Nhận biết dấu hiệu bệnh bạch cầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạch cầu là bệnh ung thư máu, ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng và bệnh tật. Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào bạch cầu bị hỏng xâm lấn các tế bào bạch cầu khỏe mạnh và dẫn đến vấn đề nghiêm trọng.[1] Bệnh bạch cầu có thể phát triển nhanh hoặc chậm và có nhiều loại khác nhau.[2] Bạn nên học cách nhận biết triệu chứng thông thường của bệnh bạch cầu để kịp thời điều trị.

Ảnh minh họa: Chảy máu cam thường xuyên hoặc nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu

Các bước[sửa]

Phát hiện triệu chứng thông thường[sửa]

  1. Kiểm tra các triệu chứng tương tự như bệnh cúm. Triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi hoặc ớn lạnh. Nếu triệu chứng giảm và bạn khỏe lại sau vài ngày, có thể bạn chỉ bị cúm. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ. Người bị bệnh bạch cầu thường nghĩ mình chỉ bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Bạn nên kiểm tra xem mình có mắc các triệu chứng sau hay không:
    • Suy nhược hoặc mệt mỏi kéo dài
    • Chảy máu cam thường xuyên hoặc nghiêm trọng
    • Nhiễm trùng tái phát
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Viêm hạch bạch huyết
    • Sưng lá lách hoặc gan
    • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
    • Xuất hiện đốm đỏ trên da
    • Đổ nhiều mồ hôi
    • Đau xương[1]
    • Chảy máu nướu[3]
  2. Xem xét mức độ mệt mỏi. Mệt mỏi mãn tính thường là triệu chứng ban đầu của bệnh bạch cầu. Vì đây là triệu chứng khá phổ biến nên nhiều người thường xem nhẹ. Suy nhược hoặc thiếu năng lượng có thể kèm theo mệt mỏi.[4]
    • Mệt mỏi mãn tính khác với mệt mỏi thông thường. Nếu cảm thấy không thể tập trung hoặc khó nhớ hơn bình thường, có thể bạn đang bị mệt mỏi mãn tính. Các triệu chứng khác bao gồm sưng hạch bạch huyết, đau cơ bất ngờ, đau họng hoặc kiệt sức nghiêm trọng và kéo dài hơn một ngày. [5]
    • Bạn cũng nên chú ý khi bị suy yếu, đặc biệt là tứ chi, khiến hoạt động khó khăn hơn bình thường.
    • Ngoài mệt mỏi và suy yếu, triệu chứng da xanh xao cũng nên được lưu tâm. Những thay đổi này có thể là do thiếu máu, tức nồng độ hemoglobin trong máu thấp. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến mô và tế bào.[6]
  3. Theo dõi cân nặng. Sụt cân nhiều và không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng của bệnh bạch cầu và các loại ung thư khác. Triệu chứng này được gọi là Cachexia (Hội chứng suy nhược cơ thể). [7] Triệu chứng này thường không rõ ràng và chưa chắc đã là dấu hiệu ung thư (nếu chỉ xuất hiện riêng). Tuy nhiên, nên đi khám bácc sĩ nếu bị sụt cân mà không phải do thay đổi thói quen ăn hoặc tập thể dục.[4]
    • Cân nặng thay đổi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nên chú ý nếu cân nặng sụt chậm và đều dù bạn không có ý định giảm cân.
    • Sụt cân do bệnh tật thường kèm theo cảm giác thiếu năng lượng và suy nhược.
  4. Lưu ý khi bị bầm tím và chảy máu. Người bị bệnh bạch cầu thường có xu hướng dễ bị bầm tím và chảy máu. Lý do một phần là do số lượng hồng cầu và tiểu cầu thấp dẫn đến thiếu máu.[8]
    • Lưu ý nếu bị bầm tím chỉ do va chạm nhẹ hoặc chảy nhiều máu chỉ với một vết đứt nhỏ. Đây là triệu chứng đặc biệt quan trọng. [9] Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận nếu bị chảy máu nướu. [3]
  5. Kiểm tra trên da có xuất hiện đốm đỏ nhỏ (xuất huyết) hay không. Những đốm đỏ này nhìn rất đăc biệt và không giống với đốm thông thường xuất hiện sau khi tập thể dục hoặc bị mụn trứng cá.
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu trên da bỗng dưng xuất hiện đốm đỏ, tròn và nhỏ.[4] Các đốm đỏ thường giống phát ban và mọc thành cụm trên da. [10]
  6. Chú ý xem bạn có bị nhiễm trùng thường xuyên không. Bệnh bạch cầu gây tổn thương cho tế bào bạch cầu khỏe mạnh, do đó người bị bệnh có xu hướng bị nhiễm trùng liên tục. Khả năng miễn dịch có thể bị suy yếu nếu thường xuyên bị nhiễm trùng da, cổ họng hoặc tai.[4]
  7. Lưu ý nếu xương đau hoặc trở nên nhạy cảm. Đau xương không phải là triệu chứng phổ biến, nhưng cũng có thể xuất hiện. Nếu cảm thấy đau nhức xương không rõ nguyên do, bạn nên đi xét nghiệm bệnh bạch cầu.
    • Đau xương do bệnh bạch cầu là do tủy xương chứa quá nhiều tế bào bạch cầu. Các tế bào gây bệnh cũng có thể di chuyển gần xương hoặc trong các khớp. [3]
  8. Hiểu rõ yếu tố nguy cơ. Một số người sẽ dễ mắc bệnh bạch cầu hơn người bình thường. Mặc dù người mang yếu tố nguy cơ cũng chưa chắc sẽ bị bệnh bạch cầu nhưng việc nhận biết các yếu tố này là vô cùng quan trọng. Bạn có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn người bình thường nếu:
    • Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị
    • Rối loạn di truyền
    • Hút thuốc lá
    • Có người thân bị bệnh bạch cầu
    • Tiếp xúc với hóa chất như benzen[11]

Xét nghiệm bệnh bạch cầu[sửa]

  1. Kiểm tra sức khỏe thể chất. Bác sĩ sẽ xem da bạn có bị xanh xao bất thường hay không. Da xanh xao có thể là do thiếu máu liên quan đến bệnh bạch cầu. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hạch bạch huyết có bị sưng, hoặc gan và lá lách có lớn hơn bình thường hay không.[12]
    • Sưng hạch bạch huyết cũng là một dấu hiệu của ung thư hạch. [13]
    • Lá lách to cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác, chẳng hạn như tăng bạch cầu đơn nhân.[14]
  2. Xét nghiệm máu. Bác sĩ chích lấy mẫu máu để xét nghiệm hoặc gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm để đánh giá số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu.[12] Nếu số lượng cao đáng kể, bạn có thể trải qua nhiều xét nghiệm hơn (MRI, chọt ống sống thắt lưng, chụp CT).[15]
  3. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương. Ở xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa cây kim mảnh và dài vào xương hông để lấy tủy. Mẫu tủy sau đó sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để xem xét có tế bào gây bệnh bạch cầu hay không. Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung.[12]
  4. Tiếp nhận chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sau khi kiểm tra tất cả các khía cạnh. Thời gian chẩn đoán bệnh có thể hơi lâu vì phải chờ kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, bạn thường nhận được kết quả trong vài tuần. Nếu bị bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ cho biết bạn bị loại bệnh bạch cầu nào và trao đổi cách điều trị tiềm năng.
    • Bác sĩ sẽ cho biết bệnh bạch cầu của bạn đang phát triển nhanh (cấp tính) hay chậm (mãn tính).[16]
    • Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định xem tế bào bạch cầu loại nào mang bệnh. Bạch cầu nguyên bào lymphô ảnh hưởng đến tế bào bạch huyết. Bạch cầu nguyên bào tủy ảnh hưởng đến tế bào tủy.
    • Người lớn có thể mắc tất cả các loại bệnh bạch cầu. Trong khi đó, trẻ em thường mắc bạch cầu nguyên bào lymphô cấp tính (ALL).
    • Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ bị bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML), nhưng bệnh phát triển nhanh hơn ở người lớn.
    • Bạch cầu nguyên bào lymphô mãn tính (CLL) và bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML) thưởng xảy ra ở người lớn và triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong vòng vài năm.[16]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này