Minh triết Việt và minh triết Hồ Chí Minh/3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xã hội nào cũng có tôn ti trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bậc.

Trong một chuyến thăm Ấn Độ, một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đình Diệm, cụ Hồ đã trả lời đại ý: Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đình Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy…

Aristote có phân biệt “minh triết lý thuyết” và “minh triết thực tiễn”. Minh triết thực tiễn thể hiện ở chỗ biết “suy tính những gì là tốt, là thiết thực…cho mình để có được một cuộc sống tốt, nói chung” (ở đây cần hiểu “cuộc sống tốt” một cách toàn diện:cả về vật chất và tinh thần, không chỉ có tư duy, ứng xử tốt mà ăn, ở, mặc cũng “tốt”, không những tốt trong việc công mà tốt trong cuộc sống riêng, với gia đình. bạn bè và… với cả bản thân mình).

“Cuộc sống tốt” được hiểu một cách toàn diện như vậy, thì cái đầu “minh triết” của Aristote quả là vĩ đại! Chỉ có “minh triết lý thuyết” thì người minh triết dễ biến thành một kẻ hão huyền, gàn dở, ba hoa, nhảm nhí. Trong tiếng Việt có một từ hết sức đích đáng để diễn đạt ý niệm “cuộc sống tốt” của Aristote, đó là từ “hẳn hoi”. Với từ này chúng ta có thể tóm gọn “minh triết” trong một câu: “Minh triết là biết làm thế nào sống hẳn hoi”.

“Hẳn hoi” không phải là một tiêu chuẩn quá cao: Không phải thật giỏi mới hẳn hoi, không phải thật đàng hoàng, thật dũng cảm, thật “đạo cao, đức trọng” mới hẳn hoi…

Và, “Hẳn hoi” là một phẩm chất có thể đặt ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi bình diện: ăn mặc hẳn hoi, nhà cửa hẳn hoi, lời lẽ hẳn hoi, một người thầy hẳn hoi, một người cha hẳn hoi, một người lãnh đạo hẳn hoi, học vấn hẳn hoi, làm ăn hẳn hoi… Xã hội nào cũng có kỷ cương và lễ nghi, người hẳn hoi tiếp nhận tinh thần của kỷ cương và lễ nghi với/do lòng tự trọng chứ không bị lệ thuộc một cách mù quáng vào những quy ước của kỷ cương và lễ nghi.

Xã hội nào cũng có tôn ti trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bậc. Vài mươi năm trước đây với bộ phim nổi tiếng về người Hà Nôi Trần Văn Thuỷ đã làm sống lại phẩm chất “tử tế” trong ý thức đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, phẩm chất này dường như vẫn chưa được chính thức công nhận, đạo đức và hành vi được kiểm điếm theo nhiều chuẩn mực trừ chuẩn mực “người tử tế”. Phẩm chất “hẳn hoi” cũng có số phận tương tự. Một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại là những gì không được người ta nhớ đến thì dần dà sẽ biến mất.

Xã hội không quan tâm dến “sự tử tế”, “sự hẳn hoi” thì dần dà những ngừơi tử tế, hẳn hoi sẽ biến mất; ngược lại, xã hội còn nhớ đến những phẩm hạnh này, thì những người hẳn hoi, tử tế xuất hiện khắp nơi.

Ở những mục trên chúng tôi định nghĩa minh triết bằng cách nêu lên những đặc trưng của minh triết, phân biệt nó với triết lý. Sau đây là một định nghĩa phổ thông về minh triết chúng tôi cố gắng trình bày thật ngắn gọn.

Theo cách hiểu thông thường nhất minh triét là khôn ngoan, nhưng khôn ngoan chưa phải là minh triết, chẳng hạn khôn ngoan để “ăn người” thì chưa phải là minh triết. Minh triết là biết sống khôn ngoan và hẳn hoi, nói một cách khác, sự khôn ngoan của minh triêt thường gắn với những giá trị hướng thượng, hướng thiện. Hẳn hoi là một từ rất Việt (chúng tôi chưa tìm được ở những ngôn ngữ khác từ tương ứng).

Trong xã hội Việt Nam, ở mọi nơi mọi thời, người hẳn hoi bao giờ cũng được nể trọng. Hẳn hoi có gốc rễ ở những đức tính phổ quát: đó là sự hướng thiện, sự “liêm chính”, nhìn chung sự hẳn hoi của con người không ở ngoài bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” của cụ Hồ. Sự hẳn hoi có tính phổ quát, tính “liêm chính” ở người hẳn hoi thể hiên ở việc to và việc nhỏ.

Bị vu oan là “làm hư hỏng thanh niên”, Socrate bị bức tử. Khi sắp sửa uống cốc “cần độc” thì Socrate sực nhớ có mua chịu một con gà và ông nhờ một người bạn trả tiền dùm cho ông, đây là một trong những lời trăng trối cuối cùng của ông: Socrate là người hẳn hoi trong việc nhỏ. Cũng như trong việc lớn: được tin Socrate bị án bức tử, mấy người bạn của ông lập mưu kế cho ông chạy trốn, nhưng nhà hiền triết đã từ chối, lấy cớ bỏ trốn là chống lại pháp luật mà tín niệm công dân của ông là tôn trọng luật pháp bằng mọi giá, Socrate đã coi trọng tư cách công dân hẳn hoi của ông hơn cả tính mạng của ông.

Và, có một sự việc, tuy nhỏ, nhưng qua đó có thể thấy được sự hẳn hoi của Hồ Chí Minh. Chuyện là, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cấp trên điều động đến sống với Hồ chủ tịch một thời gian để vẽ chân dung. Hoạ sĩ vẽ rất nhiều ký hoạ về bác Hồ. Một vị lãnh đạo xem những ký hoạ của Dương Bích Liên không hài lòng và quyết định đưa họa sĩ trở về cơ quan chủ quản. Dương Bích Liên ra đi mà Bác không hay. Đến lúc biết việc ra đi đột ngột của người hoạ sĩ, bác liền cho người đuổi theo và đưa hoạ sĩ trở về. Người mời Dương Bích Liên dùng cơm thân mật rồi sau đó hai bác cháu mới chia tay (thuật theo lời của Hào Hải, một bạn vong niên gần gũi với Dương Bích Liên).

Còn sự việc sau đây là một sự kiện lớn: Sau Hiệp định Geneve, trong một chuyến thăm Ấn Độ, một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đình Diệm, cụ Hồ đã trả lời đại ý: Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đình Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy… Trong cách trả lời này, có sự khôn ngoan, nhưng nổi lên vẫn là sự hẳn hoi của một chính khách lớn.

Nguồn[sửa]

Tuần Việt Nam

Liên kết đến đây