàn chân.
    • Tránh mang giày cao gót bất cứ khi nào có thể. Giày cao gót có thể đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên mũi bàn chân và dẫn đến chai sần. Bạn nên mang giày đế bằng bất cứ khi nào có thể và để thoải mái hơn.[4]
      • Nếu bị chai sần ở tay, bạn có thể mang găng tay đệm và vừa vặn để thoải mái và giảm nguy cơ hình thành chai sần. Đảm bảo găng tay vừa vặn với tay vì nếu quá rộng có thể phản tác dụng, gây ma sát liên tục và dẫn đến kích ứng da.[2]
  2. Lót giày. Nốt chai, sần hoặc viêm tấy giữa các ngón chân là hiện tượng thường gặp, vì vậy, nhiều công ty sản xuất giày đã bắt đầu thiết kế lót giày nhằm mục đích loại bỏ các vấn đề kể trên. Lót giày có thể làm từ vải giả da, do đó rất dễ nhét vào giày và vừa vặn với hình dạng đế giày.[4]
    • Nếu bị cục chai, bạn nên dùng lót dạng vòng. Lót vòng có thể ôm trọn cục chai, giảm áp lực, cọ và ma sát. Lót dạng vòng thường rẻ và bán sẵn tại nhà thuốc hoặc cửa hàng tiện lợi.[5]
  3. Tìm mua dung dịch thuốc và miếng lót. Bạn không nhất thiết phải đi khám bác sĩ để tìm thuốc giúp giảm chai sần. Miếng lót, băng cá nhân và thuốc khác có thể dễ dàng tìm mua dưới dạng không kê đơn. Tuy nhiên, phần lớn những thuốc này đều chứa thành phần hoạt chất là Axit Salicylic, do đó có thể gây những vấn đề phiền toái (hoặc nghiêm trọng hơn) như kích ứng hoặc nhiễm trùng. Bạn nên tránh dùng các sản phẩm kể trên nếu:[5]
    • Bị tiểu đường
    • Giảm cảm giác ở chân do rối loạn tuần hoàn hoặc tổn thương thần kinh
    • Thị lực kém hoặc kém linh hoạt và không thể sử dụng sản phẩm đúng cách

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị tiểu đường, bạn nên đặc biệt cẩn thận khi xử lý vết chai sần. Tổn thương da - thậm chí là nhẹ - có thể gây viêm loét, khó chữa lành và rất dễ nhiễm trùng.
  • Nếu chai sần ngày càng nặng, bạn nên dùng nước đóng chai.
  • Tốt nhất đảm bảo sử dụng nước không chứa nhiều clo hoặc các hóa chất gây khô da khác.
  • Thoa Vaseline lên vết chai sần, xoa bóp trong 5 phút, sau đó rửa lại bằng xà phòng dưỡng ẩm. Thoa kem dưỡng ẩm nếu bị khô và lặp lại quá trình.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng chà xát quá nhiều. Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu da bị long ra.
  • Không sử dụng thuốc loại bỏ vết chai sần chứa axit để tránh gây khô da hơn.
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường, *không nên* tự mình loại bỏ vết chai sần để tránh tuần hoàn thêm kém hơn.
  • Đừng tự cắt vết chai sần tại nhà. Thay vào đó, bạn nên để bác sĩ điều trị bệnh chân, chuyên viên chăm sóc da hoặc bác sĩ thẩm mỹ giúp cắt bỏ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]