Phương pháp kỷ luật tích cực/C7.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
TỨC GIẬN VÀ CÁCH THỨC ĐỀ PHÒNG, KIỀM CHẾ TỨC GIẬN

Tức giận (giận dữ) là một cảm xúc thông thường mà cả trẻ em và người lớn đều có. Giúp trẻ và cả chính người lớn hiểu rõ cơn tức giận của mình là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận.

Tức giận là một cảm xúc thứ phát[sửa]

Tức giận (giận dữ) là một cảm xúc thông thường mà cả trẻ em và người lớn đều có. Giúp trẻ và cả chính người lớn hiểu rõ cơn tức giận của mình là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận.

Sự tức giận là trạng thái cảm xúc thứ phát Đằng sau sự tức giận thường là cảm giác lo lắng, sợ hãi, thất vọng, đau đớn, không được yêu thưong, không được tôn trọng, bị tổn thưong, bị đe doạ...

Sự tức giận có thể là cách phòng vệ để trốn tránh cảm giác đau đớn; nó có thể liên quan tới sựthất bại, lòng tự trọng bị tổn thưong hoặc cảm giác bị cô lập; nó cũng có thể liên quan tới sự lo lắng vể những tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát của bản thân. Tức giận có thể liên quan tới cảm giác buồn phiền và chán nản.

Có khi nào bạn thấy một trẻ bị ngã rồi lại bị cha mẹ đánh thêm chưa? Chờ con đi học mãi không thấy về, khi con về, cha mẹ đánh cho một trận? Họ tức giận, nhưng đằng sau sự tức giận đó là sự lo lắng, "xót" con, thương con, muốn bảo vệ con. Có bao giờ bạn thấy một ông bố, bà mẹ trở nên tức giận vì rất ngượng về hành vi của con gái mình khi con gái "chẳng biết làm gì, đến nấu bữa cơm cũng không xong". Đằng sau cơn tức giận đó có thể là sự lo sợ cho tương lai của con mình hay cảm giác xấu hổ, ngượng nghịu, sợ bị mất mặt khi người khác nghĩ rằng bạn là một phụ huynh tồi? 

Các biểu hiện khi tức giận[sửa]

Lưu ý rằng cảm giác tức giận có thể dao động trong phạm vi từ thấp là “cáu tiết, nóng mặt” cho đến tức giận và cao nhất là nổi khùng, nổi điên đến mức rất khó kiểm soát hành vi. Lúc này tức giận giống như ngọn lửa: “giận mất khôn”. Ngọn lửa này có thể hướng tới người khác hoặc bản thân.

Sự tức giận tác động tiêu cực cho sức khoẻ và mối quan hệ của con người. Điều này lại càng tai hại nếu sự tức giận của người lớn hướng tới trẻ em, vì khả năng tự bảo vệ của trẻ rất hạn chế. Khi người lớn tức giận trẻ hoặc tức giận bản thân họ hay người khác (vợ, chồng, đồng nghiệp, hàng xóm), trẻ em dễ trở thành nạn nhân.

Điều quan trọng là cần phân biệt cảm xúc và hành vi. Cảm xúc tức giận là bình thường, tự nhiên với con người kể cả người lớn và trẻ em. Nhưng tức giận kèm theo hành vi làm tổn thương người khác là không thể chấp nhận được, xét cả về mặt đạo đức và pháp lý. Người lớn và trẻ em đều nên biết cách đề phòng và kiềm chế tức giận để phòng tránh tình huống “giận mất khôn”, nói và làm những điều mà sau đó ân hận. Ân hận lúc đó cũng không thể hàn gắn hoàn toàn tổn thương. Giống như khi đã đóng một chiếc đinh vào miếng gỗ, dù có nhổ đinh ra, vết thương vẫn còn đó. Có khi mất nhiều năm tháng vết thương vẫn không hàn gắn lại được.

Khi tức giận có người lớn vừa đánh đập vừa nói với trẻ “đồ phá hoại, đồ ăn hại... thà không có mày còn hơn”. Còn đứa trẻ thì nghĩ “Mình chẳng là cái gì cả. Thà chết đi còn hơn”. Nhiều trẻ phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí không bao giờ khôi phục lại lòng tự trọng và cảm giác được yêu thương.

Đề phòng và chế ngự tức giận[sửa]

Có phải tất cả mọi người ở trong một tình huống nào đó đều tức giận không? Tại sao có những người không bao giờ hoặc ít khi tức giận? Có phải họ có những suy nghĩ khác không? Những suy nghĩ đó là gì? Tại sao những suy nghĩ khác nhau lại làm cho họ phản ứng khác nhau?

Một người có thể tức giận khi đang xếp hàng mà bị người khác chen lấn, xô đẩy nhưng lại phản ứng bình thường khi ai đó phê bình công việc do anh ta thực hiện ở cơ quan không tốt. Ngược lại, một người khác kiên nhẫn xếp hàng dù có lộn xộn và nóng nực nhưng sẽ nổi xung, phản công lại ngay khi có ai đó ở cơ quan chỉ ra sai sót trong công việc của anh ta.

Việc chúng ta có tức giận hay không trong một tình huống nhất định phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ, thái độ, trải nghiệm mà chúng ta có. Sự diễn giải về ý nghĩa của sự kiện hay tình huống có ảnh hưởng tới việc chúng ta có tức giận hay không tức giận. Hãy xem mô hình nhận thức - hành vi dưới đây:

Mô hình nhận thức - hành vi

Như vậy, trong cùng một tình huống, sự kiện có thể có 2 hay nhiều phản ứng khác nhau phụ thuộc vào cách suy nghĩ khác nhau. Chính chúng ta là người tạo nên cảm xúc của mình. Trong bảng trên, tình huống Achỉ là yếu tố kích hoạt, B là những gì diễn ra trong đầu và c là hệ quả, là cảm xúc và hành vi của con người. Ở mức độ rất lớn, chính B (những suy nghĩ, thái độ, niềm tin tiêu cực hay tích cực đã tạo ra c (tức giận hay bình tĩnh) chứ không phải A tạo ra c. Nói cách khác, điều quan trọng không phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta phản ứng với nó như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt giúp ta đề phòng và kiềm chế sự tức giận. Nếu thay đổi B ta sẽ thay đổi được c. Nói cách khác, chúng ta có thể đề phòng và kiểm soát cách bộc lộ sự tức giận của mình.

Cách luyện tập để đề phòng tức giận (hoạt động 3) trải qua 4 bước như sau:

1. Xác định tình huống gây ra sự tức giận (A)

2. Xác định các suy nghĩ, thái độ, niềm tin của bản thân lúc đó (B)

3. Xác định cảm xúc thực sự đằng sau sự tức giận (C)

4. Thử nghĩ xem trong tình huống đó, những người khác có thể suy nghĩ như thế nào (cái B của họ) mà họ không tức giận. Mình có thể suy nghĩ khác đi, có những suy nghĩ tích cực hơn, hay có ích hơn không? Suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến cảm xúc gì?

Họat động: Hiểu sự tức giận[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (15 phút) Đề nghị mỗi người nhớ lại một lần gần đây nhất mình bị tức giận. Từng người chia sẻ. Nếu Bước 1 cần thì trước đó để họ chia sẻ theo nhóm 2 hoặc 3. Khi mỗi người chia sẻ trong cả lớp, tập huấn viên có thể phân tích một vài trường hợp cụ thể để học viên nhận ra sự tức giận chỉ là cảm xúc thứ phát (xem phần Kiến thức đề xuất 2, phần I).
Bước 2 (10 phút) Đề nghị học viên chia sẻ xem trong những lúc tức giận như vậy, phản ứng cơ thể của họ như thế nào, họ nghĩ gì, hành vi, tâm trạng ra sao? Tức giận có tác động như thế nào đến sức khoẻ và quan hệ con người (cha mẹ-con cái, thầy-trò).
Kết luận (5 phút) Tức giận là cảm xúc thứ phát, gây ra các phản ứng cơ thể, suy nghĩ, tâm trạng và hành vi con người có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và quan hệ giữa người với người (dựa vào Kiến thức đề xuất 2) 

Hoạt động: Phản ứng người lớn khi tức giận trẻ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (10 phút) Chia lớp tập huấn thành các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay "Phản ứng Bước 1 của người lớn khi tức giận trẻ". Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào chỗ trống của Tài liệu phát tay. Sau đó đại diện các nhóm chia sẻ lại kết quả của nhóm mình. Cả lớp hỏi, bình luận, đóng góp ý kiến.
Bước 2 (10 phút) Chọn một hoặc hai phương án tích cực trong số những phương án học viên đã chia sẻ để phân tích theo hướng người lớn nên làm gì để kiềm chế, xử lý tức giận trong 2 tình huống đó.
Kết luận (5 phút) Khi người lớn tức giận, trẻ thường là "nạn nhân" Nếu vậy người lớn cũng cần thời gian tạm lắng cho chính mình. Khi "điên" lên, bạn muốn gọi con vào và trừng trị ngay. Nhưng có lẽ đây Kết luân không phải là lúc tốt nhất để cho con một bài học. Bạn cần thời gian để xử lý cơn tức giận của mình, để bạn không phải ân hận vì đã quá tay với con sau này. Khi đã xử lý được cơn tức giận của mình, bạn bắt đầu xem xét xem chuyện gì đã xảy ra: đó là vì trẻ sơ ý hay cố ý vì muốn mẹ quan tâm chú ý tới trẻ hơn? 

Hoạt động: Đề phòng tức giận[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (10 phút) Phát cho mỗi học viên một Tài liệu phát tay "Tham khảo cách thức phản ứng của người lớn khi tức giận trẻ". Đề nghị mỗi cá nhân làm ngay tại chỗ. Sau khi mọi người làm xong đề nghị một số chia sẻ lại cho cả lớp.
Bước 2 (10 phút) Chọn một vài trường hợp (mượn từ học viên Tài liệu phát tay họ đã làm) để đối chiếu phân tích vào mô hình Nhận thức-hành vi và làm rõ ý cần chốt lại.

Nếu có thời gian, có thể tiếp nối cuộc thảo luận này bằng cách đặt câu hỏi: Bạn đang (10 phút) trong cơn tức giận, phải làm gì bây giờ (biện pháp khẩn cấp)? Đề nghị học viên chia sẻ kinh nghiệm họ làm gì trong tình huống đó rồi liệt kê lên bảng (xem phần Kiến thức đề xuất 2).

Kết luận (5 phút) Mô hình Nhận thức-hành vi B -> C chứ không phải A -> C. Có thể tập luyện để đề phòng tức giận... dựa trên phần Kiến thức đề xuất 2, phần 3.

Kiềm chế cơn tức giận của người lớn[sửa]

Bạn đang tức giận con hoặc học sinh của mình. Bạn nên làm gì? Hãy thử một số “biện pháp khẩn cấp” sau đây:

Khi cơn tức giận đã tạm lắng, hãy dùng thông điệp sau đây:

  • Khi con/em (la hét khi bố/mẹ đang nghỉ/đang nói chuyện; nói chuyện liên tục khi cô đang giảng bài...)
  • Bố, mẹ/thầy cô (cảm thấy rất khó chịu/ tức giận...)
  • Bởi vì (bố/mẹ không thể nghe được cô/chú ấy nói gì; cô không thể tiếp tục giảng bài được...)
  • Bố, mẹ/thầy cô muốn (con hãy nói nhẹ nhàng trong khi bố mẹ đang nói chuyện với người khác; em hãy trật tự khi cô đang giảng bài...)

Nên nhớ không có liều thuốc thần kỳ nào chữa được tức giận nhưng nếu muốn và cố gắng chúng ta có thể đề phòng và kiềm chế cơn tức giận. Nếu làm thường xuyên thì càng có hiệu quả. Người được hưởng lợi nhiều nhất là chính bạn và những người thân, đặc biệt là con em bạn!

Dạy trẻ cách đối phó với tức giận[sửa]

1. Học cách thư giãn[sửa]

Tức giận gây ra phản ứng rất mạnh về cơ thể ở hầu hết trẻ em. Cơ bắp căng, tim đập nhanh hơn và có thể sinh ra đau dạ dày. cần hướng dẫn trẻ cách nhận ra các phản ứng đó của cơ thể và học cách thư giãn. Vận động chân tay, làm một việc gì đó là cách rất tốt để ứng phó với tức giận vốn có hại cho cơ thể: nặn đất sét, vùng vẫy trong nước, chạy quanh bên ngoài nhà, nghe nhạc, vẽ tranh, thư giãn cơ bắp, thở sâu chầm chậm, hoặc ăn nhẹ thứ gì đó có lợi cho sức khoẻ...

2. Học cách trò chuyện[sửa]

Có thể dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau: tâm sự với bạn bè hay người nào đó quan tâm đến các em.

Khi cơn giận dữ bùng nổ, trẻ không thể nói cho bạn biết điều gì làm chúng cáu giận. Điều này có thể do khả năng suy nghĩ logíc và lý giải về các sự việc của trẻ chưa được tốt.

Dạy trẻ nhận biết các cơn giận dữ bằng cách nói như: “Mình cảm thấy.... khi.... bởi vì...”. Ví dụ: “Tớ thấy rất tức khi Hùng gọi tớ bằng cái tên ‘thằng thối vì nó làm tớ xấu hổ”. Mục đích là nhằm giúp trẻ nhận ra rằng đằng sau cơn giận dữ luôn ẩn dấu các cảm xúc nào đó. Trong ví dụ trên, cảm thấy xấu hổ và bị bẽ mặt đã làm tăng cảm giác giận dữ. Học cách nhận biết cảm xúc ẩn giấu đằng sau cơn giận dữ là bước quan trọng đầu tiên trong việc học cách làm thế nào để giải quyết cơn giận dữ. Bạn cũng có thể cho trẻ thấy trẻ có thể suy nghĩ khác đi về sự kiện xảy ra (mô hình nhận thức - hành vi trên đây).

3. Học cách giải quyết vấn đề[sửa]

Có thể dạy trẻ ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên phương pháp giải quyết vấn đề và xem đó như một công cụ “phòng ngừa” cơn tức giận. Người lớn có thể hướng dẫn trẻ một số bước giải quyết vấn đề như sau:

1) Ngừng ngay lại, đặc biết nếu hành động đó sẽ làm tổn thương người khác

2) Lắng nghe người khác một cách tích cực

3) Phát hiện vấn đề

4) Tìm nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề

5) Chọn một phương án tốt nhất đáp ứng yêu cầu của những người liên quan.

6) Thực hiện phương án.

7) Đánh giá xem giải pháp đó có hiệu quả không

Hầu hết những trẻ còn nhỏ sẽ cần người lớn giúp để hiểu rõ quá trình này. Việc này đòi hỏi phải có thời gian. Tuy nhiên, thuận lợi ở đây là sau khi thực hiện quá trình này, trẻ nhỏ sẽ trở nên khá thành thạo trong việc xác định vấn đề và tìm ra một số lựa chọn khác nhau để tự mình giải quyết vấn đề. Những trẻ có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau sẽ có nhiều khả năng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.

4. Học cách tạm lắng[sửa]

Khi gặp phải tình huống giận dữ, bạn nên đi ra chỗ khác cho đến khi bình tĩnh trở lại. Khuyến khích trẻ tự mình tách khỏi tình huống đó nếu thấy mình sắp mất tự chủ. Giúp trẻ tìm ra những địa điểm đặc biệt để “bình tĩnh lại”: Nơi trẻ có thể an toàn và tự kiểm soát mình tốt hơn.

Người lớn cũng có thể tạo ra môi trường thân thiện nhằm khuyến khích các hành vi ứng xử tốt. Căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp và các nề nếp, thói quen tốt tạo một bầu không khí yên bình. Các kế hoạch lộn xộn và môi trường ồn ào thường làm trẻ cảm thấy rối loạn và căng thẳng.

5. Sử dụng tính hài hước[sửa]

Sự hài hước là liều thuốc rất tốt cho cơn giận dữ. Bất cứ khi nào có điều kiện, bạn hãy giúp trẻ tìm ra sự hài hước trong tình huống căng thẳng. Phản ứng lại với cơn giận dữ đang bùng phát một cách bình tĩnh thường sẽ giúp hạ bớt cơn giận. Học cách cười hay đùa với chính những cơn giận của bạn sẽ giúp trẻ nhìn nhân sư viêc theo môt khía canh tích cưc.

Cha mẹ cũng tức giận!

Giải quyết cơn giận dữ của bạn một cách tích cực! Sau đó hãy giải thích rõ vì sao bạn tức giận. Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ thường nghĩ rằng chúng chính là nguyên nhân cơn giận của bạn. Một lời giải thích như “Bố/mẹ/thầy cô rất tức giận/bực mình vì...” sẽ giúp trẻ hiểu được nguyên nhân thật sự gây ra cơn giận của bạn.

Nếu người lớn gương mẫu trong hành vi kiềm chế tức giận của chính mình thì đó là tấm gương dạy trẻ kiềm chế tức giận rất tốt! 

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này