Phương pháp kỷ luật tích cực/C6.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Củng cố tích cực và tiêu cực



Chán nản và thiếu động cơ hoạt động[sửa]

Có rất nhiều trẻ ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Trẻ tin rằng mình không thể "khá" lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục kết luận rằng "tất cả những đứa trẻ "hư" hay có hành vi không phù hợp đều là những đứa trẻ chán nản". Khi chán nản, trẻ không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa.

Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với trẻ em tuổi mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Một số thấy cha mẹ, thầy cô không đánh giá mình đúng mức. Trong trường hợp đó, trẻ sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các tiêu chuẩn do người lớn đề ra cho trẻ nữa. Trẻ mất dần hứng thú và cố gắng, trong khi cuộc sống là một quá trình cố gắng liên tục.

Củng cố tích cực[sửa]

Khi còn nhỏ, hầu hết trẻ em đều năng động, tích cực, yêu thương và thán phục thầy cô, người lớn. Tất cả chúng ta đều thấy con em mình thể hiện sự cố gắng. Vì thế dường như trẻ cũng nhận được nhiều nụ cười và sự quan tâm hơn từ mọi người xung quanh. Ví dụ khi trẻ được điểm cao, sẽ được người lớn và bạn bè công nhận, tán thưởng. Mọi người đối xử tích cực với trẻ, trẻ cũng dễ dàng đáp lại bằng sự tích cực, hợp tác. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm xúc tích cực khác bên trong trẻ. Khi trẻ có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành. Quá trình hình thành này diễn ra như vòng xoắn trôn ốc chứ không phải đơn thuần như một đường thẳng. Có khi một thói quen đã được hình thành nhưng nếu không được củng cố thường xuyên nó có thể thay đổi.

Củng cố tiêu cực[sửa]

Với những trẻ có một số hành vi tiêu cực thì sao? Hầu hết người lớn thường nhìn nhận trẻ đang có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế ("bôi đen"). Khi đó, các em có thể biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Trẻ cảm thấy chán đến trường, dần dần trẻ sợ đi học và không cố gắng nữa. Trẻ mất dần động cơ hoạt động. Khi những hành vi của người lớn ở nhà và ở trường tạo cho trẻ cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hãi, ngượng ngùng và bất an thì trẻ sẽ khó phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Trẻ đến lớp trong các hoàn cảnh khác nhau, một số chưa được chuẩn bị đầy đủ, kể cả về trình độ phát triển ngôn ngữ, cảm xúc hoặc hành vi. Nếu một học sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, trẻ sẽ càng cảm thấy không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, trẻ càng cảm thấy chán nản hơn. Động cơ của trẻ giảm dần, trẻ càng ngày càng ít cố gắng. Càng ít cố gắng trẻ lại càng dễ thất bại, ví dụ: bị điểm kém, bị phê bình ở lớp, bị mắng chửi ở nhà, bị đúp lớp, bỏ học,... Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn. Trong trường hợp này, vòng xoắn trôn ốc sẽ tiến triển theo chiều đi xuống.

Một số học sinh chán nản, dần chống đối việc học tập. Trẻ có thể cảm thấy bất lực và buồn bã. Một số khác cảm thấy tổn thương, sợ hãi, phẫn nộ, ngượng ngùng, giận dữ và đôi khi có hành vi bạo lực.

Những yếu tố sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở trẻ tiếp tục đi xuống:

  • Môi trường sống trong gia đình tiêu cực
  • Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt
  • Kỹ năng ngôn ngữ phát triển ở mức độ kém
  • Khi cần không được ai giúp đỡ
  • Những lời nhận xét không hay của bạn bè
  • Bị bạn bè gán tội hoặc tẩy chay
  • Dinh dưỡng không đầy đủ.

Đôi lúc, cha mẹ hay giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng và bất lực khi có những trẻ hư, gây rối ở trong lớp hay gia đình. Nếu người lớn trừng phạt trẻ thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho trẻ, làm trẻ lo âu và hạn chế tiến trình học tập và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt như đánh, mắng,... sẽ đẩy trẻ đi xa hơn, làm cho trẻ muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu trẻ có thay đổi thì có thể chỉ vì bị ép buộc nhiều hơn là muốn hay tự nguyện thay đổi. Muốn thay đổi hành vi của trẻ một cách hiệu quả, người lớn cần có sự hợp tác của trẻ. Trẻ cần cảm thấy được khích lệ để có tự tin và động cơ hoạt động.

Một trong những chuyên gia có uy tín về giáo dục là Dreikurs đã nhấn mạnh rằng khích lệ là một kỹ năng quan trọng nhất mà người lớn có thể dùng để giúp trẻ. Ông nhấn mạnh nhiều lần:

Hoạt động: Chán nản và mất động cơ[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Củng cố tiêu cực hay tích cực?[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Khích lệ hay chê bai?[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Xem thêm[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này