Tránh khỏi những người có hại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tâm trạng của bạn đang rất tốt. Bạn sẽ có một ngày thật tuyệt. Đột nhiên, người đó xuất hiện. Bạn luôn thấy người đó hơi hồi hộp một chút, hơi khó thích nghi, hay thậm chí hay nổi nóng. Những người như vậy không phá hỏng cuộc sống của bạn, điều đó chỉ xảy ra khi bạn để họ có ảnh hưởng tới mình.

Các bước[sửa]

Nhận ra những Người Có hại[sửa]

  1. Nhận ra sự tiêu cực trước khi điều đó tiến gần tới bạn. Tất cả chúng ta đều có những lúc buồn bã. Tuy nhiên, khi nói đến những người có hại, họ luôn cảm thấy chán nản, thất vọng. Nếu ai đó biểu hiện tiêu cực một cách rõ rệt nhiều hơn vài ngày một tuần thì có thể đó là một người có hại. Hãy tránh xa những biểu hiện tiêu cực sau:
    • Bồn chồn lo lắng
    • Tức giận buồn chán
    • Than phiền liên tục
    • Luôn bấu víu vào người khác
    • Hay chỉ trích, phê bình
    • Có thế giới quan tiêu cực, hay hoài nghi
  2. Hãy tin tưởng sự can đảm của bản thân, nếu ai đó khiến bạn buồn bã và không thoải mái, hãy tạo khoảng cách với họ. Khi bạn vào một cửa hàng để mua một túi đồ ăn vặt, bạn sẽ ngay lập tức biết được tâm trạng của người thu ngân. Bạn có thể nhìn thấy, cảm nhận điều đó khi giao tiếp với họ. Bạn có thể làm điều này với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Ngay cả khi bạn không thể nhìn ra được những điều ấy, bạn vẫn có thể cảm thấy khi nào một ai đó hoặc một vấn đề gì đó không đúng, và bạn biết cách để hạn chế tiếp xúc với một người đó. Hãy tin tưởng vào bản thân mình, vẫn còn rất nhiều người vui vẻ tích cực thực sự trong thế giới của bạn.
  3. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu của giọng nói. Hãy chú ý đến những âm thanh phát ra hơn là những lời mà người đó nói ra. Bạn có thể nghe thấy những âm thanh đó thông qua những chuyển động của họ. Họ nói đến bạn như thế nào? Họ có vẻ nghĩ gì khi họ nói chuyện?
    • Ngôn ngữ cơ thể tồi nhìn giống như một trẻ vị thành niên ủ rũ, buồn thảm với đôi vai hạ xuống, thiếu sự giao tiếp bằng mắt, điệu bộ cử chỉ không thân thiện.
    • Ngôn ngữ cơ thể tốt có thể lấy ví dụ như biểu hiện của George Washington ở Delaware: lưng thẳng, cằm nâng lên, ưỡn ngực, vai đưa về sau, v.v.
  4. Quan sát và lẳng nghe để nhận ra những người nóng tính. Giận dữ, la hét, và phê bình tiêu cực là dấu hiệu chính của một người có hại. Những người tức giận đôi khi cần nhiều sự giúp đỡ, nhưng không phải bằng cách trở thành nơi trút giận của họ. Ở gần một người như thế này sẽ khiến bạn cũng trở nên tức giận theo. Đừng cho phép bản thân cũng bị cuốn theo sự tiêu cực đó. Vì thế hãy bỏ qua và tìm ai đó thú vị hơn để nói chuyện.
    • Những người có thể kiểm soát cảm xúc của mình sẽ không thường xuyên cảm thấy phải la lớn lên.
    • Coi chừng những trường hợp cố kìm nén sự tức giận. Một số người sẽ không nói nhiều, nhưng sẽ sử dụng chút ít ngôn ngữ cơ thể hiếm hoi và trút hết bực bội ra bằng hành động. Những người này trở nên nóng nảy, giận dữ, mắng nhiếc vào những thời điểm chẳng ra làm sao, khi mà chẳng có lý do gì khiến họ trở nên nóng giận như vậy. May thay, việc đó chẳng khác nào trưng ra bảng hiệu cảnh báo "Mối nguy sinh học với con người".
    • Nếu bạn phải làm việc với những người nóng nảy, đừng bao giờ trở nên giận giữ như họ, bởi như vậy bạn chỉ làm họ nổi điên thêm mà thôi. Hãy lịch thiệp, chuyên nghiệp và làm việc nhanh chóng, và hãy rời đi ngay khi họ mất kiểm soát với sự nóng nảy của mình. Họ sẽ ghét bạn vì điều đó, nhưng sau đó, sớm hay muộn họ cũng sẽ tự nhận được bài học cho mình.
  5. Cẩn thận với những người có thế giới quan tiêu cực. Bạn có quen ai luôn tìm kiếm mặt xấu của mọi thứ? Sự đau khổ luôn thích được đồng cảm, vì vậy những người thuộc tuýp tính cách này thường muốn nhóm lại với nhau để chứng tỏ rằng bản thân họ là người bất hạnh nhất và họ sẽ cố gắng lôi kéo bạn vào.
    • Những người có thế giới quan rất tiêu cực thường hay cạnh tranh sự đau khổ của mình với người khác để mọi người thấy rằng nỗi bất hạnh của họ lớn hơn của những người khác. Những người này thường nhìn thấy những sai lầm của người khác là thất bại lớn, và phải đấu tranh để tha thứ.
    • Coi chừng những người liên tục hoặc thậm chí là hân hoan khi nói về những thất bại và nỗi buồn của mình. Bất cứ ai hay chỉ trích thất bại của người khác, hoặc có vẻ như hay giễu cợt, chế nhạo có thể mang tính cách tiêu cực đáng bị tránh xa này.
  6. Tránh những người không ngừng tìm kiếm sự chú ý. Người luôn bất an là người không thể tự tạo dựng được giá trị bản thân, và thường bám víu vào người khác để có được nó. Mặc dù không phải lúc nào họ cũng có thể tác động không tốt đến bạn, những diễn viên chuyên nghiệp này có thể trở nên khó chịu nếu họ không đạt được sự chú ý mà họ khao khát có được. Nếu bạn không mang đến cho họ điều đó, họ sẽ tự tìm lấy nó. Và hẳn là chẳng ai muốn vở kịch này xảy ra trong cuộc đời mình.
    • Hay khoe khoang kiểu "Không thể tin được là mình chỉ kiếm được 15 món giảm giá ngày hôm nay" và có những bài đăng ám ảnh có thể là một dấu hiệu của tính cách tiêu cực này.
    • Những kiểu người này thường muốn đứng trên người khác, hoặc luôn luôn đưa mình vào trung tâm của câu chuyện.
  7. Coi chừng những người ngồi lê đôi mách. Thay vì hỗ trợ những người khác, những người này luôn mang đến những tin đồn đầy tính đố kị. Trong một số trường hợp, những tin đồn có thể rất ly kỳ, làm cho bạn cảm thấy gần gũi với những người ngồi lê đôi mách đó, và vì thế rất khó khăn để tránh. Nếu bạn đã từng bị cuốn vào tin đồn thì bạn không phải người duy nhất đâu.
    • Những người ngồi lê đôi mách thường có thói quen so sánh bản thân với người khác, đây là một điều sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng và tưởng như mình là kẻ thất bại. Tuy nhiên, thay vì để tâm đến những gì người khác nói, hãy quan tâm đến việc của mình nhiều hơn.

Đối phó với Người có hại[sửa]

  1. Hãy tự hỏi bản thân một cách thành thực nhất xem mình có người bạn nào tiêu cực không. Những người trong cuộc sống của bạn có mang lại cho bạn những điều tốt đẹp? Hay bạn chỉ là một miếng bọt biển để họ trút những điều tiêu cực? Những người này chỉ khiến bạn thấy tồi tệ hay khiến bạn cảm thấy thật tuyệt vời khi rời khỏi họ? Thật khó để từ bỏ tình bạn sang một bên. Nhưng đừng để những người tồi nhất trong cuộc sống của bạn thể hiện như thể họ là người bạn tốt nhất.
  2. Đừng cố gắng điều khiển hay dọn dẹp bất cứ mớ hỗn độn có hại nào cả, bạn chỉ khiến tay mình lấm bẩn mà thôi. Những tính cách chỉ nên được cho là gây hại nếu họ ảnh hưởng không tốt đến bạn. Bạn có thể kết bạn với những người hay tức giận. Bạn có thể kết bạn với những người có hại. Điều đó không khiến bạn xấu đi. Chấp nhận con người thật của họ cùng với những gì họ làm, và không để cho họ ảnh hưởng đến bạn.
    • Không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè. Đó là điều hiển nhiên. Một vài người thực sự không có gì là vui vẻ hay thú vị với bạn đâu.
    • Cảm xúc tiêu cực có một thời gian giới hạn. Chúng sẽ không kéo dài, và sẽ sớm qua đi. Bạn không cần phải luôn mang theo sự tiêu cực bên mình.
  3. Cảm thông nhưng đừng cố gắng thay đổi họ. Hãy tự hỏi xem liệu có nguyên nhân nào khiến một người trở thành kẻ vô công rồi nghề. Họ đang trải qua điều gì chăng? Hay họ có một cuộc sống hoặc một công việc khó khăn? Hãy nhớ rằng bạn không thể thay đổi người khác ngoài bản thân bạn, do đó, đừng sa lầy vào những lời bào chữa, xin lỗi về trách nhiệm đối với họ hoặc cảm thấy thương hại cho họ. Bạn chỉ có thể thực sự giúp đỡ một người có hại khi bạn không chịu ảnh hưởng của họ.[1]
  4. Đẩy những người luôn hằn thù ra ngoài. Nếu bạn không thích những gì người khác nói, đừng chú ý đến nó nữa. Chỉ nghe những phần tích cực có tính xây dựng của câu chuyện, và bỏ qua khi người này bắt đầu nói những chuyện tiêu cực.
    • Đấu tranh với tiêu cực bằng sự tích cực, họ sẽ không biết được cái gì sẽ đánh trúng họ. Khi họ nói "ngôi trường thật đáng ghét và nơi này thật kinh khủng", hãy nhắc cho họ nhớ rằng "ít nhất vẫn có bữa trưa và giờ giải lao". Họ hẳn sẽ bỏ đi và tìm tới người có độ tiêu cực như họ.
    • Thay đổi chủ đề của cuộc hội thoại. Mỗi khi có người cố gắng để hướng các cuộc trò chuyện theo hướng tiêu cực, hãy đưa ra một cái gì đó khác ra để bàn luận. Nếu bạn bè của bạn muốn nói "Công việc thì dở ẹc và ông chủ của tôi là một kẻ ngớ ngẩn", bạn nên thay đổi nó. Nói, "Ừ. Ít nhất bóng đá cũng rất thú vị. Chủ nhật vừa rồi bạn xem trận nào?"[2]
    • Luôn dựa vào sự thật để đối phó với người nóng tính. Chỉ ra những gì cần phải được thực hiện để sửa chữa một vấn đề. Nếu họ trở nên giận dữ hơn, nên lặng lẽ rút lui dành cho họ không gian để bình tĩnh lại.
  5. Tránh những người có hại như tránh bùn bẩn vậy. Nếu bạn đang phải vật lộn để đối phó với những tiêu cực mà mọi người mang vào cuộc sống của bạn, đó có thể là thời gian để bắt đầu hạn chế những tác động đó một cách đáng kể. Bạn không thể thay đổi cách mọi người cư xử, nhưng bạn có thể ngăn chính mình tham gia vào những chuyện đó.
    • Nếu bạn thường chủ động bắt chuyện hay liên lạc, hãy dừng lại. Nếu họ ngừng liên hệ với bạn, chứng tỏ bạn may mắn!
    • Nếu ai đó hỏi bạn rằng có gì không ổn không, hãy nói thật với họ. Bạn có thể nói, "Tôi gặp khó khăn khi đối phó với những vấn đề tiêu cực của bạn. Bạn khiến cảm xúc của tôi trở nên tồi tệ hơn khi bạn _________. Tôi thích bạn, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần hạn chế gặp nhau".
  6. Chấm dứt hoàn toàn các mối quan hệ tiêu cực. Nếu một người nào đó thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và hạnh phúc của bạn bởi sự tiêu cực của họ,hãy chấm dứt mối quan hệ đó. Đừng gặp họ nữa nếu như họ không thể mang lại bất cứ điều gì tích cực tới cho bạn.
    • Đừng cố gắng sử dụng tối hậu thư nếu bạn đang nói về cá tính của một ai đó. Hãy thẳng thắn rằng "Chúng ta có thể đi chơi, nhưng chỉ khi bạn đừng tiêu cực nữa”, điều đó đồng nghĩa với việc nói với họ rằng bạn chỉ có thể đi chơi với họ nếu họ là một con người khác. Nếu không thể, hãy thành thực đối diện với nó.

Bảo vệ Bản thân khỏi Người có hại[sửa]

  1. Nghĩ về nhu cầu và mong muốn của riêng bạn. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Bạn muốn gì cho cuộc sống của mình? Bạn cần biết bản thân mình thích điều gì, không thích điều gì và phát triển một số ý tưởng về tương lai của bạn. Lắng nghe những gì người khác có thể nói, nhưng nhắc nhở bản thân rằng bạn mới là người quyết định cuối cùng. Bạn là vua trong vương quốc của riêng mình.
    • Viết kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bạn lên giấy. Dán nó vào một bức tường, nơi bạn có thể liên tục nhắc nhở bản thân và tiếp tục tập trung. Điều này cũng sẽ giúp bạn trong giai đoạn khó khăn và bạn sẽ cảm thấy có động lực để tiếp tục những thói quen tích cực.[3]
  2. Ra quyết định của riêng bạn. Rất nhiều người đã từng nói, "Cha mẹ tôi muốn tôi làm X, vì vậy tôi đã làm X", hay "vợ/chồng tôi muốn đi đến thành phố X, vì vậy chúng tôi đã đi đến thành phố X." Bạn muốn cuộc sống của mình được quyết định bởi người khác? Hãy tự mình quyết định và cho dù tốt hay không thì cũng hãy sống với quyết định mà mình đã đưa ra.
    • Đừng lấy người khác hay sở thích của họ ra làm cái cớ cho bạn. Nói rằng, "Tôi sẽ rất vui nếu X không như thế" chỉ là một cách nói khác của "Tôi không chịu trách nhiệm về cuộc sống riêng của tôi”, Thật sự là đôi khi bạn cần thỏa hiệp với những người gần gũi với bạn. Nhưng đừng để sự thỏa hiệp trở thành thói quen của bạn.
  3. Xây dựng một "nhóm hỗ trợ" gồm những người vui vẻ, có ích. Tại sao bạn phải chơi cùng những người mà bạn không thích? Hãy chơi với những người tích cực, vui vẻ, họ sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn cả về tâm trí và thể chất.[4]
    • Xem xét việc thực hiện một thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn nếu cần thiết, chuyển đến một đô thị lớn hơn với một công việc mới hoặc đổi việc nếu xung quanh bạn toàn những người có hại. Chấm dứt mối quan hệ đó và bắt đầu xây dựng một mối quan hệ mới với một người bạn cùng bạn tiến lên thay vì kéo bạn xuống.
  4. Hãy tích cực như bạn muốn. Sử dụng các ví dụ đầy cảm hứng từ những người tích cực hơn trong cuộc sống để dẫn lối cho bạn tránh xa những người có hại. Nở nụ cười, ngợi khen, nói cảm ơn, giao tiếp bằng ánh mắt, và đơn giản là làm những việc bạn cảm thấy những người bình thường, những người tốt sẽ làm. Trở thành người tử tế chẳng có gì khó, nhưng một vài người lại cần bạn đóng một vai chú chim Big Bird cho vai diễn Oscar The Grouch của họ.
  5. Hãy đề cao việc thư giãn nghỉ ngơi. Nếu bạn liên tục chiến đấu với sự tiêu cực của những người xung quanh, bạn cần phải thực hiện một cam kết nghiêm túc để giảm áp lực. Tìm cái gì đó giúp bạn bình tĩnh và tập trung để bạn có thể rút lui khi bạn cần và tiếp thêm sinh lực cho chính mình. Một số kỹ thuật phổ biến để giảm stress bao gồm:
    • Thiền
    • Tập Yoga
    • Leo núi hoặc đi dạo trong môi trường tự nhiên
    • Tập võ
    • Nghe nhạc, đọc sách hay xem phim.

Lời khuyên[sửa]

  • Mỗi ngày, hãy chọn ra một điều gì đó để tự hào và tự tạo động lực cho bản thân.
  • Dành càng ít thời gian với những người có hại càng tốt. Thậm chí chỉ cần năm phút một ngày, dù đó là năm phút kém tích cực và hiệu quả với bạn.
  • Đừng lo lắng nếu mọi người nghĩ về bạn như một người lập dị nếu bạn muốn tránh xa những người có hại đó. Bạn cần phải trở thành người quan trọng nhất trong cuộc sống của riêng bạn. Bạn biết những gì là tốt nhất cho bạn.
  • Sử dụng một khung ảnh nhỏ đáng yêu để viết một ghi chú đơn giản rằng “Hãy luôn biết ơn” và đặt nó ở một vị trí nổi bật mà bạn có thể thường xuyên đi qua và nhìn thấy.
  • Buộc bản thân phân tích các mối quan hệ cho đến khi nó trở thành một thói quen hàng ngày mà bạn không thể sống mà không có nó. Bạn sẽ khám phá ra rằng điều ấy sẽ mang những cuộc gặp tiêu cực ra khỏi suy nghĩ của bạn và thay vào đó là những ý nghĩ hài hòa hơn, hạnh phúc, và hiệu quả hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Cần quan tâm tới các nhu cầu xã hội cơ bản của bạn. Duy trì ranh giới thích hợp để sự tiêu cực của người này người kia không xâm nhập vào cuộc sống và hạnh phúc của bạn.
  • Đôi khi những người bị bệnh tâm thần hoặc những người đang bị tổn thương bởi chính những người có hại cũng sẽ cho thấy những biểu hiện này. Nếu họ đang ảnh hưởng đến bạn, không vấn đề gì hết, hãy tránh xa họ, bạn không đáng bị lợi dụng. Tuy nhiên, nếu họ chỉ là những người cần thuốc an thần hoặc thiếu thốn nhưng không phải tình cảm hoặc không có ý gây ảnh hưởng xấu tới bạn, hãy xem xét việc trở thành nguồn hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề cho họ, người này sẽ không gây hại gì cho bạn và hoàn toàn đáng yêu.
  • Ngay cả khi bạn quyết định là một nguồn hỗ trợ, hãy nhớ rằng bạn không phải chịu trách nhiệm cho việc sửa chữa chúng. Bạn chỉ muốn ở đó để giúp đỡ họ vượt qua thời gian khó khăn. Việc này tùy vào bạn, chỉ làm điều này nếu bạn có thể xử lý nó, nếu ranh giới giữa bạn và người này rõ ràng, và họ không thể gây ảnh hưởng xấu tới bạn.
  • Một số rối loạn nhân cách gặp ở người là tự yêu bản thân, chống đối xã hội, rối loạn nhân cách, và rối loạn tâm thần. Bốn bệnh lý đó rất khó điều trị, và bốn tính cách đó có khuynh hướng tiêu cực và thường gây ảnh hưởng xấu. Bạn không nên là nguồn hỗ trợ trong những tình huống này, đặc biệt là nếu người đó từ chối sự giúp đỡ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây