Thảo luận:Hệ thống cưỡng chế thời gian lái xe, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chào bạn Cao Xuân Hiếu, mình rất cảm ơn vì sự đóng góp ý kiến của bạn, mình xin chia sẻ và giải thích ý kiến của mình theo những thắc mắc của bạn như sau:

1. Với công nghệ hiện tại của nước Việt Nam mình và trình độ KHKT hiện nay thì hoàn toàn có thể tự làm một hệ thống như vậy ở trong nước, theo mình tìm hiểu thì cảm biến nhận diện mùi mồ hôi và hơi thở đã có (xem thêm http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/34931_May-tim-kiem-nan-nhan-trong-cac-vu-tham-hoa.aspx or http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Nissan-ung-dung-cong-nghe-ngan-tai-xe-say-xin/75162332/350/)còn Cảm biến vân tay thì chắc bạn cũng biết rất rõ về nó.

2. Giá thành được quyết định bởi số lượng, lúc đầu chi phí nghiên cứu sẽ cao nhưng khi thử nghiệm thành công và đưa vào ứng dụng thực tế đưa ra sản xuất hàng loạt thì giá cả sẽ giảm rất nhiều, mình cam đoan hệ thống này không thể phức tạo bằng điện thoại di động với nhiều tính năng được còn giá cả của DTDD như thế nào bạn cũng biết rồi.

Thiết bị chỉ đưa ra cảnh báo bằng tiếng kêu một thời gian rồi mới can thiệp nó giống như đồng hồ báo thức vậy, các tài xế sẽ nhận được sự cảnh báo đó để đưa ra quyết định tương tự khi họ gặp phải cảnh báo của cảnh sát Giao thông ra hiệu lệnh dừng xe vậy.

Tất nhiên mình, bạn và tất cả mọi người đều muốn các biện pháp như bạn đưa ra nhưng nếu bạn phân tích và tìm hiểu thử vế ý thức tham gia giao thông của Việt Nam mình hiện nay như thế nào, theo mình biết thì những vụ tai nạn hiện nay thường xuyên xảy ra thì có các nguyên nhân phổ biến sau đây: Tài xế ngủ gật, tài xế không có bằng lái hoặc chưa đủ độ tuổi để cấp bằng lái (lơ xe), Tài xế say xỉn..., nếu khi mà ý thức về đạo đức của người lái xe được thức tỉnh thì hệ thống cảnh báo của mình sẽ không bao giờ đưa ra một cảnh báo nào cả, nó chỉ cảnh báo với những tài xế không có ý thức mà thôi.

Hơn nữa về mục thứ 2 và 3 của bạn mình muốn nói thêm rằng nhà nước đã có rất nhiều biện pháp như cải thiệt hạ tầng giao thông, quy chế xử phạt tăng nhưng vẫn không giảm được tai nạn giao thông, mình là người ở Nghệ An vào TP.HCM để học ĐH, và mình đã đi rất nhiều lần trên những chuyến xe bão táp mấy năm học ĐH (xe khách 50 chỗ ngồi chở 150 người ) năm nào cũng như năm nào, tuy bây giờ đã hạn chế rất nhiều,nhưng cứ mỗi dịp tết đến thì tình trạng đó lại diễn ra, nếu bạn đi thử bạn sẽ biết.

Mình rất cảm ơn sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của bạn.

Trân trọng cảm ơn

Hoàng Phương Tùng

Hoangphuongtung, 14:30, 20/11/2011 (UTC)

Tôi ko đủ năng lực để đánh giá ý tưởng này ở những điểm sau:

  1. có khả năng thiết kế và chế tạo thiết bị này ở trình độ KHKT hiện nay
  2. giá thành sản xuất, lắp đặt và bảo trì thiết bị để bảo đảm các xe ô tô tham gia giao thông đều có thể sử dụng (ko phải chỉ là các xe siêu sang)
  3. sự can thiệp, cảnh báo và cưỡng chế của thiết bị làm giảm sự tập trung cần thiết của lái xe và tăng khả năng bị tai nạn

Do đó tôi thiên về các biện pháp 1) giáo dục đạo đức, thái độ và hành vi tham gia giao thông; 2) xiết chặt quản lý phương tiện giao thông; 3) tăng cường biển báo hướng dẫn GT và các chế tài xử phạt vi phạm

Cao Xuân Hiếu, 20:21, 19/11/2011 (UTC)