Nhận biết dị ứng gluten ở trẻ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thể bạn lo lắng về tình trạng thở khò khè, mắt ướt hay phát ban ở trẻ. Có thể con bạn không có triệu chứng nào nhưng lại xuất thân từ gia đình với lịch sử dị ứng thức ăn hay phấn hoa. Với những lý do này, cũng như nhiều lý do khác nữa, bạn có thể băn khoăn về gluten trong chế độ ăn của trẻ. Dấu hiệu dị ứng gluten lúa mì nhiều khả năng sẽ xuất hiện ở trẻ nhỏ và sơ sinh. Hãy học những triệu chứng này và đưa trẻ đi kiểm tra để tránh nhầm lẫn dị ứng gluten lúa mì với tình trạng bệnh lý khác như celiac. Kể cả khi chắc chắn rằng trẻ bị dị ứng gluten lúa mì, bạn vẫn nên đặt hẹn và đưa trẻ đi kiểm tra cả về dị ứng gluten lúa mì lẫn bệnh celiac trước khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn của chúng. Được chẩn đoán chính xác sẽ cải thiện chất lượng sống của trẻ rất nhiều và đôi lúc, có thể mang ý nghĩa sống còn.

Các bước[sửa]

Nhận biết dấu hiệu dị ứng gluten lúa mì[sửa]

  1. Biết các yếu tố rủi ro. Nếu trẻ có họ hàng bị dị ứng, khả năng phát triển dị ứng ở trẻ sẽ cao hơn. Nếu cả bố mẹ ruột đều dị ứng thức ăn hoặc phấn hoa, khả năng này là đặc biệt cao.[1]
    • Tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng khác. Trẻ dễ phát triển dị ứng gluten lúa mì ở giai đoạn sơ sinh hay chập chững tập đi.[2]
  2. Theo dõi phản ứng sau bữa ăn. Nếu dị ứng lúa mì, trẻ có thể biểu hiện triệu chứng dị ứng trong suốt bữa ăn hoặc trong vòng hai giờ sau khi ăn. Thường xuất hiện trong vài vòng vài phút kể từ lúc trẻ dùng thức ăn gây dị ứng nhưng những triệu chứng nghiêm trọng như phản vệ cũng có thể xuất hiện hàng giờ sau đó.[3]
  3. Nhận biết phản ứng phản vệ. Phản vệ là phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng có thể gây khó khăn cho việc hít thở của trẻ. Triệu chứng bao gồm đột nhiên thở khò khè, lưỡi và cổ họng căng phồng, thân nhiệt ấm, phát ban, ói mửa, mạch nhanh và yếu. Nếu xuất hiện phản vệ, hãy đưa nhanh chóng đưa trẻ đến phòng cấp cứu hoặc gọi cứu thương.[4]
    • Gọi cứu thương qua số 115 nếu trẻ trở nên tái xanh, khó thở hoặc bạn sống cách bệnh viện hay đội cấp cứu hơn 5 đến 10 phút.
    • Nếu dường như trẻ đang phục hồi từ phần tồi tệ nhất của phản ứng phản vệ, bạn vẫn cần đưa chúng đến phòng cấp cứu. Có thể sẽ có đợt tiếp theo với triệu chứng tệ hơn.[5]
    • Nếu nghĩ rằng trẻ có thể đã có phản ứng phản vệ trước đó, hãy đưa chúng đi kiểm tra dị ứng gluten lúa mì hay những dị ứng khác để ngăn ngừa tái xuất hiện trong tương lai.
  4. Kiểm tra triệu chứng hô hấp. Nếu trẻ trở nên khản giọng, khò khè hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào trong hít thở, có thể chúng đang có phản ứng hô hấp dị ứng.[6] Triệu chứng hô hấp khác nhẹ hơn bao gồm nghẹt hay sổ mũi hoặc hắt hơi.
    • Khó thở nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của phản vệ. Đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức hoặc gọi cứu thương. Nếu trẻ không thể thở hoặc có sắc xanh trên da, hãy gọi 115 để yêu cầu xe cứu thương ngay lập tức.[7]
  5. Kiểm tra da trẻ. Dị ứng lúa mì, trẻ có thể nổi phát ban, nốt đỏ sau khi tiêu hóa gluten. Kiểm tra dấu hiệu của sưng hoặc phát ban với nhiều kích cỡ khác nhau. Kiểm tra khả năng bị chàm (eczema) ở trẻ: vảy khô hoặc phồng rộp tương tự như nhọt.[8][9] Bất kỳ hiện tượng nổi mề đay nào xuất hiện sau khi ăn cũng có thể là dấu hiệu dị ứng gluten lúa mì ở trẻ.
    • Đồng thời, cũng để ý dấu hiệu sưng phồng ở mắt, môi hay lưỡi.
    • Cố đừng để trẻ cào, gãi. Phát ban sẽ trở nên tồn tệ hơn khi bị kích ứng thêm.
    • Phát ban và phồng rộp cũng có thể là dấu hiệu của bệnh celiac.[10]
  6. Tìm hiểu sự khó chịu của trẻ. Trẻ dị ứng gluten có thể có những phản ứng không quan sát được, chẳng hạn như đau dạ dày, sau khi dùng gluten. Nếu đang gãi, có thể trẻ bị ngứa và nóng da dù chưa phát ban. Nếu trẻ còn quá nhỏ để có thể giải thích những triệu chứng của chúng, hãy chú tâm đến hiện tượng khóc bất thường hoặc quấy phá sau khi dùng bữa. Nôn mửa và ỉa chảy cũng có thể là dấu hiệu.[6]
  7. Đọc nhãn dán, bao bì thức ăn. Có thể bạn thấy được trẻ có vấn đề với một số loại gluten và hoàn toàn ổn với số còn lại. Hãy yêu cầu kiểm tra dị ứng gluten lúa mì nếu trẻ phản ứng tồi tệ với gluten lúa mì nhưng vẫn có thể dùng lúa mạch đen, lúa mạch hoặc những loại hạt dẻo khác. Khoảng 1/5 số người dị ứng gluten lúa mì cũng đồng thời dị ứng với các loại thóc lúa khác.[3][11]
  8. Theo dõi phản ứng dị ứng với những sản phẩm không phải thức ăn. Lúa mì có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm như bột nặn trẻ em hay dầu gội, sữa tắm. Nếu trẻ cho thấy dấu hiệu dị ứng giữa các bữa ăn, hãy kiểm tra thành phần có trong những vật chúng cầm, giữ.[1] Nếu những vật này có chứa lúa mì, hãy cho trẻ kiểm tra dị ứng lúa mì.
  9. Căn nhắc tuổi của trẻ. Dị ứng gluten lúa mì phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em dị ứng gluten lúa mì đều hết bệnh trước khi lên năm.[6] Điều này không có nghĩa là bạn nên chờ con bạn tự vượt qua nó mà không cần cho trẻ đi khám và chẩn đoán! Trẻ với dị ứng gluten lúa mì có nguy cơ phản vệ và cần sẵn thuốc mọi lúc.[6]

Kiểm tra dị ứng gluten lúa mì[sửa]

  1. Đặt hẹn với bác sĩ dị ứng. Họ là những bác sĩ chuyên về phát hiện và kiểm soát dị ứng. Có thể bạn sẽ cần thuyên chuyển hay giới thiệu để hẹn gặp bác sĩ dị ứng. Hãy gọi nhà cung cấp bảo hiểm cho con bạn và hỏi thông tin, sau đó đặt hẹn.[12] Nếu cần thuyên chuyển, hãy hẹn gặp bác sĩ điều trị chính của con bạn trước.
  2. Giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng cho buổi kiểm tra. Vài ngày hay vài tuần trước buổi hẹn, nếu có thể, cho trẻ dùng chế độ ăn thông thường và ghi lại phản ứng của chúng trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, đừng cho trẻ dùng thực phẩm mà bạn biết rằng đó là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng dị ứng. Bạn sẽ không muốn khơi mào phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào ở trẻ. Nếu có thể, cố đừng loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn của trẻ trước khi cho chúng kiểm tra dị ứng lúa mì. Làm vậy có thể ảnh hưởng đến sự chẩn đoán.[13]
    • Đồng thời, bác sĩ có thể cũng sẽ kiểm tra khả năng mắc bệnh celiac của trẻ. Với xét nghiệm bệnh celiac, hãy thực hiện những bước tương tự.[14]
  3. Thu thập thông tin cung cấp bác sĩ nhi. Trước buổi hẹn, hãy thu thập thông tin về bất kỳ trường hợp dị ứng được chẩn đoán, nhạy cảm và ví dụ về nhạy cảm gluten hay bệnh cediac trong số họ hàng của trẻ. Trong vòng vài ngày hay vài tuần trước buổi hẹn, ghi lại những gì trẻ ăn và bất kỳ triệu chứng khó chịu hay kích ứng nào ở trẻ. Mang theo danh sách mọi loại thuốc, thực phẩm chức năng hay vitamin mà trẻ đang dùng.[15]
  4. Cho trẻ kiểm tra dị ứng lúa mì. Có thể trẻ sẽ được tiến hành kiểm tra trên da, trong đó, bác sĩ sẽ dùng kim có chứa một giọt protein lúa mì đã được tinh lọc đâm vào da trẻ. Nếu bướu đỏ, ngứa phát triển ở trẻ trong vòng 15 phút, chúng có thể sẽ được chẩn đoán dị ứng lúa mì.[15]
    • Nếu trẻ có bệnh sẵn có về da hoặc dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kiểm tra với da, xét nghiệm máy có thể sẽ được tiến hành.[16]
    • Hãy cho trẻ kiểm tra dị ứng lúa mì, đặc biệt khi nghi ngờ phản ứng phản vệ ở trẻ. Phản ứng phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng.[6]
    • Nếu phát hiện dị ứng lúa mì, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về cách tránh lúa mì và mọi biện pháp điều trị khác nếu cần. Bạn có thể được cấp bút tự tiêm epinephrine để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
  5. Kiểm tra bệnh celiac. Nếu trẻ cho thấy sự nhạy cảm với lúa mì, có lẽ bạn cũng nên cho chúng kiểm tra bệnh cediac. Ban đầu, trẻ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệp phát hiện kháng thể thường thấy trong máu người mắc bệnh celiac, trẻ sẽ được tiến hành nội soi hoặc nội soi viên nang. Bác sĩ sẽ kiểm tra hình ảnh ruột non nhằm phát hiện dấu hiệu bệnh celiac và lấy mẫu mô nhỏ để phân tích..[14]
    • Nếu nghi ngờ trẻ mắc chứng celiac, trẻ cần được kiểm tra gấp. Trẻ không thể "tự khỏi khi lớn" với bệnh celiac. Đó là một tình trạng bệnh lý kéo dài suốt đời người và khi không được điều trị, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, loãng xương hoặc các vấn đề sinh sản, trong đó có vô sinh. Người không được điều trị celiac có nguy cơ cao với một số loại ung thư như ung thư hạch bạch huyết ruột hoặc ruột non.
  6. Áp dụng chế độ ăn uống loại trừ có kiểm soát. Sau kiểm tra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn dần dần hoặc ngay lập tức loại bỏ lúa mì hoặc toàn bộ sản phẩm có chứa gluten từ chế độ ăn của trẻ. Đây là một cách kiểm tra dị ứng lúa mì.
    • Duy trì nhật ký ăn uống của trẻ. Có khả năng bạn đã tiếp hành theo dõi ăn uống của trẻ nhưng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiếp tục làm vậy sau khi kiểm tra celiac và dị ứng lúa mì. Đây có thể là phần then chốt trong chế độ ăn loại trừ của trẻ.

Cân nhắc nguyên nhân khả thi khác của các triệu chứng ở trẻ[sửa]

  1. Xem xét khả năng mắc bệnh celiac. Bệnh celiac có thể xuất hiện bất kỳ thời gian nào trong đời và có thể tác động đến bất kỳ ai. Trẻ có họ hàng bị celiac có khả năng cao cũng mắc chứng bệnh này. Bệnh celiac cũng thường xuất hiện ở trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1 (tiểu đường vị thành niên), hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Sjogren, tuyến giáp tự miễn hay viêm đại tràng vi thể.
    • Những yếu tố rủi ro khác bao gồm nhiễm trùng sớm ở trẻ. Nếu trẻ bị bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào trong tháng đời đầu tiên và triệu chứng nghi ngờ của cediac, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc xét nghiệm cediac.[17]
    • Nếu trẻ có bất kỳ bà con gần nào mắc bệnh celiac, hãy trao đổi về việc tiến hành kiểm tra ngay cả khi chưa có dấu hiện nào ở trẻ. Bệnh celiac không biểu hiện thành triệu chứng có thể làm hại trẻ nếu không được chữa trị.[18]
  2. Cân nhắc khả năng mẫn cảm với gluten không do bệnh celiac. Nhiều triệu chứng mẫn cảm với gluten không do celiac, được biết đến với tên gọi không dung nạp gluten, có biểu hiện tương tự như bệnh celiac. Trừ khi bị celiac, mẫn cảm gluten không do celiac không phải là một rối loạn tự miễn. Mẫn cảm gluten không do celiac không được chữa trị tạm thời sẽ gây khó chịu nhưng sẽ không làm tổn hại ruột non hay gây ra những vẫn đề lâu dài khác.[19]
    • Triệu chứng của không dung nạp gluten đôi khi xuất hiện hàng giờ hay ngày sau khi dùng gluten. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ không dung nạp gluten thay vì mắc bệnh celiac.[19]
    • Cách điều trị duy nhất của không dung nạp gluten là tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten.
  3. Kiểm tra triệu chứng không dị ứng. Bệnh celiac và nhạy cảm gluten có thể dẫn đến nhiều triệu chúng tương tự như dị ứng lúa mì, bao gồm phát ban nổi bọng nước. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng celiac có thể biểu hiện một số triệu chứng khác biệt, chẳng hạn như chậm lớn, rối loạn thần kinh và sâu răng. Trẻ mắc bệnh celiac hoặc mẫn cảm với gluten có thể cảm thấy đau khớp và dường như liên tục mệt mỏi, bối rối.[20]
    • Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, có thể chúng bị bệnh celiac hoặc không hấp thụ gluten thay vì dị ứng gluten lúa mì.
  4. Kiểm tra khả năng mắc bệnh celiac. Trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc mẫn cảm với gluten nên được kiểm tra bệnh celiac. Không được điều trị, celiac có thể làm chậm sự phát triển của trẻ, tổn hại ruột non và tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định.[18]
    • Đừng loại bỏ gluten khỏi khẩu phần ăn của trẻ trước khi kiểm tra celiac và dị ứng gluten lúa mì bởi làm vậy có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán.[14]

Lời khuyên[sửa]

  • Trước khi bắt đầu chế độ ăn loại trừ, có thể bạn sẽ muốn thuê chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hành nghề hỗ trợ lên thực đơn. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp lời khuyên cho việc chuẩn bị bữa ăn không gluten mà trẻ sẽ thích.
  • Không dung nạp gluten là một khái niệm rộng bao hàm nhiều cấp độ phản ứng với gluten. Nó có thể khó để chẩn đoán và vẫn chưa có kiểm tra, xét nghiệm nào cho tình trạng này.[21]
  • Nhiều người cho rằng sữa mẹ có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa bệnh celiac ở trẻ.[17]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu xuất hiện phản ứng phản vệ ở trẻ, hãy đưa chúng đến phòng cấp cứu ngay lập tức hoặc gọi 115. Dùng bút tiêm epi-pen nếu có trong lúc chờ đợi.[4]
  • Bệnh celiac không triệu chứng có thể gây hại cho trẻ nếu không được điều trị.[18]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://acaai.org/allergies/types/food-allergies/types-food-allergy/wheat-gluten-allergy
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wheat-allergy/basics/risk-factors/con-20031834
  3. 3,0 3,1 http://www.chop.edu/news/recognizing-wheat-allergy#.VgViGGRViko
  4. 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/basics/definition/con-20014324
  5. http://kidshealth.org/parent/medical/allergies/wheat_allergy.html#
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wheat-allergy/basics/symptoms/con-20031834
  7. http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/emergency_room.html
  8. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/at-a-glance/allergic-skin-conditions.aspx
  9. http://www.chop.edu/news/recognizing-celiac-disease#.VgViGGRViko
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/symptoms/con-20030410
  11. https://www.foodallergy.org/allergens/wheat-allergy
  12. http://acaai.org/allergies/treatment/allergy-testing/skin-test
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wheat-allergy/basics/preparing-for-your-appointment/con-20031834
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/tests-diagnosis/con-20030410
  15. 15,0 15,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wheat-allergy/basics/tests-diagnosis/con-20031834
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wheat-allergy/basics/tests-diagnosis/con-20031834
  17. 17,0 17,1 http://www.mayoclinic.org/medical-professionals/clinical-updates/digestive-diseases/celiac-disease-for-masses
  18. 18,0 18,1 18,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/risk-factors/con-20030410
  19. 19,0 19,1 http://www.chop.edu/news/recognizing-gluten-intolerance#.VgVhQGRViko
  20. http://gastro.ucla.edu/site.cfm?id=281
  21. http://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/no-test-to-diagnose-wheat-or-gluten-sensitivity/?_ga=1.249640006.13557590.1441648444