Những thói hư tật xấu của người Việt/112

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một nền giáo dục giết chết nhân cách...

(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)

Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thày đem ngay các sách Bắc sử[1] và Ngũ kinh Tứ thư đại toàn ra dạy. Thày nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho, trò cũng nhắm mắt học cho thuộc lóng đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để.

Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế côn là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn. Triều đình lại cho những người khoa mục nhiều điều vinh diệu quá đáng, nào trâm bầu dạo phố, nào cờ biển vinh quy, cùng là khắc tên ở bia đá bảng vàng để lưu truyền hậu thế. Học trò chỉ chăm học thuộc lòng một ít sách vở, và 10 lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, miễn là lời văn cho bóng bảy thì ý tứ dù là bã cặn của Tống nho cũng không can gì. Cái thói trọng từ chương ưa hư văn đã thành một thứ thiên tính của dân tộc ta. Về cách giáo dục ấy thì dù người thiên tư lối lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách.

Chú thích[sửa]

  1. Bắc sử tức lịch sử Trung Quốc. Sử ta thường gọi là Nam sử.

← Mục lục

Liên kết đến đây