Phương pháp công tác thí nghiệm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phương pháp công tác thí nghiệm là phương pháp thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra. Thông qua công tác này mà hình thành kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thí nghiệm.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các môn khoa học tự nhiên và môn kỹ thuật.

Phương pháp công tác thí nghiệm và công tác thực hành được sử dụng có hiệu quả hơn khi:

  • Những phương pháp đó không đơn thuần lặp lại một cách đơn điệu, mà phải ít nhiều cải biến, bổ sung những yếu tố sáng tạo. Chẳng hạn giao cho học sinh thực hiện những bài tập đòi hỏi so sánh số liệu thu được, những bài tập có tính chất vấn đề, bài tập có tính chất trò chơi.
  • Những hành động thực hành phải có đầy đủ cơ sở về mặt lý thuyết.
  • Việc củng cố bằng ôn tập tái hiện của các ohương pháp đó cần phải kết hợp với việc củng cố và so sánh có tính vấn đề.

Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn, vì thông qua đó sẽ giúp học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện những hành động trí tuệ- lao động, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc qua sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học.

Song với phương pháp này đòi hỏi phải có những phòng thí nghiệm, những cơ sở thực hành lao động được trang bị đầy đủ và đảm bảo an toàn trong khi tiến hành công tác thí nghiệm và công tác thực hành.

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây