Những thói hư tật xấu của người Việt/138

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ ảo tưởng tới thoái hóa

(Phan Khôi, Báo Thần chung, năm 1929)

Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân[1] làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp[2] ghi vào thanh sử[3] đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn. Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đã có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đã học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi. Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng(!).

Chú thích[sửa]

  1. Trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới
  2. Cũng tức là sự nghiệp
  3. Thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử

← Mục lục

Liên kết đến đây