Nam giới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Blue mars symbol.svg
Biểu tượng nam giới

Nam giới, ngược với nữ giới, là những người giới tính nam (giống đực), được xác định ngay từ khi mới sinh thông qua cấu tạo cơ thể có bộ phận sinh dục nam[cần dẫn nguồn].

Dưới góc độ sinh lý học, sự xác lập giới tính bào thai được xác lập ngay từ khi thụ thai, với tinh trùng của người đàn ông mang nhiễm sắc thể X hoặc Y kết hợp với trứng của người phụ nữ mang sắc thể X, để tạo ra bào thai có mang nhiễm sắc thể XX (giống cái) hoặc XY (giống đực). Vì thế: để sinh được con trai, vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào phía của người đàn ông (chứ không phải phụ thuộc vào phụ nữ - như trước kia chúng ta từng ngộ nhận).

Khác biệt mặt giải phẫu học và mặt sinh lý học[sửa]

Tập tin:Ảnh cơ thể nam.jpg
Cơ thể nam khác với nữ
Tập tin:David von Michelangelo.jpg
Bức tượng David của Michelangelo là hình ảnh tiểu biểu về vẻ đẹp của nam giới trong nghệ thuật phương Tây.

Ở đàn ông, có sự khác biệt về chiều dài, bề dày của dương vật, và kích cỡ cùng hình dạng của bìu dái. Bộ phận sinh dục nam dương vật là bộ phận bên ngoài chủ yếu của nam giới, nó có chức năng sinh sản khi đưa tinh trùng vào âm đạo của nữ. Nó cũng là bộ phận tiểu tiện của đàn ông, giống như bộ phận sinh dục của nữ, kích thước và hình dạng của dương vật cũng thay đổi tùy theo người. Ở người lớn, trong tình trạng mềm, hầu hết dương vật đo được khoảng 5,5 đến 9 cm và khi cương cứng thì trung bình là 7 đến 12 cm. Đường kính trung bình của dương vật là 2,5 cm và khi cương cứng là 3 cm.

Khác biệt mặt xã hội học[sửa]

Vị thế trong gia đình[sửa]

Trải qua nhiều chế độ khác nhau của lịch sử vị thế của nam giới trong gia đình cũng có sự thay đổi rất rõ rệt:

+ Trong xã hội nguyên thủy việc làm chủ yếu của con người lúc đó là săn bắt dành cho đàn ông và hái lượm dành cho đàn bà. Vì công việc săn bắn có lúc được lúc không còn việc hái lượm luôn mang lại nguồn thức ăn dồi dào nên nam giới trong thời kỳ này không hề có quyền lực trong gia đình, con cái lấy theo họ mẹ.

+ Khi việc sử dụng công cụ bằng kim khí đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ vì mang lại hiệu quả rất cao. Đàn ông phù hợp hơn với công việc này và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột, quyết định, con cái lấy theo họ cha và còn tồn tại cho tới ngày nay.

+ Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới làm được nhiều việc hơn so với nữ giới.

+ Trong chủ nghĩa xã hội hiện nay "bình đẳng giới" rất được coi trọng nam và nữ ngang nhau về mọi mặt, tuy nhiên về mặt tư duy, sửa chữa thiết bị, trí tuệ và sức khỏe thì nam giới vượt trội hơn hẳn so với nữ giới.

Bình đẳng nam nữ[sửa]

Trong lịch sử loài người, trải qua chế độ mẫu hệ, hầu hết các nền văn hóa đã theo chế độ phụ hệ, với sự đề cao các quyền lợi của nam giới. Theo đó nam giới luôn là những người lãnh đạo bộ lạc, dân tộc, quốc gia v.v. và mọi của cải đều truyền cho con trai với ý nghĩa "quyền huynh thế phụ"[1]. Quan niệm Nho giáo tại các nước phương Đông cũng nhấn mạnh thêm vai trò thống trị tuyệt đối của nam giới, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"[2].

Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới, tuy nhiên, vẫn thường thấy xu thế nam giới có lợi thế rõ rệt trong vai trò một nhà lãnh đạo.

Vai trò giới[sửa]

Tập tin:Five Presidents Oval Office.jpg
Các tổng thống của Hoa Kỳ gồm: George H. W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton, và Jimmy Carter. Dù không có đạo luật nào dành vị trí tổng thống cho nam giới nhưng tất cả các tổng thống của Hoa Kỳ đến nay đều là nam giới.

Lịch sử nhân loại đến ngày nay vẫn được đánh dấu bởi sự thống trị của nam giới trong chính trị, gia đình, khoa học... Nhiều tôn giáo trên thế giới thuyết giáo về sự thống trị của nam giới. Mặc dù không có một chứng minh khoa học cho rằng nam giới thông minh hơn phụ nữ nhưng tỉ lệ thiên tài trên thế giới bao gồm các nhà khoa học, nhà văn, chính trị gia, họa sĩ, nhà soạn nhạc..đều nghiêng vượt trội về phía nam giới.

Có nhiều vai trò chỉ dành riêng cho nam giới. Ví dụ như chức vị Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo Rôma chỉ dành riêng cho nam giới hay các vị trí tối cao là quốc vương của một quốc gia (vua trong trường hợp là nam) thời phong kiến trong các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến thường được ưu tiên cho nam giới.

Tiếng Việt[sửa]

Trong tiếng Việt có nhiều từ dùng để chỉ nam giới. Để gọi khái quát có thể có các từ "nam", "đàn ông"; gọi nam giới còn trẻ tuổi có thể là "con giai", "con trai", "giai" "nam thanh niên"; gọi người cao tuổi có thể dùng các từ "ông già", "cụ già", "lão già"; nói về nam giới với ý nghĩa hơi mỉa mai, tếu táo có thể gọi "đực rựa", "đực"; gọi trong tương quan với nữ giới và có chút ngữ nghĩa văn chương có thể gọi là "phái mạnh" hay "đấng mày râu".

Trong xưng hô ngôi thứ ba, nam giới được gọi bằng các từ "thằng", "thằng ấy", "đực rựa", "cậu", "ông", "bố", "chú", "bác" v.v.



Chú thích[sửa]

  1. "Quyền huynh thế phụ" là khái niệm để chỉ quyền hành của người anh trai điều hành gia đình, nuôi dạy các em nên người thay thế cho cha khi cha mất
  2. Ý rằng một trai cũng được coi là có nhưng 10 nữ vẫn chỉ là không.

Tham khảo[sửa]

  • "Cẩm nang về các vấn đề giới tính, mang thai, sức khỏe và hạnh phúc gia đình", tác giả Elizabeth Thompson Ortiz

Liên kết đến đây