Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.

Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.

Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.

Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùng với quy mô lớn ở miền Nam Việt Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và con người.

Hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ bị rải chất độc màu da cam nhiều lần. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khối của rừng) bị chết. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển. Ðến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.

Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Ðộng vật chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc. Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiện sống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng. Có thể nói rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác. Những nơi rừng mọc lại, bụi lau, tre, nứa là nơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột. Thiên địch của chuột là cầy, cáo còn lại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sức sinh sản của chuột. Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế. Tóm lại, chất diệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.

Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút.

Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này. Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn.

Nói tóm lại, hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam là to lón, lâu dài, phức tạp, chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa có cách nào khắc phục được hoàn toàn nhanh chóng.

Mục lục[sửa]

  1. Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm?
  2. Ô nhiễm môi trường là gì?
  3. Ô nhiễm nước là gì?
  4. Đánh giá tác động môi trường là gì?
  5. Đô thị hoá là gì?
  6. Đa dạng sinh học là gì?
  7. Độ cứng, độ dẫn điện của nước là gì?
  8. Độ pH là gì?
  9. Độ phì nhiêu của đất là gì?
  10. Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nào?
  11. Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?
  12. Đất ngập nước là gì?
  13. An ninh môi trường là gì?
  14. Băng là gì?
  15. Bảo tồn các quần xã sinh vật là gì?
  16. Bảo vệ môi trường là việc của ai?
  17. Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều về các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ bao giờ?
  18. Biển ô nhiễm như thế nào?
  19. Biến đổi khí hậu là gì?
  20. Biển đem lại cho ta những gì?
  21. Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào?
  22. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại nào?
  23. Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?
  24. Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?
  25. Các khu bảo tồn được phân loại như thế nào?
  26. Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?
  27. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm những nguyên tắc nào?
  28. Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia như thế nào?
  29. Các nước phát triển thu gom rác như thế nào?
  30. Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường?
  31. Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
  32. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ được quy định như thế nào?
  33. Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước gồm những gì?
  34. Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước của Việt Nam gồm những nội dung gì?
  35. Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào?
  36. Các yêu cầu của một thành phố sinh thái gồm những gì?
  37. Cách mạng Xanh là gì?
  38. Côn trùng có ích hay có hại?
  39. Công cụ quản lý môi trường gồm những gì?
  40. Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường?
  41. Công nghệ môi trường là gì?
  42. Công nghệ sạch là gì?
  43. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường là gì?
  44. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường là gì?
  45. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là gì?
  46. Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì?
  47. Có những vấn đề môi trường gì liên quan đến khai thác khoáng sản?
  48. Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không?
  49. Có thể thực hiện truyền thông môi trường qua các hình thức nào?
  50. Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?
  51. Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào?
  52. Chất thải độc hại là gì?
  53. Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
  54. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
  55. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trự thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
  56. Chu trình dinh dưỡng là gì?
  57. Chính sách môi trường là gì?
  58. Con người có gây ra sự tuyệt chủng của các loài trên trái đất không?
  59. Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
  60. Cota gây ô nhiễm là gì?
  61. DO, BOD, COD là gì?
  62. Du lịch bền vững là gì?
  63. Du lịch sinh thái là gì?
  64. Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
  65. Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?
  66. El-Nino là gì?
  67. Giáo dục môi trường là gì?
  68. Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ?
  69. Giải thưởng Global 500 là gì?
  70. Hiệu ứng nhà kính là gì?
  71. Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường?
  72. Hệ sinh thái là gì?
  73. Hoang mạc hoá là gì?
  74. ISO 14000 là gì?
  75. Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào?
  76. Khủng hoảng môi trường là gì?
  77. Khoa học môi trường là gì?
  78. Khoa học môi trường nghiên cứu những gì?
  79. Khí quyển có mấy lớp?
  80. Khí quyển trái đất hình thành như thế nào?
  81. Kinh tế môi trường là gì?
  82. Làng như thế nào được coi là Làng sinh thái?
  83. Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì, được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào?
  84. Máy thu hình có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?
  85. Môi trường có những chức năng cơ bản nào?
  86. Môi trường có phải là một thùng rác lớn không?
  87. Môi trường là gì?
  88. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?
  89. Mưa axit là gì?
  90. Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng?
  91. Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào?
  92. Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
  93. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam gồm những điểm gì?
  94. Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?
  95. Ngửi mùi thơm của các sản phẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ không?
  96. Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
  97. Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường*
  98. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người gồm những gì?
  99. Những loài thú mới nào được phát hiện ở Việt Nam?
  100. Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải quyết là những vấn đề nào?
  101. Nhãn sinh thái là gì?
  102. Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?
  103. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?
  104. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào?
  105. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?
  106. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào?
  107. Nước mưa có sạch không?
  108. Nước ngầm ô nhiễm như thế nào?
  109. Nước ngầm là gì?
  110. Nước trên trái đất có hình thái như thế nào?
  111. Nước uống thế nào là sạch?
  112. Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng?
  113. Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
  114. Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam?
  115. Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
  116. Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?
  117. Phí dịch vụ môi trường là gì?
  118. Quản lý môi trường là gì?
  119. Quan trắc môi trường là gì?
  120. Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
  121. Quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của tổ chức và cá nhân về Bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
  122. Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?
  123. Rác thải đô thị được thu gom như thế nào?
  124. Sản xuất sạch hơn là gì?
  125. Siêu đô thị là gì?
  126. Sinh học bảo tồn là gì?
  127. Sinh khối là gì?
  128. Sức ép môi trường là gì?
  129. Sự cố môi trường là gì?
  130. Sự di cư là gì?
  131. Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào?
  132. Sự phú dưỡng là gì?
  133. Sự tuyệt chủng là gì?
  134. Suy thoái môi trường là gì?
  135. Tài nguyên đất là gì?
  136. Tài nguyên khoáng sản là gì?
  137. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan là gì?
  138. Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào?
  139. Tài nguyên năng lượng là gì?
  140. Tài nguyên nước của Việt Nam có phong phú không?
  141. Tài nguyên rừng gồm những gì?
  142. Tai biến địa chất là gì?
  143. Tai biến môi trường là gì?
  144. Tầng Ozon là gì?
  145. Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào?
  146. Tội gây ô nhiễm không khí bị xử phạt như thế nào?
  147. Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị xử phạt như thế nào?
  148. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào?
  149. Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
  150. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào?
  151. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào?
  152. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào?
  153. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào?
  154. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào?
  155. Thành phần khí quyển gồm những gì?
  156. Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?
  157. Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?
  158. Thế nào là cân bằng sinh thái?
  159. Thế nào là kiểm toán môi trường?
  160. Thế nào là sự phát triển bền vững?
  161. Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
  162. Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?
  163. Tiêu chuẩn môi trường là gì?
  164. Tủ lạnh có hại cho sức khoẻ con người không?
  165. Trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật?
  166. Trợ cấp môi trường là gì?
  167. Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
  168. Truyền thông môi trường là gì?
  169. Tị nạn môi trường là gì?
  170. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
  171. Vì sao biển sợ nóng?
  172. Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?
  173. Vì sao có Chiến dịch Làm sạch Thế giới?
  174. Vì sao có Ngày Môi trường Thế giới?
  175. Vì sao có Ngày Thế giới không hút thuốc lá?
  176. Vì sao cần khống chế tăng dân số?
  177. Vì sao cần sản xuất rau xanh vô hại?
  178. Vì sao cần xây dựng những khu bảo vệ tự nhiên?
  179. Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng?
  180. Vì sao DDT bị cấm sử dụng?
  181. Vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành?
  182. Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm?
  183. Vì sao không nên biến biển thành thùng rác?
  184. Vì sao mưa phùn một chút thì có lợi cho sức khoẻ?
  185. Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con?
  186. Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"?
  187. Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm?
  188. Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?
  189. Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loài người?
  190. Vì sao nước biển biến thành màu đỏ?
  191. Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng?
  192. Vì sao rừng bị tàn phá?
  193. Vì sao thường xuyên tiếp xúc với amiăng lại có hại?
  194. Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá?
  195. Vì sao trong tự nhiên có nhiều loài sinh vật mà vẫn phải quan tâm đến các loài sắp bị tuyệt chủng?
  196. Vì sao vấn đề lương thực trên thế giới lại đang trong tình trạng báo động?
  197. Việt Nam đã có những sự kiện về hoạt động bảo vệ môi trường nào?
  198. Việt Nam đang xem xét để tham gia các Công ước Quốc tế nào?
  199. Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia?
  200. Xanh hoá nhà trường là gì?

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.