Vệ sinh da khi bị dị ứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Không gãi vết phát ban, mặc quần áo rộng. Vệ sinh da với nước mát và xà phòng, sau đó thoa lotion, thuốc mỡ hoặc kem Hydrocortisone. Cân nhắc việc áp dụng phép điều trị tự nhiên hoặc tắm bồn yến mạch. Luôn sử dụng nước mát và nhận biết khi nào nên đi khám bác sĩ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tránh tiếp xúc với vùng phát ban[sửa]

  1. Không gãi vùng phát ban. Hành động gãi chỉ khiến kích thích thêm cơn ngứa và kéo dài thời gian của phản ứng dị ứng, thậm chí khiến vùng phát ban lan rộng. Vì vậy, không nên chạm hoặc gãi vùng phát ban.[1]
    • Nếu không cưỡng được cơn ngứa, bạn nên đeo găng tay khi ở nhà. Hoặc nếu thấy bất tiện, bạn nên cắt ngắn móng tay. Nói chung, nên làm bất cứ thứ gì để giúp trì hoãn cảm giác thôi thúc muốn gãi ngứa.
  2. Chọn quần áo rộng. Mặc quần áo quá chật có thể chà xát lên vùng phát ban và gây kích ứng thêm. Nên mặc quần áo rộng hoặc nếu có thể, nên mặc quần áo không che phủ vùng phát ban, ví dụ như quần ngắn hoặc áo thun.
    • Độ ẩm và nhiệt đôi khi có thể gây kích ứng vùng phát ban nên bạn cần mặc quần áo nhẹ, làm từ chất liệu nhanh khô như cotton.
    • Nếu triệu chứng nghiêm trọng, việc mặc quần áo ướt có thể giúp ích. Ví dụ, bạn có thể tìm một chiếc áo cotton mềm như áo thun tay dài hoặc quần dài, đem ngâm vào nước lạnh, vắt bớt nước rồi mặc lên người. Mặc quần áo rộng bên ngoài đồ ướt.[2]
  3. Tránh tham gia các hoạt động gây kích ứng da. Trong thời kỳ phát ban, bạn nên tránh các hoạt động gây tiếp xúc da và toát mồ hôi không cần thiết.
    • Nên tránh hầu hết các môn thể thao tiếp xúc như đá bóng, bóng bầu dục và khúc côn cầu vì sẽ khó tránh khỏi việc đụng chạm và gây kích ứng thêm trên da.
    • Bạn vẫn có thể tham gia các môn thể dục như Aerobic, bơi lội và nâng tạ. Tuy nhiên, toát mồ hôi có thể kích ứng vùng da phát ban nên nếu tập thể dục, bạn nên chọn trang phục tập luyện nhanh khô và không tiếp xúc quá nhiều với vùng phát ban.

Thoa xà phòng và kem dưỡng da[sửa]

  1. Rửa sạch da ngay với nước mát và xà phòng. Nếu phát ban là do tiếp xúc bên ngoài với dị nguyên, bạn cần rửa sạch dị nguyên trên da để giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng.[3]
    • Tránh sử dụng xà phòng chứa sodium laurel sulfate vì hóa chất này thường kích thích phản ứng dị ứng.[4]
    • Nên lựa chọn sản phẩm rửa dịu nhẹ, không mùi hương như Dove, Aveeno, Cetaphil hoặc Shur-clens.
  2. Sử dụng lotion hoặc thuốc mỡ. Nhiều loại lotion và thuốc mỡ có bán ở dạng không kê đơn tại các hiệu thuốc. Những sản phẩm này giúp giảm triệu chứng ngứa hay bỏng rát một cách tức thời. Bạn có thể thử dùng:
    • Calamine Lotion (kem Calamine bôi ngoài da), thoa khi cần thiết hoặc theo hướng dẫn. Cẩn thận không để lotion trên da quá lâu để tránh kích ứng vùng phát ban.[5]
    • Kem Aloe Vera thoa 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi vùng da phát ban bắt đầu lành.[6]
  3. Thử dùng kem Hydrocortisone. Kem Hydrocortisone có bán ở hầu hết các hiệu thuốc ở dạng không kê đơn và có thể tạm thời giúp giảm phát ban trên da do dị nguyên.
    • Kem Hydrocortisone tác dụng nhẹ (0,5 hoặc 1%) thường được thoa 1-4 lần mỗi ngày cho đến khi da bắt đầu lành lại.
    • Kem Hydrocortisone có ở dạng thuốc mỡ, lotion, bọt, dạng lỏng, dạng gel, dạng xịt và khăn ướt. Bạn có thể chọn kem ở dạng nào mình thích và tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm[7]
      • Thuốc mỡ thường có tác dụng xoa dịu da kích ứng tốt hơn. Lotion có thể gây rát và tốt hơn nên dùng cho vùng phát ban rộng.
  4. Sử dụng phép điều trị tự nhiên. Trong một số trường hợp, lotion và kem không kê đơn có thể gây kích ứng da thêm. Nếu vậy, bạn nên thử điều trị bằng phương pháp tự nhiên.
    • Đất sét có thể giúp làm mát, từ đó giảm cảm giác ngứa. Bạn nên dùng đất sét nguyên chất, chưa qua xử lý. Trộn đất sét vào bát hoặc cốc nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc mịn. Sau đó, thoa lên vùng da ngứa hoặc kích ứng. Chờ đất sét khô rồi lột ra. Nếu khi lột và cảm thấy da bị kích ứng, bạn nên làm ướt đất sét rồi nhẹ nhàng dùng khăn mềm, ướt lau sạch.
    • Giấm táo có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn có thể giúp giảm ngứa. Dùng bông gòn hoặc khăn sạch chấm vài giọt giấm táo rồi thoa lên vùng da phát ban.
    • Bạc hà hoặc lá bạc hà có thể giúp làm mát tức thời, giảm kích ứng da. Bạn có thể nghiền nhuyễn lá bạc hà để thoa trực tiếp lên da.
    • Bạc hà hoặc lá bạc hà có thể giúp làm mát tức thời, giảm kích ứng da. Bạn có thể nghiền nhuyễn lá bạc hà để thoa trực tiếp lên da.[1]
  5. Tắm bồn yến mạch. Đặc tính kháng viêm của yến mạch giúp xoa dịu vùng da ngứa, kích ứng.[8] Tắm bồn yến mạch có thể giúp giảm hoặc xoa dịu triệu chứng phát ban. Mở vòi nước ấm hoặc nước lạnh đầy bồn tắm, sau đó cho nửa cốc bột yến mạch vào. Ngâm mình trong bồn tắm 15-20 phút.
    • Tốt nhất nên dùng keo yến mạch hay yến mạch được nghiền thành bột mịn. Bột yến mạch dễ tan và dễ lau sạch sau khi tắm. Nếu không có sẵn bột yến mạch, bạn có thể dùng máy xay để tự xay nhuyễn yến mạch thông thường thành bột. Hoặc bạn có thể cho yến mạch vào túi vải Muslin hoặc vải thưa rồi cho vào nước.[9]
    • Trong một số trường hợp, cho vài giọt tinh dầu ôliu nguyên chất vào nước tắm bồn cũng giúp ích vì tinh dầu có đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên. Nếu muốn dùng dầu ôliu, bạn nên cẩn thận khi di chuyển trong nhà tắm vì dầu rất trơn. [9]
  6. Dùng nước mát. Đôi khi, giải pháp đơn giản nhất sẽ là giải pháp tốt nhất. Bạn có thể nhúng khăn mềm vào nước mát rồi đắp lên vùng da phát ban 2-3 lần mỗi ngày, trong vòng 15-30 phút.[10] Nước mát có thể giúp giảm ngứa và giảm sưng.

Tìm kiếm trợ giúp y tế chuyên nghiệp[sửa]

  1. Cẩn trọng với phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu có phản ứng khác ngoài kích ứng da. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần sự can thiệp y tế bao gồm:
    • Phát ban lan thành mảng rộng trên người
    • Phát ban trở nặng thay vì thuyên giảm theo thời gian và khi điều trị tại nhà
    • Phát ban kéo dài hơn 1-2 tuần
    • Có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm dấu hiệu đỏ hoặc sưng đau nhiều hơn, chảy mủ
  2. Hỏi bác sĩ về kem Corticosteroid dạng thoa tại chỗ. Corticosteroid là nhóm thuốc giúp điều trị nhiều loại bệnh. Có nguồn gốc từ hormone corticoid tự nhiên trong tuyến thượng thận, corticosteroid có hiệu quả kháng viêm và trở thành sản phẩm tuyệt vời để chống lại phản ứng dị ứng. Kem Corticosteroid (thường được dùng điều trị phát ban trên da) là nhiều loại kem steroid thoa tại chỗ được thoa trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Nên hỏi bác sĩ xem nên dùng loại kem Corticosteroid nào cho phù hợp.[11]
    • Chỉ thoa kem lên vùng da bị phát ban, với tần suất và vị trí thoa đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bạn cần thoa kem 1-2 lần mỗi ngày. Thoa ít kem và nên hỏi bác sĩ về lượng kem nên sử dụng. Tác dụng phụ (hiếm gặp) thường xảy ra do dùng kem không đúng cách.
    • Nhiều người lo ngại về kem Corticosteroid do yếu tố steroid nhưng điều này là vô căn cứ. Steroid dạng thoa tại chỗ rất an toàn nếu dùng đúng cách, không dùng trong thời gian dài, tình trạng phụ thuộc vào kem như các loại steroid khác rất hiếm. [12]
  3. Thử dùng cortisone dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Trong một số ít trường hợp, nếu phát ban không thuyên giảm khi dùng kem Corticosteroid, bác sĩ có thể cho bạn dùng cortisone dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm để giảm phát ban. [13] Dùng thuốc Corticosteroid đường uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nếu được kê đơn.
    • Nếu bạn đang uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng làm loãng máu, bác sĩ có thể khuyến nghị tránh dùng thuốc/thực phẩm chức năng trước khi tiêm cortisone. [14]
    • Khi tiêm cortisone, có thể bạn sẽ cần thay áo của bệnh nhân, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện phát ban. Vùng quanh vết tiêm sẽ được lau sạch và kim tiêm sẽ được phun sát trùng. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực khi kim được đâm vào và thuốc được bơm ra.[15]
    • Một số trường hợp sẽ bị đỏ hoặc ấm ở ngực hoặc mặt sau khi tiêm. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn bảo vệ vùng da quanh vết tiêm trong 1-2 ngày, chườm đá viên khi cần thiết để giảm đau, và cẩn trọng với các triệu chứng nhiễm trùng như đau, đỏ và sưng.[15]
  4. Tiếp nhận xét nghiệm dị ứng. Nếu phản ứng dị ứng xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm dị ứng. Xét nghiệm giúp xác định yếu tố gây ra phản ứng dị ứng, giúp bạn dễ dàng tránh yếu tố này và tránh bị dị ứng về sau. Có 3 loại xét nghiệm dị ứng: xét nghiệm lẩy da, xét nghiệm áp da và xét nghiệm nội bì.
    • Xét nghiệm lẩy da là quy trình đặt một lượng nhỏ dị nguyên lên da, thường là ở cánh tay, lưng trên hoặc cổ. Da sẽ được lẩy để đưa dị nguyên xuống bề mặt da. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu của phản ứng. Kết quả thường xuất hiện sau 15-20 phút và có thể tiến hành xét nghiệm với nhiều dị nguyên cùng lúc.
    • Xét nghiệm áp da là quy trình áp nhiều loại dị nguyên lên một vùng da (thường là sau lưng). Sau đó, vùng da này sẽ được che lại bằng băng gạc. Phản ứng dị ứng sẽ được đánh giá trong vòng vài ngày sau khi áp da.[16]
    • Xét nghiệm nội bì là quy trình đưa một lượng nhỏ dị nguyên tiềm ẩn vào da. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu phản ứng. Xét nghiệm này thường được dùng để tìm ra dấu hiệu của dị nguyên nghiêm trọng như nọc ong hoặc penicillin. [17]

Tìm kiếm các giải pháp lâu dài[sửa]

  1. Xác định nguyên nhân gây phản ứng dị ứng. Xét nghiệm dị ứng giúp xác định dị nguyên nhưng xét nghiệm này có thể không cần thiết. Bạn nên xem lại những hoạt động trước khi có phản ứng dị ứng và quan sát xem có điều gì nổi bật không. Ví dụ, cây thường xuân hoặc sồi độc là tác nhân kích ứng phổ biến và nếu bạn đang đi cắm trại, leo núi thì chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Hoặc nếu bạn mới dùng một sản phẩm chăm sóc da, tóc, móng hoặc lotion, chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
    • Hỏi bác sĩ về danh sách các sản phẩm thường chứa các chất mà bạn nên tránh.
  2. Xác định vật dụng trong nhà có thể gây kích ứng da. Hầu hết chúng ta ai cũng bận rộn và khó có thể kiểm tra từng thành phần trong từng sản phẩm vệ sinh, sản phẩm chăm sóc cá nhân trong nhà. Bạn cần biết rằng nhiều hóa chất trong vật dụng gia đình có thể gây kích ứng da. Nên bắt đầu xem lại những vật dụng trong bếp và tủ nhà tắm, đặc biệt chú ý đến những sản phẩm thường gây phản ứng dị ứng. Nếu một sản phẩm rõ ràng là nhiều hóa chất, tốt nhất bạn nên bỏ đi và tìm sản phẩm tự nhiên hơn để thay thế. Nên cẩn trọng với:[18]:
    • Xà phòng, đặc biệt là xà phòng rửa chén
    • Xà phòng, đặc biệt là xà phòng rửa chén
    • Khăn giấy và nước giặt quần áo
    • Quần áo, đặc biệt là quần áo từ chất liệu vải thô như len
    • Latex (nhựa cao su)
    • Hương liệu như nước hoa và sản phẩm xịt da
    • Kem thoa mặt
    • Niken, có trong đồ trang sức, dây đồng hồ và khóa kéo
    • Kem chống nắng
  3. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm hoặc bảo vệ da. Tùy thuộc vào đặc thù công việc mà bạn có thể khó tránh khỏi hoặc khó xác định tất cả các chất kích ứng tiềm ẩn. Do đó, để tránh phản ứng dị ứng, bạn nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm da và bảo vệ da.
    • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm như lotion tự nhiên có chứa thành phần như glycerin, hyaluronic acid và propylene glycol. Những thành phần này giúp kéo dài hiệu quả dưỡng ẩm. Sản phẩm dưỡng ẩm tốt cho thể giúp da khỏe mạnh để chống lại phản ứng dị ứng.[19]
    • Sáp dưỡng ẩm Petroleum Jelly (có bán trong hầu hết các siêu thị) có thể giúp tạo lớp bảo vệ cho da, giảm tiếp xúc giữa da với yếu tố kích ứng. Ngoài ra, bạn nên thoa sáp dưỡng ẩm lên vùng da khô, nứt nẻ vào buổi tối để giúp da lành lại. Bất kỳ vết thương hở nào cũng có thể làm tăng nguy cơ da bị ảnh hưởng bởi dị nguyên.
    • Đeo găng tay cao su dày khi làm việc với hóa chất hoặc chất tẩy rửa có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với da, từ đó giảm phản ứng dị ứng. Ở nhà, bạn nên mua một đôi găng tay cao su để dùng và mua cả dép cao su để mang khi vệ sinh nhà bếp, nhà tắm.
    • Nếu đã tiếp xúc với dị nguyên (đã xác định được hoặc nghi ngờ), bạn cần hành động nhanh chóng. Đưa dị nguyên ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Rửa sạch vùng da tiếp xúc với dị nguyên bằng xà phòng và nước ấm.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu dễ bị dị ứng, tốt nhất bạn nên luôn mang theo bên mình các sản phẩm dưỡng ẩm, kem Aloe Vera và Calamine Lotion. Xử lý phản ứng dị ứng càng nhanh càng tốt.
  • Rửa sạch da là bước quan trọng nhưng các loại xà phòng nhiều hóa chất có thể khiến dị ứng trở nặng. Bạn nên chọn xà phòng tự nhiên, ít thành phần nguyên liệu vì chúng ít gây hại cho da.
  • Nhiều loại nguyên liệu thảo mộc như mỡ trăn hứa hẹn sẽ giúp giảm dị ứng trên da nhưng thực chất không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận và cũng không có tác dụng. Tốt nhất bạn nên dùng những nguyên liệu đã được thử nghiệm và chứng minh công dụng như thuốc mỡ và lotion.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhiều phản ứng dị ứng trên da không nghiêm trọng và tự lành lại theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, mờ mắt, ho hoặc thở khò khè, khó thở, sưng môi, lưỡi, tay chân, hoặc phát ban. Đó có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được xử lý nhanh chóng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://gerson.org/gerpress/8-natural-remedies-for-itchy-and-irritated-skin/
  2. http://www.webmd.com/allergies/treating-your-skin-allergies-at-home
  3. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/contact-dermatitis?page=2
  4. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/allergies/skin-allergy.aspx
  5. http://www.patient.info/health/acute-urticaria-hives
  6. https://nccih.nih.gov/health/aloevera
  7. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682793.html
  8. http://www.goodhousekeeping.com/beauty/anti-aging/tips/a22104/homemade-remedies-to-soothe-sunburn/
  9. 9,0 9,1 http://naturesnurtureblog.com/soothing-bath-for-eczema-and-itchy-skin/
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032048
  11. http://www.mayoclinic.org/steroids/art-20045692
  12. http://www.netdoctor.co.uk/skin_hair/eczema_corticosteroids_003762.htm
  13. http://www.medicinenet.com/cortisone_injection/page2.htm
  14. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/how-you-prepare/prc-20014455
  15. 15,0 15,1 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/what-you-can-expect/prc-20014455
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/basics/tests-diagnosis/con-20032048
  17. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003519.htm
  18. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/features/dirty-dozen
  19. http://www.grandparents.com/health-and-wellbeing/beauty-and-style/how-to-moisturize-face
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này