Tính cen‐ti‐mét khối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có bao giờ bạn từng phải lấp đầy hộp đựng cát, lỗ trụ trên mặt đất, hoặc bất kỳ một không gian ba chiều nào khác? Bạn cần phải biết “đo đạc theo khối”, hay còn gọi là đo thể tích. Để tính thể tích hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ, hoặc hình chóp theo cen‐ti‐mét khối, bạn có thể thực hiện theo những bước đơn giản sau.

Các bước[sửa]

Hình vuông hoặc hình chữ nhật[sửa]

  1. Đo chiều dài của vật thể. Đo theo đơn vị cm.
    • Ví dụ: 8 cm.
  2. Đo chiều rộng của vật thể. Bạn nên sử dụng đơn vị đo lường tương tự cho chiều rộng để duy trì tính nhất quán.
    • Ví dụ: 16 cm.
  3. Nhân chiều dài với chiều rộng. Bạn sẽ nhận được kết quả diện tính mặt đáy của vật thể.
    • Ví dụ: 8 cm x 16 cm = 128 cm².
  4. Đo chiều cao của vật thể. Viết con số ra giấy.
    • Ví dụ: 27 cm.
  5. Nhân diện tích mặt đáy với chiều cao. Bạn sẽ có được kết quả ba chiều, hay còn gọi là kết quả tính theo khối.
    • Ví dụ: 128 cm² x 27 cm = 3456 cm³.
  6. Chuyển đổi đơn vị khối nếu cần. Để chuyển đổi cm³ sang m³, bạn lấy kết quả chia cho 1000000.
    • Ví dụ: 3456 cm³ / 1000000 = 0,003456 m³.

Hình trụ[sửa]

  1. Đo chiều rộng của một mặt đáy tròn và chia đôi con số này. Một nửa chiều rộng của hình tròn còn được gọi là bán kính. Bạn có thể đo theo đơn vị cm.
    • Ví dụ: 20 cm / 2 = 10 cm.
  2. Nhân bán kính với chính nó. Nó cũng tương tự như bình phương bán kính.
    • Ví dụ: 10 cm x 10 cm = 100 cm².
  3. Nhân bình phương bán kính với số pi. Nếu máy tính của bạn không có nút pi (hoặc nếu bạn muốn sử dụng con số gần đúng), bạn có thể nhân nó với 3,14. Kết quả sẽ là diện tích một mặt đáy tròn của vật thể.
    • Ví dụ: 100 cm x 3.14 = 314 cm².
  4. Đo khoảng cách giữa hai đáy tròn của hình trụ. Tùy thuộc vào hình dáng của hình trụ, con số này có thể sẽ chính là chiều dài hoặc chiều cao của nó. Viết kết quả ra giấy.
    • Ví dụ: 11 cm.
  5. Nhân diện tích một mặt đáy tròn của hình trụ với khoảng cách này. Bạn sẽ có kết quả ba chiều, hay còn gọi là kết quả tính theo khối.
    • Ví dụ: 314 cm² x 11 cm = 3454 cm³.
  6. Chuyển đổi đơn vị khối nếu cần. Để chuyển đổi cm³ sang m³, bạn lấy kết quả chia cho 1000000.
    • Ví dụ: 3454 cm³ / 1000000 = 0,003454 m³.

Hình chóp tam giác[sửa]

  1. Đo “mặt đáy” của hình chóp. Đây là chiều dài một cạnh của mặt đáy tam giác. Bạn có thể đo theo đơn vị cm.
    • Ví dụ: 9 cm.
  2. Đo “chiều cao” của đáy hình chóp. Nó là khoảng cách giữa cạnh mà bạn vừa đo đạc và điểm trực tiếp đối diện với nó trên mặt đáy. Bạn nên sử dụng đơn vị đo lường tương tự cho chiều cao để duy trì tính nhất quán.
    • Ví dụ: 12 cm.
  3. Nhân “mặt đáy” với “chiều cao” và chia cho 2. Kết quả mà bạn nhận được sẽ là diện tích mặt đáy tam giác của hình chóp.
    • Ví dụ: 9 cm x 12 cm = 108 cm².
      • 108 cm² / 2 = 54 cm².
  4. Đo chiều cao của hình chóp. Bạn nên nhớ đo theo một đường thẳng từ đáy đến đỉnh hình chóp, không phải là đường chéo dọc theo một trong những cạnh dốc của nó. Viết ra con số.
    • Ví dụ: 32 cm.
  5. Nhân diện tích mặt đáy với chiều cao hình chóp. Bạn sẽ có được kết quả ba chiều, hay còn gọi là kết quả tính theo khối.
    • Ví dụ: 54 cm² x 32 cm = 1728 cm³.
  6. Chia con số này cho 3. Vì chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao sẽ cung cấp cho bạn thể tích hình khối, chứ không phải hình chóp, bạn cần phải điều chỉnh kết quả này để tìm thể tích của hình chóp. Để thực hiện, bạn nên chia nó cho 3. Phương pháp này được áp dụng cho mọi loại hình chóp.
    • Ví dụ: 1728 cm³ / 3 = 576 cm³.
  7. Chuyển đổi đơn vị khối nếu cần. Để chuyển đổi cm³ sang m³, bạn lấy kết quả chia cho 1000000.
    • Ví dụ: 576 cm³ / 1000000 = 0,000576 m³.

Hình chóp tứ diện[sửa]

  1. Đo chiều dài của mặt đáy hình chóp. Bạn có thể đo theo đơn vị cm.
    • Ví dụ: 8 cm.
  2. Đo chiều rộng của mặt đáy hình chóp. Bạn nên sử dụng đơn vị đo lường tương tự cho chiều rộng để duy trì tính nhất quán.
    • Ví dụ: 18 cm.
  3. Nhân chiều dài với chiều rộng. Bạn sẽ nhận được kết quả diện tích mặt đáy hình chóp.
    • Ví dụ: 8 cm x 18 cm = 144 c².
  4. Đo chiều cao của hình chóp. Bạn nên nhớ đo theo một đường thẳng từ đáy đến đỉnh hình chóp, không phải là đường chéo dọc theo một trong những cạnh dốc của nó. Viết con số này ra giấy.
    • Ví dụ: 18 cm.
  5. Lấy diện tích mặt đáy nhân cho chiều cao hình chóp. Bạn sẽ có được kết quả ba chiều, hay còn gọi là kết quả tính theo khối.
    • Ví dụ: 144 cm² x 18 cm = 2592 cm³.
  6. Chia con số này cho 3. Vì chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao sẽ cung cấp cho bạn thể tích hình khối, chứ không phải hình chóp, bạn cần phải điều chỉnh kết quả này để tìm thể tích của hình chóp. Để thực hiện, bạn nên chia nó cho 3. Phương pháp này được áp dụng cho mọi loại hình chóp.[[.
    • Ví dụ: 2592 cm³ / 3 = 864 cm³.
  7. Chuyển đổi đơn vị khối nếu cần. Để chuyển đổi cm³ sang m³, bạn lấy kết quả chia cho 1000000.
    • Ví dụ: 864 cm³ / 1000000 = 0,000864 m³.

Lời khuyên[sửa]

  • Cần để ý đơn vị đo các cạch có nhất quán hay không, nếu không, bạn cần phải đổi các số đo về cùng một đơn vị.
  • Ý tưởng cơ bản của việc tính toán không gian ba chiều là tìm diện tính của mặt đáy và nhân nó cho chiều cao để thêm vào chiều thứ ba. Tất nhiên, điều này sẽ khá phức tạp đối với mặt đáy có hình dạng không đều (ví dụ: hình tròn, hình tam giác) hoặc sở hữu các cạnh dốc (ví dụ: hình chóp, hình nón).
  • Khi chuyển đổi cm khối sang mét khối, bạn lấy số đo cm chia cho 1000000, khi đổi từ mét khối sang centimet khối, lấy số đo nhân với 1000000.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thiết bị đo đạc hoặc thước
  • Bút bi
  • Giấy
  • Máy tính

Liên kết đến đây