Hóa học 9 - Chương 5 Bài 56, NXBGD

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

BÀI 56: ÔN TẬP CUỐI NĂM

PHẦN 1: HÓA VÔ CƠ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Mối quan hệ giữa các loại chát vô cơ

2. Phản ứng hóa học thể hiện mối quan hệ

III. BÀI TẬP

PHẦN II - HÓA HỮU CƠ


I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Công thức cấu tạo

2. Các phản ứng quan trọng

3. Các ứng dụng

Cuốn sách này còn đang triển khai.
Mời bạn tham gia viết thêm để sách được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài.
Hóa 9, NXBGD


{{MetaBox

id=0 color=Green bt1= CHƯƠNG 1: bt2= CHƯƠNG 2: bt3= CHƯƠNG 3: bt4= CHƯƠNG 4: bt5= CHƯƠNG 5: tab1=

Bài

01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14
tab2=

Bài

15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24
tab3=

Bài

25 - 26 - Hóa học 9 - Chương 2 Bài 27, NXBGD - 28 - [[29 - 30 - 31 - 32 - 33
tab4=

Bài

34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40 - 41 - 42 - 43
tab5=

Bài

44 - 45 - 46 - 47 - 48 - 49 - 50 - 51 - 52 - 53 - 54 - 55 - 56
sel=1

}}

II. BÀI TẬP

Bài 1: Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).

Lời giải:

Có thể nhận biết như sau:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là Na2CO3, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí CO2, người ta cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Bài 2: Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Lời giải:

Có thể viết dãy phản ứng sau:

FeCl3 (1)→ Fe(OH)3 (2)→ Fe2O3 (3)→ Fe (4)→FeCl2.

Các PTHH:

(1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.

(2) 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O.

(3) Fe2O3 + 3CO to→ 2Fe + 3CO2↑.

(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. Nguồn: [1]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.