Phương pháp kỷ luật tích cực/C6.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Sự khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ

Trong đời thường chúng ta hiểu khen thưởng và khích lệ gần như đồng nhất. Người ta nhất trí rằng khen thưởng mang lại hiệu quả vì nó thôi thúc trẻ có hành vi tốt hơn. Tuy nhiên nhiều nhà giáo dục lưu ý nên phân biệt khen thưởng và khích lệ.



Theo các bạn chúng khác nhau ở điểm gì? Khen thưởng và khích lệ khác nhau về thời gian và hiệu quả như ta thấy ở bảng dưới đây.

Sự khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ[sửa]

Khen thưởng Khích lệ
1. Thực hiện sau khi thành tích đã đạt được, khi trẻ đã thành công (ví dụ khen thưởng trẻ được phiếu bé ngoan vào cuối tuần, được học sinh giỏi cuối kỳ hay cuối năm). 1. Thực hiện trước hoặc trong khi một hành động nào đó diễn ra, không chỉ khi thành công mà cả khi khó khăn hoặc thất bại (khích lệ những nỗ lực, những cố gắng, tiến bộ, những đóng góp của trẻ).
2. Trao cho những trẻ có thành tích, đôi khi mất chi phí cho việc khen thưởng. Có rất ít trẻ, ít việc xứng đáng được khen thưởng, ví dụ số học sinh giỏi, xuất sắc. Những thành tích này thường phải đạt được sau một thời gian cố gắng. 2. Không mất chi phí và trẻ nào cũng xứng đáng được nhận món quà này. Có rất nhiều trẻ, nhiều việc trẻ thể hiện nỗ lực, cố gắng, tiến bộ xứng đáng của trẻ cần được khích lệ. Phải trải qua rất nhiều ngày như thế này trẻ mới đạt được điều người lớn sẽ khen thưởng.
3. Do người lớn hài lòng, đánh giá (Bố mẹ, thầy cô vui lòng). 3. Do tự trẻ đánh giá (Cho bố mẹ, thầy cô biết xem thế nào; Con/em nghĩ thế nào?).
4. Thể hiện sự mong đợi - với thái độ của người bề trên (ví dụ: Phải được điểm 10 mới gọi là giỏi chứ!). 4. Đánh giá, tôn trọng năng lực cá nhân của trẻ (ví dụ: Em làm rất tốt; Ai cho cô biết cách giải phần này thế nào!).
5. Tuân phục, nghe lời cha mẹ, thầy cô (Con phải làm thế là ngoan, là đúng). 5. Đồng cảm (Mẹ thấy con rất thích khi làm phần này).
6. Khen thưởng có khi được sử dụng như hình thức để "mua chuộc" trẻ, kèm theo điều kiện, ví dụ "nếu con được điểm 10 thì bố mẹ sẽ cho tiền". Lần sau trẻ có thể yêu cầu "Con sẽ chỉ cố gắng được 10 nếu bố mẹ vẫn cho tiền" ("mặc cả"). Dần dần trẻ học được một điều "không bao giờ làm gì nếu không được gì". 6. Khích lệ làm trẻ cảm thấy phấn chấn vì những cố gắng, nỗ lực, đóng góp của mình, có động cơ hoạt động như một yếu tố nội tại. Trẻ có thể nói "Con sẽ cố gắng học bởi vì con thấy thích các môn này rồi".

Hoạt động: Khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (5 phút) Chia lớp làm các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm một Tài liệu phát tay "Khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ". Các nhóm thảo luận, viết ra các câu trả lời vào tài liệu phát tay.
Bước 2 (5 phút) Các nhóm chia sẻ lại cho cả lớp.
Kết luận (10 phút) Chúng ta muốn trẻ ứng xử tốt vì một động cơ nội tại, bên trong (niềm vui, cảm giác đã làm được, đạt được một kết quả nào đó...) chứ không phải vì động cơ hay sức ép bên ngoài (để được khen, thưởng, làm người lớn vui lòng). Tóm tắt và hệ thống lại những điểm khác biệt giữa khen thưởng và khích lệ dựa trên phần Kiến thức đề xuất 3.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này