Viết một bài văn phân tích

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những lần đầu khi viết bài văn phân tích (analytical essay), bạn sẽ rất dễ nản lòng. Nhưng đừng lo! Hãy hít thở sâu lấy lại bình tĩnh, uống một tách cà phê hay thứ gì đó để tỉnh táo rồi sau đó làm theo các bước sau.

Các bước[sửa]

Trước khi Viết[sửa]

  1. Nắm rõ yêu cầu một bài tiểu luận phân tích. Một bài phân tích đòi hỏi bạn phải tranh luận, hoặc khẳng định về những gì bạn đang phân tích. Thường thì bạn phải phân tích về một tác phẩm văn học hay một bộ phim, ngoài ra cũng có thể bạn sẽ được yêu cầu phân tích về một vấn đề hay một ý tưởng. Để làm việc này, bạn hãy chia chủ đề ra làm nhiều phần và cung cấp luận chứng, hoặc một câu văn/một đoạn phim hoặc dẫn chứng của riêng bạn để hỗ trợ cho việc khẳng định.[1]
    • Ví dụ “Bộ phim Ngôi nhà ma của "Stanley Kubrick sử dụng mô-típ lặp đi lặp lại về văn hóa người Mỹ bản địa và nghệ thuật của họ để bình luận về lịch sử chiếm đóng của nước Mỹ” là một dạng tiểu luận phân tích. Nó đi sâu vào từng con chữ và tạo ra một cuộc tranh luận dưới dạng phản biện.
  2. Nghĩ xem nên viết những gì. Nếu đây là một bài tập làm văn, giáo viên sẽ đưa ra sẵn các đề tài để viết. Hãy đọc hướng dẫn thật kỹ xem đề bài yêu cầu bạn làm gì? Tuy nhiên cũng có đôi lúc bạn cần phải nghiền ngẫm đề tài của mình để có thể hiểu được.
    • Nếu bạn đang viết một bài phân tích về một tác phẩm hư cấu, bạn có thể tập trung vào việc tranh luận về các sự kiện xoay quanh một đặc điểm cụ thể hoăc nhóm các đặc điểm cụ thể của nhân vật. Hoặc là, bạn có thể tranh luận tại sao câu nói hoặc hành động đó lại là trung tâm của tác phẩm. Chẳng hạn như: Khám phá những nhận thức từ sự phục hận được nêu trong bài thơ “Beowulf”.
    • Nếu viết về sự kiện lịch sử, hãy tập trung vào các yếu tố thúc đẩy sự kiện xảy ra.
    • Nếu viết về nghiên cứu khoa học, hãy làm theo các bước trong phương pháp khoa học để phân tích kết quả.
  3. Vận dụng trí óc. Có thể bạn sẽ không biết ngay lập tức luận điểm chính của mình là đâu trong đề tài mình chọn. Nhưng không hề gì! Suy nghĩ một lúc là bạn sẽ khám phá ra những gì mình cần. Cố gắng suy nghĩ đến càng nhiều khía cạnh càng tốt.[2]
    • Tìm những hình ảnh, lối ẩn dụ, cụm từ hay ý kiến lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Những thứ như vậy thường khá quan trọng. Nghĩ xem liệu bạn có thể giải đáp vì sao chúng lại đóng vai trò cốt yếu vậy không? Chúng có lặp lại một cách cố tình không, hay tất cả chỉ là ngẫu nhiên?
    • Cách hành văn trong tác phẩm ra sao? Nếu bạn đang định viết một bài phân tích hùng biện, ví dụ như phân tích cách tác giả lồng ghép các luận lý tình cảm để hổ trợ cho lập luận của bản thân và bạn hãy thử nhận xét xem liệu những lập luận của tác giả có hiệu quả hay không. Nếu viết bài phân tích sáng tạo, hãy cân nhắc các yếu tố hình ảnh, cảnh phim… Nếu phân tích nghiên cứu, bạn có thể sẽ nghiền ngầm các phương pháp rồi phân tích xem liệu thí nghiệm có phù hợp không.
    • Sơ đồ tư duy thật sự rất hữu ích đối với một số người. Khởi đầu với chủ đề trung tâm, sau đó phân nhánh ra các ý nhỏ hơn, nối các ý với nhau để biết chúng liên quan đến nhau như thế nào. [3]
    • Tu duy tốt nhiều khi sẽ khiến cho ý tưởng trở nên lộn xộn. Nhưng như vậy lại là một khởi đầu không thể tốt hơn! Đừng vội loại bỏ nhưng thứ mình nghĩ ra. Trong khi tìm hiểu đề tài, hãy viết ra bất cứ thứ gì bạn nghĩ ra được.
  4. Khám phá luận điểm. Luận điểm có thể là một hoặc hai câu tóm tắt về các ý mà bạn sẽ phát triển trong bài. Nó cho người đọc biết được bạn đang viết về cái gì..
    Không nên: viết một luận điểm mơ hồ hoặc quá rõ ràng như "Báo thù là chủ đề trọng tâm trong Beowulf."
    Nên: chọn một luận điểm cụ thể như "Các cuộc báo thù trong Beowulf cho thấy sự trừng phạt là một yếu tố cần thiết vào thời Anglo-Saxon. Hơn nữa, bài thơ vẽ ra một bức tranh nói lên sự chính trực của con rồng trong việc phục hận còn nổi trội hơn cả mẹ của Grendel."
    • Đây là một luận điểm cần phân tích vì nó bao quát toàn bài thơ và bạn có thể đưa ra nhận định.
    • Luận điểm này “có thể tranh luận được”, nghĩa là đây không phải là một chân lý không thể chối cãi. Bài văn phân tích dùng nó để tạo ra tranh luận.
    • Hãy chắc chắn rằng luận điểm đủ “hẹp” để vừa với phạm vi một bài tập học thuật. Đề tài “Sự phục hận trong tác phẩm Beowulf” bao quát đến mức có để lấy làm luận án tiến sỹ chứ không hề hợp với học sinh. Tuy nhiên, tranh luận về sự phục hận của một nhân vật này hơn nhân vật kia trong tác phẩm thì có thể vừa với một bài văn trên lớp.[4]
    • Trừ khi được yêu cầu, còn nếu không thì bạn hãy tránh dùng các luận điểm “kiềng 3 chân” mà ta sẽ tìm hiểu sau. Những luận điểm như vậy sẽ khiến bạn phải chật vật vì phân tích quá nhiều và làm lập luận của bạn bị cứng nhắc. Cứ nói sơ về lập luận trong luận điểm là được.
  5. Tìm luận cứ. Tùy theo bài tập, bạn sẽ tham khảo những tài liệu khác nhau, có bài chỉ cần đọc sách giáo khoa là đủ (hoặc tài liệu liên quan đến đề tài), có bài bạn phải làm việc thêm với tài liệu bên ngoài như sách tham khảo hay báo học thuật. Bài tập sẽ cho bạn biết mình cần loại tài liệu gì. Luận cứ tốt sẽ làm lập luận của bạn thuyết phục hơn. Hãy ghi hết ra các luận cứ của bạn, nhớ trích nguồn, và nó giúp bạn chứng mình luận điểm của mình như thế nào. [5][6]
    • Ví dụ về luận cứ: Để chứng minh sự chính trực của con rồng trong việc phục hận còn nổi trội hơn cả mẹ của Grendel, nhìn vào đoạn thơ có sự kiện dẫn đến cuộc tấn công của từng quái thú, cách chúng tấn công cũng như kết quả của cuộc chiến.
      Không nên: bỏ qua hoặc chỉnh sửa luận cứ để phù hợp với luận điểm của bạn.
      Nên: chỉnh sửa luận điểm của bạn để mang nhiều sắc thái hơn khi bạn hiểu rõ hơn về chủ đề trong quá trình phân tích.
  6. Lập dàn ý. Dàn ý chính là bộ khung của bài tiểu luận, giúp cho việc viết lách dễ dàng hơn. Hãy chắc chắn rằng bài viết của mình dài bao nhiêu là đủ. Một vài giáo viên hài lòng với tiêu chuẩn “5 đoạn” (1 đoạn Mở bài, 3 đoạn Thân bài và 1 đoạn Kết bài) nhưng cũng có giáo viên yêu cầu dài hơn và chi tiết hơn. Hãy dựa theo đó để lập dàn ý.
    • Nếu bạn còn băn khoăn vì các luận cứ không ăn khớp với nhau thì đừng lo, lập ra một dàn ý sẽ giúp bạn nhận ra cách lập luận của mình nên như thế nào.
    • Bạn có thể lập thêm một dàn bài không chính thức, ở đó bạn nhóm các ý lại với nhau để sau này quyết định mình sẽ trình bày từ đâu.
    • Bài tiểu luận của bạn cần phải đủ độ dài cần thiết để có thể trình bày các ý kiến một cách thỏa đáng. Học sinh thường mắc sai lầm khi chọn đề tài quá rộng lớn trong khi lại chỉ triển khai 3 đoạn văn trong phần thân bài, điều này làm cho bài văn có cảm giác bị “nuốt ý”. Triển khái các ý của bạn càng chi tiết càng tốt.

Tiến hành Viết[sửa]

  1. Viết phần mở bài. Bạn hãy giới thiệu cho người đọc biết thông tin trọng tâm trong đề tài của mình. Đừng viết quá sơ sài nhưng cũng đừng nên đi quá sâu vào vấn đề. Cũng nên tránh việc gợi ý về những gì sẽ được bàn tới trong bài – chỉ nên làm vậy khi ta đưa ra lập luận mà thôi. Ngoài ra nếu bạn viết quá kịch tính thì cũng không tốt (nên hạn chế việc kết thúc mở bài bằng dấu hỏi hay chấm than). Nói chung, không nên dùng ngôi thứ nhất (tôi) hay ngôi thứ hai (bạn) trong bài viết. Nên đặt vấn đề ở câu cuối đoạn mở bài.
    • Mở bài mẫu: Trong nền văn hóa Anglo-Saxon, báo thù là một việc hợp pháp và đại diện cho công lý. Có nhiều cuộc phục hận trong tác phẩm “Beowulf” cho thấy rằng sự trừng phạt chính là cái nôi của nền văn hóa này. Tuy vậy, nguyên do của các cuộc báo thù là không giống nhau. Bài thơ vẽ ra một bức tranh nói lên sự chính trực của con rồng trong việc phục hận còn nổi trội hơn cả mẹ của Grendel.
    • Phần mở đầu cho người đọc thông tin cần biết để có thể hiểu được lập luận của bạn trong bài, và sau đó nêu lên lập luận riêng về tính phức tạp của đề tài chung (phục hận) trong bài thơ. Kiểu lý luận này rất thú vị vì nó gợi mở cho người đọc rằng họ nên đọc bài viết của bạn thật kỹ và không nên chỉ lướt qua bề ngoài.
      Không nên: mở đầu đoạn văn bằng các từ kiểu “điền vào chỗ trống” một cách sách vở như "Trong xã hội hiện đại" hay "Theo thời gian"…
      Nên: vắn tắt đề cập đến tiêu đề, tác giả, ngày xuất bản của trích dẫn bạn đang phân tích.
  2. Viết phần thân bài. Mỗi đoạn văn trong thân bài nên có: 1) Câu chủ đề, 2) Luận điểm và 3) Luận cứ hỗ trợ cho việc phân tích và luận điểm đưa ra. Câu chủ đề phải nêu được đoạn văn nói về cái gì. Luận cứ phải bổ trợ được cho lập luận. Nhớ là mỗi câu bạn trình bày sẽ đóng vai trò quyết định của vấn đề chung toàn bài.[7]
    • Ví dụ về câu chủ đề : Chìa khóa để phân biệt 2 cuộc tấn công là quan điểm về việc trừng phạt quá mức.
    • Vị dụ về phân tích: Mẹ của Grendel không chỉ muốn trả thù đơn thuần “nợ máu trả bằng máu” mà bà ta còn muốn vương quốc của vua Hrothgar chìm vào biển lửa.
    • Ví dụ về luận cứ: Thay vì chỉ giết Aeschere, bà ta giả vờ đóng kịch, “Nhanh tay [thộp cổ] gã quý tộc” và “trong khi hắn còn đang sợ hãi tột cùng”, bà kéo hắn đi về phía đầm lầy (trang 1294). Mục đích là để dụ Beowulf ra khỏi vùng Heorot để có thể giết chết cả hai.
    • Để khỏi quên, bạn hãy thuộc lòng công thức “ĐCC”: Đặt vấn đề - Chứng cứ - Chứng minh. Bất cứ khi nào bạn nêu ra một vấn đề, hãy bổ sung ngay các luận cứ và giải thích vì sao luận cứ đó chứng mình được điều bạn nói là hợp lý.
  3. Nên biết khi nào nên trích dẫn và khi nào nên chú thích. Trích dẫn nghĩ là bạn đưa nguyên văn các câu, các chữ trong tác phẩm vào bài văn và đặt trong dấu ngoặt kép. Trích dẫn rất hiệu quả khi bạn muốn dùng các từ ngữ chính xác hay nêu ra cái gì đó có trong tác phẩm đề hỗ trợ cho việc khẳng định vấn đề. Hãy đảm bảo rằng bạn dùng đúng kiểu cách trích dẫn, vì có nhiều kiểu trích dẫn khác nhau. Mặt khác, chú thích là khi bạn muốn tóm tắt trong bài viết. Chú thích bao quát rất nhiều thông tin trong một câu ngắn, rất hiệu quả nếu bạn cần trích dẫn một đoạn quá dài.[7]
    Không nên: bao gồm trích dẫn cảu nhiều hơn hai đoạn trong một đoạn văn của bạn, đây là quy tắc số một.
    Nên: hỗ trợ tất cả các luận cứ phức tạp hoặc gây tranh cãi bằng trích dẫn hoặc chú thích.
    • Ví dụ về trích dẫn: Thay vì chỉ giết Aeschere, bà ta giả vờ đóng kịch, “Nhanh tay [thộp cổ] gã quý tộc” và “trong khi hắn còn đang sợ hãi tột cùng”, bà kéo hắn đi về phía đầm lầy (trang 1294). Mục đích là để dụ Beowulf ra khỏi vùng Heorot để có thể giết chết cả hai
    • Ví dụ về chú thích: Ngưỡi nữ chiến binh Grendel thâm nhập vào Heorot, thộp cổ gã quý tộc và phi nhanh về phía đầm lầy (trang 1294).
  4. Viết kết luận. Phần kết bài là nơi bạn nhắc lại cho người đọc biết rằng mình đã chứng minh lập luận như thế nào. Một vài giáo viên còn yêu cầu phần lập luận phải liên kết rộng ra bên ngoài thế giới, nghĩa là phải “tạo ra tác động với xung quanh”. Có thể hiểu điều này đơn giản là khẳng định lập luận của bạn ảnh hưởng đến suy nghĩ của người khác ra sao, hoặc làm thay đổi quan điểm của người đọc như thế nào.
    Không nên: giới thiệu một tranh luận hoàn toàn mới trong phần kết bài.
    Nên: mở rộng luận điểm của bạn bằng cách thảo luận về ý nghĩa của luận điểm hoặc đặt vào bối cảnh rộng lớn hơn.
    • Ví dụ về kết luận: Quan niệm “nợ máu trả bằng máu” đã hình thành rất sớm từ thời Trung cổ. Tuy vậy, thông qua việc so sánh các cuộc tấn công của mẹ Grendel và con rồng, nhận thức của xã hội Trung cổ về sự trả thù chính nghĩa và phi nghĩa đã được làm rõ. Con rồng hành động với lý do chính đáng, trong khi mẹ của Grendel thì lại có mưu đồ đen tối.
    • Ví dụ về kết luận “tác động tới bên ngoài”: Quan niệm “nợ máu trả bằng máu” đã hình thành rất sớm từ thời Trung cổ. Tuy vậy, thông qua việc so sánh các cuộc tấn công của mẹ Grendel và con rồng, nhận thức của xã hội Trung cổ về sự trả thù chính nghĩa và phi nghĩa đã được làm rõ. Con rồng hành động với lý do chính đáng, còn mẹ của Grendel thì lại có mưu đồ đen tối. Bức tranh này gợi lên cho ta ý nghĩ: Trong con mắt người Trung cổ đương thời, phụ nữ thâm độc hơn đàn ông.

Công đoạn Hoàn tất[sửa]

  1. Đọc lại để kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả. Hiển nhiên một bài viết có quá nhiều lỗi sẽ thấp điểm hơn cùng một bài đó nhưng đã được chỉnh sửa. Kiểm tra lỗi chính tả, tính mạch lạc và lỗi dấu câu.
    • Nếu làm trên máy, hãy đảm bảo bạn đã định dạng đúng. Ví dụ, sử dụng Font chuẩn cỡ chữ 12 (như Arial hay Times New Roman) và căn lề 2.5 cm.
  2. Đọc to bài viết. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện chỗ nào trong bài bị lủng củng, cũng là cách bạn kiểm trả xem còn lỗi chính tả nào còn bị bỏ sót không.
  3. Đảm bảo tất cả tên nhân vật, tựa đề phim… phải được đánh vần chính xác. Giáo viên thường sẽ trừ điểm bạn nếu tên riêng của một nhân vật nào đó bị ghi sai trong suốt cả bài văn. Tham khảo thêm trong tài liệu để biết những cái tên đó phải đánh vần như thế nào là đúng.
    • Nếu bạn viết về phim, hãy xem kỹ phần giới thiệu nhân vật. Ngoài ra tham khảo thêm vài nguồn khác để đảm bảo những cái tên được viết đúng.
  4. Đọc lại bài viết như thể là giáo viên dạy bạn. Khi đọc vào bài có dễ thấy quan điểm người viết không? Cấu trúc bài viết có dễ hiểu không? Bài viết có giải thích được chủ đề không? v.v...
  5. Nhờ người khác đọc bài của mình. Lắng nghe xem có ý nào cần bổ sung hay loại bớt đi không? Họ có hiểu bạn đang viết gì không?

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy đặt câu hỏi “Tôi đang muốn chứng mình cái gì?”. Câu trả lời chính là ý chính trong bài văn của bạn, nếu không phải thì bạn đã lạc đề, cần sửa chữa ngay.
  • Nếu bài văn bạn viết có tính trang trọng, tránh sử dụng những từ ngữ thô tục. Mặc dù vẫn biết từ ngữ càng gần gũi với đời sống thì bài văn càng thực tế, bạn sẽ không muốn bài văn của mình bị đánh giá thấp bởi những ngôn từ đó.
  • Tránh việc quá mơ hồ. Sự không rõ ràng sẽ dẫn đến việc hiểu sai, dẫn đến sự không mạch lạc và phân tích không thuyết phục. Sự mơ hồ còn làm cho lời lẽ tranh luận của bạn không đạt hiểu quả như mong muốn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây