Những thói hư tật xấu của người Việt/110

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kém óc khoa học

(Phan Khôi, người Việt Nam và óc khoa học, Tao Đàn, năm 1939)

Trong đám trí thức chúng ta đã có nhiều kẻ tự nhận mà tuyên bố lên rằng người Việt Nam thiếu óc phê bình, không có óc khoa học. Rồi coi ai cũng im thin thít chịu cả, ai cũng làm thinh, không cãi lại. Phải, chịu chứ còn ai sao được! Các sách Nho ta thường học mở ra thấy đầy những chữ như là tam tài, tam quang, ngũ luân, ngũ hành[1]... còn bao nhiêu nữa không kể hết - mới nghe như là rành về óc phân loại lắm mà kỳ thực nào có phải. Những chữ số mục trên một danh từ ấy chẳng qua bởi người ta thấy cái gì lược đến đâu thì kể đến đó, chứ chẳng phải có chủ ý làm một sự phân tích cho hợp với lẽ đương nhiên.

Trong lúc nền học thuật nước ta bắt đầu độc lập, tôi thấy như ai nấy có huynh hướng về văn học hơn khoa học. Ấy là cái hiện tượng đáng cho chúng ta không lấy làm mãn ý. Có người đã ví văn học và khoa học như hai anh chim chích[2] một không bay nổi. Chuyện chuộng văn học thì lâu ngày nó sẽ thành ra vô thực dụng, cái gương Hán học hồi trước vẫn còn treo mãi cho chúng ta.

Chú thích[sửa]

  1. Tam tài: Trời, Đất, Người. Tam quang: Mặt trời, Mặt trăng, Sao. Ngũ luân: năm mối quan hệ là Vua - Tôi, Cha - Con, Anh - Em, Vợ - Chồng, Bạn bè. Ngũ lành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
  2. Đại nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích "chích" cớ nghĩa là lệch nghiêng, chích cánh là gãy cánh, còn cô một cánh, cũng là lẻ đôi, chích bạn.

← Mục lục

Liên kết đến đây